Điều kiện đối với người mangthai hộ

Một phần của tài liệu Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 64 - 78)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MANGTHAI HỘ

2.3. Điều kiện đối với người mangthai hộ

Cũng như người nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ cần phải đáp ứng tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật trước khi tiến hành mang thai giúp người khác. Vì pháp luật nước ta chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cho nên,

các điều kiện pháp luật đặt ra đối với chủ thể trong quan hệ mang thai hộ nói chung

và người mang thai hộnói riêng đều hướng đến mục đích nhân đạo, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ mang thai hộ. Các điều kiện đối với người mang thai hộđược quy

định tại khoản 3 Điều 95 Luật HNGĐ năm 2014, bao gồm:

(i) Điều kiện thứ nhất là về mối quan hệ giữa họ và người nhờ mang thai hộ.

Theo đó, người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Luật HNGĐ năm 2014 chưa đưa ra khái

niệm “người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ”, mà

chỉđưa ra khái niệm “người thân thích” tại khoản 19 Điều 3, cụ thể: Người thân thích

là người có quan hệhôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu trực hệvà người

có họ trong phạm vi ba đời. Trong đó quan hệnuôi dưỡng hiện nay chưa được hướng dẫn cụ thể, pháp luật mới chỉ điều chỉnh mối quan hệnuôi con nuôi, hơn nữa, Luật

HNGĐ năm 2014 chỉ quy định về quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa các thành viên

trong gia đình. Như vậy, nếu cha mẹ của người nhờ mang thai hộ chăm sóc, nuôi dưỡng một cá nhân (nhưng không thông qua thủ tục nhận con nuôi) thì có được xác

định là người thân thích và được mang thai hộ cho con của người chăm sóc, nuôi

nấng mình hay không? Nếu có sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mang thai hộ vì mục đích thương mại78. Do đó, tại khoản 7 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP đã giải đáp được khúc mắc về nội hàm của cụm từnêu trên, theo đó người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng người nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ. Quy định này nhằm đảm bảo mang thai hộ được thực hiện trên cơ sở lòng vị tha, hạn chế tình trạng thương mại hóa mang thai hộ. Bởi vì nếu giữa người mang thai hộvà người nhờ mang thai hộ có mối quan hệ

thân thích sẽđảm bảo tinh thần tương trợ, giúp đỡ không vụ lợi khi tham gia vào mối quan hệnày, đồng thời cũng đảm bảo tuân thủnghiêm túc các nghĩa vụ của mình và hạn chế những tranh chấp phát sinh vềsau. Hơn nữa, sở dĩ việc pháp luật ghi nhận chỉ những người thân thích cùng hàng với vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ mới được mang thai hộ nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của trẻ em, thể hiện qua:

(1) Trước hết, là đảm bảo việc xác định tôn ti, thứ bậc giữa đứa trẻ sinh ra và

người mang thai hộ không bị xáo trộn, phù hợp một cách tương đối với truyền thống

văn hóa của dân tộc. Bởi lẽ, người mang thai hộlà người trực tiếp mang nặng, đẻđau sinh ra đứa trẻ, cho nên dù trong hoàn cảnh nào, giữa họ cũng mặc nhiên hình thành

“một sợi dây liên kết vô hình” của tình mẫu tử. Nên nếu người mang thai hộlà người thân thích không cùng hàng, giả sử ở đây người mang thai hộ là mẹ của người vợ

hoặc người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh thì khi đứa trẻ sinh ra sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn thứ bậc giữa các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, nếu người

78 Vy Thảo, “Có nên nới các quy định về mang thai hộ”, https://dangcongsan.vn/phap-luat/co-nen-noi-cac-quy- dinh-ve-mang-thai-ho-549381.html, truy cập ngày 14/09/20121.

mang thai hộlà người thân thích cùng hàng thì việc đứa trẻ gọi người sinh ra mình là cô, dì, bác, mợ, thím hay mẹlà điều có thể dễđược chấp nhận hơn. Thực tế cho thấy, trong nhiều gia đình khi mối quan hệ của các thành viên rất thân thiết, một số phụ

huynh cho phép con mình xem hoặc gọi cô, dì, thím hoặc bác của đứa trẻ là mẹ. (2) Ở một khía cạnh khác, khi cha mẹđứa trẻ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì người mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻ nếu đứa trẻ chưa được giao cho vợ chồng người nhờ mang thai hộ79 hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột có quyền nhận nuôi nếu đứa trẻđã được giao cho vợ chồng người nhờ mang thai hộ80. Trong

trường hợp này, dẫn chiếu đến quy định người mang thai hộlà người thân thích cùng hàng của vợ hoặc chồng nhờ mang thai hộ thì bản thân người nhận nuôi con nuôi vừa

là người thân vừa là người hoài thai, sinh ra người được nhận nuôi cho nên mối liên kết tình cảm giữa hai người càng thêm chặt chẽ, từđó bảo vệ quyền lợi tốt nhất của trẻ em.

