Pháp luật các quốc gia công nhận mangthai hộ vì mục đích thương mại

Một phần của tài liệu Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 48)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN MANGTHAI HỘ

1.4. Quy định của một số quốc gia trên thế giới về mangthai hộ

1.4.2. Pháp luật các quốc gia công nhận mangthai hộ vì mục đích thương mại

mi

Pháp lut Hoa K

Cũng giống như Úc, ở Hoa Kỳ không có pháp luật áp dụng chung cho các bang về mang thai hộ mà sẽ tuân thủ theo pháp luật của riêng từng bang. Trong số 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ, cách tiếp cận pháp lý đối với vấn đề mang thai hộ rất khác khau, từ quy định cấm hoàn toàn đến cho phép tất cả hình thức mang thai hộ (mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại). Thật vậy như Richard

F. Storrow nhận xét, Hoa Kỳlà “một mô hình thu nhỏ của thế giới, với sự tổng hợp toàn bộthái độ, cách nhìn nhận của toàn cầu về mang thai hộ”49. Các bang cho phép

thương mại hóa mang thai hộ có thể kểđến như: California, Florida, Maine,… California được cho là một trong những khu vực “thân thiện” nhất đối với chế định mang thai hộ cho cảngười dân bang California nói riêng và những người có dự định tiến hành mang thai hộ trên khắp thế giới nói chung. Sở dĩ như vậy là vì pháp luật California mà cụ thể là Luật Gia đình California cho phép mang thai hộ vì mục

đích thương mại, mức chi phí bồi thường cho việc mang thai hộ cũng không được quy định rõ mà dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Mặt khác, đối với người nhờ

mang thai hộvà người mang thai hộ thì pháp luật không đặt ra yêu cầu vềđối tượng,

độ tuổi, cư trú,…. cho nên đối tượng được phép nhờ mang thai hộở bang California bao gồm: Cặp vợ chồng, cặp đôi đồng giới, người độc thân là công dân Hoa Kỳ và cả người ngoại quốc. Tuy pháp luật không quy định điều kiện về chủ thể nhưng các

trung tâm môi giới, hỗ trợ mang thai hộ sẽxem xét và đưa ra một sốđiều kiện nhất

49 Alex Finkelstein (J.D. 17), Sarah Mac Dougall (J.D.16), Angela Kintominas (LL.M.16), Anya Olsen (J.D.17) (2016), Surrogacy Law and Policy in the U.S.: A National Conversation Informed by Global Lawmaking”,

định đối với người mang thai hộ nhằm đảm bảo họcó đủ sức khỏe để tham gia vào

quá trình mang thai, sinh con; đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng –người có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Thông thường các tiêu chí được đưa ra là độ tuổi từ21 đến 40 tuổi;

đã từng sinh con ít nhất 01 lần mà không có biến chứng; không sử dụng ma túy, thuốc lá, chỉ số thể trọng (hay còn gọi là BMI) trong khoảng từ 19 –33,…50. Tiểu bang này

cũng cho phép tiến hành các lệnh về huyết thống trước khi sinh nhằm xác lập và bảo vệ quyền lợi của người nhờ mang thai hộ, tránh tình trạng người mang thai hộ không

giao đứa trẻ, nhưng lệnh này không có hiệu lực cho đến thời điểm đứa trẻchào đời51.

Ở bang Florida, mang thai hộ vì mục đích thương mại là hợp pháp, tuy nhiên phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Hiện nay, chính quyền cho phép cả mang thai hộ hoàn toàn và mang thai hộ một phần (hay mang thai hộ truyền thống), đối với mỗi hình thức mang thai hộ, pháp luật điều chỉnh sẽ có những khác biệt, cụ thể: Mang thai hộhoàn toàn được pháp luật điều chỉnh tại Chương 742, tiêu đề XLIII Quy chế

Florida và mang thai hộ một phần áp dụng pháp luật như trường hợp nhận con nuôi có dựđịnh trước và được ghi nhận tại Chương 63, tiêu đề VI của Quy chế. Trong hai hình thức, pháp luật đều xác định người nhờ mang thai hộđồng ý nuôi con và quyền, trách nhiệm của cha mẹđược xác nhận kể từ thời điểm đứa trẻra đời, do đó lệnh về

huyết thống trước khi sinh sẽ không được thực hiện như ởbang California. Theo đó, đối với mang thai hộ hoàn toàn, người nhờ mang thai hộ phải nộp đơn yêu cầu xác