Vềquy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, thiết nghĩ cần bổ sung quy định điều chỉnh về việc nhận con nuôi trong trường hợp mang thai hộ theo

hướng cho phép bên mang thai hộ có quyền nhận nuôi đứa trẻtrong trường hợp cả

hai vợ chồng bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sựđể bảo vệ

tốt nhất quyền lợi của trẻ em bởi vì chiếu theo quy định này thì nếu người mang thai hộ là chị, em họ của cặp vợ chồng vô sinh thì họ sẽkhông được hưởng quyền ưu tiên

khi nhận đứa trẻ sinh ra từ mang thai hộ làm con nuôi, trong khi giữa họ và đứa trẻ

sinh ra từ mang thai hộ vốn đã có sơi dây gắn kết tình cảm mẹ - con trong quá trình mang thai. Còn khoản 2 Điều 99 Luật HNGĐ năm 2014 chỉ mới quy định về quyền nhận con nuôi của người mang thai hộở thời điểm chưa giao đứa trẻmà chưa đề cập

đến thời điểm sau khi đã giao đứa trẻ cho người nhờ mang thai hộ. Cuối cùng việc ghi nhận người mang thai hộlà người thân thích với người nhờ mang thai hộ sẽ góp phần hạn chế trường hợp người nhờ mang thai hộ từ chối nhận con bởi giữa họ có

79 Khoản 2 Điều 99 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

80 Khoản 1 Điều 5 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:

“Thứ tựưu tiên lựa chọn gia đình thay thế

1. Thứ tựưu tiên lựa chọn gia đình thay thếđược thực hiện theo quy định sau đây: a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; b) Công dân Việt Nam thường trú ởtrong nước;

c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; d) Công dân Việt Nam định cư ởnước ngoài;

mối liên kết tình cảm gia đình, từ đó đảm bảo quyền lợi của trẻ em sinh ra từ mang thai hộ.

Tuy vậy, quy định người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộđã làm cho quyền được làm cha, làm mẹ của các cặp vợ chồng vô sinh bị bó hẹp khi mà trong thực tế, nhiều cặp vợ chồng là con một trong

gia đình hoặc chỉ có anh, em trai bởi chính sách kế hoạch hóa gia đình, và thêm vào đó là quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn còn tồn tại trong xã hội. Mặt khác, người mang thai hộngoài điều kiện là người thân thích cùng hàng thì còn phải đáp ứng thêm nhiều điều kiện khác như đã từng sinh con, ở độ tuổi phù hợp nên nếu vợ chồng có chị, em gái nhưng chưa có con hoặc đang ở độ tuổi không phù hợp thì cũng không được tiến hành mang thai hộ. Trước những hạn chếnhư thế, có ý kiến cho rằng cần phải xem xét việc mang thai hộđược thực hiện bởi người thân thích không cùng hàng hoặc cả những người không thân thích nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật vềđiều kiện xác lập cũng như quyền, nghĩa vụ của các bên để hài

hòa được lợi ích chính đáng của các cặp vợ chồng vô sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội81.

Xét thấy, trong bối cảnh tỷ lệvô sinh ngày càng tăng và mang thai hộ là một nhu cầu tất yếu, nếu quy định của pháp luật về mang thai hộ quá khắt khe thì không những không thể hiện triệt đểtính nhân đạo mà còn có thểvô ý “tiếp tay” cho những

đường dây mang thai hộ trái phép ngày càng mở rộng và dẫn đến những hệ lụy cho xã hội. Từđó, làm cho mục đích kiểm soát việc mang thai hộ trong khuôn khổ hợp lý, giảm thiểu những tác động tiêu cực của nó mang lại của pháp luật khi quy định về

chếđịnh này không được đáp ứng. Chính vì vậy, quan điểm đề xuất mở rộng chủ thể được phép mang thai hộ là cần thiết và có cơ sở, nhưng việc mở rộng ở mức độ nào thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tốvăn hóa, xã hội, kinh tế, hệ thống hành pháp, quan

điểm của nhà lập pháp. Mặc dù, tinh thần vị tha, sẵn sàng mang thai và sinh con giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh không hẳn chỉ tồn tại trong các thành viên của gia đình,

mà còn có thể xuất phát từ những người bạn hay thậm chí là người xa lạ, đồng cảm

trước hoàn cảnh của người khác mà sẵn sàng giúp đỡ, nhưng nếu cho phép các đối

tượng này được phép mang thai hộ thì nguy cơ dẫn đến tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại là rất cao. Song, cũng không phải vì vậy mà giới hạn cánh cửa

81 Huỳnh ThịTrúc Giang (2015), “Vài suy nghĩ vềquy định mang thai hộ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 40, tr. 5.

hy vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, do đó, theo tác giảtrước hết chúng ta nên chỉ

mở rộng đối tượng được phép mang thai hộcho người họ hàng cùng hàng trong phạm vi bốn đời hoặc năm đời của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ với điều kiện là họ không

có người thân thích cùng hàng hoặc người thân thích cùng hàng không đủ điều kiện mang thai hộ; Còn đối với bạn bè hay người xa lạ thì cần được xem xét, cân nhắc nhiều hơn và tiến hành đánh giá tác động trước khi cho phép họ mang thai và sinh

con giúp cho người khác.