định tình trạng cha mẹcon trong vòng 03 ngày sau khi đứa trẻđược sinh ra và Tòa án sẽ sửa đổi giấy khai sinh của đứa trẻ về thông tin của cha mẹ (từngười mang thai hộthành người nhờ mang thai hộ)52. Còn đối với mang thai hộ một phần, tại điểm b, Tiểu mục 1, Mục 63.213, Chương 63, tiêu đề VI Quy chế bang quy định vì đứa trẻ

có quan hệ huyết thống với người mang thai hộ nên cô ấy có quyền hủy bỏ thỏa thuận nhận con nuôi có kế hoạch trước của người nhờ mang thai hộ trong vòng 48 giờ sau

khi sinh. Do đó nếu sau 48 giờ mà người mang thai hộ không yêu cầu hủy bỏ thỏa thuận nhận con nuôi thì người nhờ mang thai hộ mới được nộp đơn yêu cầu cho Tòa

án. Qua đó có thể thấy về mặt pháp lý, mối quan hệ cha mẹ con giữa hai hình thức mang thai hộ có sự khác biệt, cụ thể là nếu trong hình thức mang thai hộ hoàn toàn, 50 “Surrogacy in state – California Surrogacy Requirements”, https://surrogate.com/surrogacy-by- state/california-surrogacy/surrogacy-requirements-in-california/, truy cập ngày 10/08/2021.

51 Alex Finkelstein (J.D. 17), Sarah Mac Dougall (J.D.16), Angela Kintominas (LL.M.16), Anya Olsen (J.D.17), tldd (49), tr. 9.

52 Tiểu mục (1), Mục 742.16, Chương 742, tiêu đề XLIII Quy chếFloria quy định: “Trong vòng 03 ngày sau khi sinh đứa trẻ từ mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ sẽ yêu cầu nhanh chóng xác nhận tình trạng làm cha mẹđối với đứa trẻ”.

người nhờ mang thai hộđược xác nhận là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ thông qua việc nộp đơn yêu cầu xác nhận tình trạng cha mẹ con, thì trong hình thức mang thai hộ một phần, người nhờ mang thai hộ (hay cha mẹ dự định) chỉ được nhận đứa trẻ

làm con nuôi của mình thông qua đơn yêu cầu nhận con nuôi.

Tại Mục 742.15, Chương 742 quy định khi tiến hành mang thai hộ các bên cần ký kết hợp đồng mang thai hộvà đáp ứng các điều kiện sau: (1) Người mang thai hộ

từ 18 tuổi trở lên và cặp vợ chồng nhờ mang thai hộđã kết hôn hợp pháp, có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên; (2) 01 bác sĩđược cấp phép phải chứng nhận rằng người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ không thể mang thai do thể chất hoặc việc mang thai, sinh con sẽ gây ra rủi ro cho sức khỏe của cô ấy và cảđứa trẻ. Tuy nhiên đây chỉ là những hạn chế áp dụng trong trường hợp mang thai hộhoàn toàn, còn đối với mang thai hộ một phần thì không áp dụng, do đó, các đối tượng khác hoàn toàn có thể thực hiện mang thai hộ một phần tại Florida và thông qua thủ tục nhận con nuôi để xác nhận quan hệ cha mẹ con với đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộnhư đã đề cập ở trên.

Như vậy, có thể thấy cũng như California pháp luật bang Florida không đặt ra quá nhiều yêu cầu đối với các chủ thể trong quan hệ mang thai hộ, tuy vậy các trung tâm trung gian kết nối những người có nhu cầu mang thai hộthường sẽ đặt ra thêm các

điều kiện đối với người mang thai hộ, ví dụởtrung tâm Conceive Abilities thì người mang thai hộ phải đáp ứng điều kiện: Độ tuổi trong khoảng từ21 đến 39 tuổi, chỉ số BMI dao động từ18 đến 34, cân nặng không dưới 100 pound (100 pound = 45,4 kg), không có tiền sử bệnh dạ dày, hiện không được Chính phủ hỗ trợ, đã từng sinh con

và đang nuôi ít nhất 01 đứa con,…53

Nhìn chung, pháp luật của các bang cho phép mang thai hộ vì mục đích thương

mại đều không có quy định cụ thể vềđiều kiện mang thai hộ, nhưng thay vào đó hợp

đồng mang thai hộ là một nội dung quan trọng cần lưu ý trước khi tiến hành quá trình mang thai hộ. Theo đó, Hợp đồng mang thai hộ ghi nhận những vấn đề quan trọng

trên cơ sở thỏa thuận của các bên và là căn cứ để Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh (nếu có). Về nội dung, thông thường pháp luật chỉquy định một số nội dung

53 “How to becom a surrogate mother in florida”,

cốđịnh cần ghi nhận, còn lại các điều khoản khác sẽ dựa vào sự thỏa thuận của các bên54. Cụ thể hợp đồng thường bao gồm các nội dung chính55:

- Tên của các bên, bao gồm cảngười nhờ mang thai hộvà người mang thai hộ. - Tất cảcác bên đều trên 18 tuổi và đều tự nguyện, mong muốn khi tham gia vào thỏa thuận này.

- Người mẹ nhờ mang thai hộ trong tình trạng không thể có con.

- Người mang thai hộ phải từ bỏ các quyền cha mẹ của mình ngay khi đứa trẻ ra đời, vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻlà được cha mẹtương lai nuôi dưỡng.

- Thỏa thuận về số lượng tối đa trong việc cố gắng giúp người mang thai hộ mang thai thành công. Thông thường các bên tham gia cố gắng đến ba lần chuyển phôi và chuyển tối đa là ba phôi cho một lần, hoặc sốlượng phôi theo khuyến khích của bác sĩ, trong khoảng thời gian một năm. Nếu việc mang thai không xảy ra sau khi nỗ lực chuyển phôi lần thứ ba, hợp đồng có thể chấm dứt bởi bất kỳ bên nào của hợp

đồng khi đưa ra thông báo bằng văn bản cho bên kia.

- Thỏa thuận liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ như sẽ được chăm sóc y tế trước khi sinh thường xuyên; chếđộ ăn của người mang thai hộ

trong thời gian mang thai; không hút thuốc, uống rượu bia hay thức uống chứa caffeine quá mức và sử dụng ma túy bất hợp pháp trong thời gian mang thai; hoặc sử

dụng bất kỳ loại thuốc, kê đơn hoặc không cần kê đơn, các loại thuốc bất hợp pháp mà không có sựđồng ý bằng văn bản của bác sĩ; thực hiện bất kỳ xét nghiệm y tế

theo yêu cầu của người nhờ mang thai hộ; cam kết không ra khỏi nước sau tháng thứ

sáu của thai kỳ, ngoại trừ trường hợp người trong gia đình của người mang thai hộ

bệnh hay chết, và chỉ khi có sựđồng ý bằng văn bản của bác sĩ sản khoa của mình; những hạn chế cụ thể về hoạt động của người mang thai hộ trong thời kỳ mang thai

như không tham gia vào các môn thể thao nguy hiểm hoặc các hoạt động nguy hiểm, và không cố ý tiếp xúc với bức xạ hóa chất độc hại hoặc các bệnh truyền nhiễm,…

- Thỏa thuận về thời điểm sinh đứa trẻ, phá thai, sảy thai và thai bị chết.

54 Ví dụ như hợp đồng mang thai hộ ởbang California được quy định tại Tiểu mục 7962 Luật Gia đình

California (California Family Code 2016) bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung chủ yếu sau: (i) Ngày thực hiện hợp đồng. (ii) Nguồn gốc của giao tửdùng để tạo phôi. Trong trường hợp tinh trùng, trứng được hiến tặng thì không cần ghi thông tin cá nhân của người hiến tặng, nhưng phải ghi rõ là được hiến tặng. (iii) Thông tin cá nhân của các bên.Cách thức mà người nhờ mang thai hộ chi trả các chi phí trong quá trình mang thai hộ. (iv) Quy trình nộp các lệnh huyết thống. (v) Rủi ro và trách nhiệm pháp lý của các bên.