Ngoài ra, một bất cập khác được đưa ra đối với điều kiện này là về giấy tờ chứng minh mối quan hệ thân thích giữa người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ

trong hồsơ đăng ký thực hiện mang thai hộ. Cụ thể, tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định số10/2015/NĐ-CP quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ,

người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng

trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các giấy tờ này. Như vậy, các chủ thể có quyền tự do lựa chọn cách thức xác nhận mối quan hệ nhân thân với nhau thông qua xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tự mình cung cấp các giấy tờ có liên quan và phải chịu trách nhiệm

trước pháp luật về tính chính xác của giấy tờ cung cấp. Quy định này tiềm ẩn nguy

cơ bị lạm dụng để thực hiện các trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại với việc làm giả giấy tờ. Về chế tài xử lý trong trường hợp nêu trên, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tếkhông có quy định. Tuy nhiên, có thể áp dụng

quy định tại Điều 60 Nghị định số82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợtư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã với mức phạt từ5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại hoặc quy định tại Điều 187 Bộ luật Hình sựnăm 2015

về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại để xử lý nếu có dấu hiệu tội phạm.

Thẩm quyền tiến hành kiểm tra, quyết định có thực hiện mang thai hộ hay không thuộc về các cơ sở y tế được Nhà nước cho phép, do vậy các cơ sở này rất khó để

kiểm tra, rà soát lại các văn bản chứng minh do các bên cung cấp, từđó có thể dễđưa

ra những quyết định cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với những

Tình huống: Đầu tháng 3/2021, Phòng Cảnh sát Hình sự nhận được nguồn tin tại một bệnh viện có hai sản phụđều sinh con gái cách nhau một ngày. Điều kỳ lạở đây là phần thông tin vềngười cha của cháu bé trên giấy chứng sinh đều ghi tên của một người là Nguyễn Thanh Tuấn và có cùng một địa chỉ. Qua điều tra xác minh nhân thân, công an phát hiện người đàn ông này đã ly hôn vợ, có hai con. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an kết luận rằng hai người phụ nữnêu trên là người mang thai hộ cho Tuấn và bạn gái là Đặng Minh Trang. Lý do để họ tiến hành nhờ mang thai hộlà vì Trang đã có chồng, nhưng người chồng hiện tại không có ở Việt Nam. Cả hai muốn có một đứa con chung nhưng không muốn mối quan hệ“ngoài luồng” bị phát hiện nên quyết định nhờ mang thai hộ thông qua các bên môi giới là Thảo, Thư và Hòa (trong đó Hòa vốn là bác sĩ sản khoa, mở một phòng khám và làm cộng tác viên cho bệnh viện điều trị hiếm muộn). Để tiến hành hành vi của mình, đối tượng Thư đã

làm giả các giấy tờ cần thiết như: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng vô sinh của người “vợ”,… để tiến hành mang thai hộ và thông qua vòng kiểm duyệt của cơ sở y tế có thẩm quyền82. Trước tình trạng diễn biến phức tạp của mang thai hộ, và nó không chỉ diễn ra giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà xuất hiện nhiều đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia đã bị bịcơ quan chức năng

triệt phá hoặc đang điều tra, xử lý, chẳng hạn:

Tình huống 1: Ngày 09/01/2019 Công an Thành phố HồChí Minh đã khởi tố

và bắt tạm giam 05 đối tượng trong đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia. Các đối

tượng này đã tạo một trang Facebook mang tên “Hiến trứng và mang thai hộ” và đăng

bài tìm kiếm người mang thai hộ với giá 280.000.000 đồng. Sau khi tìm kiếm được

người phụ nữđồng ý mang thai hộ, các bên sẽ thỏa thuận giá cả và kiểm tra sức khỏe những người này. Nếu họđủđiều kiện về sức khỏe thì sẽđưa sang Campuchia để cấy

phôi, sau đó trở về Việt Nam để dưỡng thai và đến gần ngày sinh sẽđược đưa sang

Trung Quốc để sinh con83.

Tình huống 2: Ngày 31/03/2021 Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã xét xử

phúc thẩm vụán hình đối với bị cáo Trần Thị Tuyết G. phạm tội “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại”. Trong vụ án này, bị cáo Trần Thị Tuyết G. đã cùng với

82 Trường Vân – ANTĐ, “Một bác sĩ sản khoa nằm trong đường dây đẻ thuê xuyên Việt”, https://tienphong.vn/mot-bac-sy-san-khoa-nam-trong-duong-day-de-thue-xuyen-viet-post1330884.tpo, truy cập ngày 15/09/2021.

83“Mang thai hộ: Từ mục đích nhân đạo trở thành dịch vụ kiếm tiền”, https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/mang- thai-ho-tu-muc-dich-nhan-dao-tro-thanh-dich-vu-kiem-tien-20190109145255791.htm, truy cập ngày 12/10/2021.

Li Bao S (là người làm nghề tự do ở Trung Quốc) tìm phụ nữ Việt Nam đồng ý mang thai hộ cho những người đàn ông độc thân ở Trung Quốc. Việc cấy phôi được thực

Một phần của tài liệu Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 64 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)