- Quyền nuôi dưỡng đứa trẻđược giao lại cho người nhờ mang thai hộ càng sớm càng tốt sau khi đứa trẻ sinh ra.

- Các điều khoản vềtài chính như các khoản chi phí y tế, phí tư vấn tâm lý, chi

phí ăn mặc của người mang thai hộ, thanh toán cho chỗở, sinh hoạt,…

- Nếu việc mang thai hộ không tuân thủđúng các điều khoản của hợp đồng thì các bên chịu trách nhiệm bồi thường, hoàn trả tất cả các chi phí.

Pháp lut Liên Bang Nga

Cùng với một số bang của Hoa Kỳ, mang thai hộ ở Liên Bang Nga thu hút sự

quan tâm của các đối tượng muốn có con thông qua mang thai hộvà được xem là một trong những điểm “du lịch mang thai hộ” nổi tiếng trên thế giới không những vì các

quy định “tựdo” về mang thai hộ mà chi phí mang thai hộở Nga cũng khá rẻ so với một số nước khác. Mang thai hộ được áp dụng ở Nga cho các cặp vợ chồng dị tính kể từnăm 1995 và chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại vào tháng 11/2011 bởi Đạo luật Bảo vệ Sức khỏe Công dân Liên bang Nga (Đạo luật số

323-FZ). Theo Điều 55 Đạo luật 323-FZ, nam và nữ kể cảđã kết hôn hay chưa kết

hôn, người phụ nữđộc thân (áp dụng cho cả công dân Nga hoặc người nước ngoài) là những đối tượng được phép tiến hành mang thai hộ. Còn đối với những người đàn ông độc thân không được đề cập rõ ràng trong luật, nhưng đã có án lệ của Tòa án công nhận quyền làm cha cho những người đàn ông độc thân thông qua việc nhận trứng hiến tặng và mang thai hộ. Vụ việc này đã tạo tiền lệ về việc cho phép người

đàn ông độc thân mang thai hộ56. Ngoài ra tại khoản 10 Điều 55 Đạo luật 323-FZ

cũng quy định: Người mang thai hộ có thể là phụ nữcó độ tuổi từ25 đến 35, đã có ít

nhất một đứa con khỏe mạnh, được cấp giấy chứng nhận đủ sức khỏe để mang thai hộ và tự nguyện mang thai hộ bằng văn bản. Trong trường hợp người này có chồng thì bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng. Đồng thời pháp luật

Nga không cho phép đứa trẻ sinh ra do mang thai hộ mang huyết thống của người mang thai hộ.

Hợp đồng mang thai hộ không phải là điều kiện bắt buộc khi tiến hành khai sinh

cho đứa trẻ và không thể thực thi nếu người mang thai từ chối giao con. Đồng thời

Điều 51.4 Bộ luật Gia đình Liên bang Nga đã chỉ rõ người nhờ mang thai hộ chỉ có thểđăng ký là cha mẹ của đứa trẻ sinh ra từ mang thai hộ khi có sựđồng ý của người

56 Christina Weis, “Russia State Duma proposes bill restricting surrogacy again”,

mang thai hộ, bất kể trong hợp đồng các bên đã thỏa thuận về xác định cha mẹ con giữa người nhờ mang thai hộvà đứa trẻ. Nhưng nội dung này đã được Tòa án Tối cao Liên Bang Nga hướng dẫn hợp lý hơn bằng việc ban hành Nghịđịnh quy định về việc áp dụng pháp luật trong các trường hợp xác định nguồn gốc của một đứa trẻ. Theo đó trong đoạn 31 Nghị định đã chỉ rõ trong các tranh chấp phát sinh từ các thỏa thuận mang thai hộ, việc người mang thai hộ từ chối cho người nhờ mang thai hộđăng ký

cha mẹ con không thểlà cơ sở tuyệt đối để bác bỏ yêu cầu của người nhờ mang thai hộ. Trước khi ra quyết định Tòa án nên xem xét đến các yếu tốkhác như hợp đồng mang thai hộđã được các bên ký kết chưa, nội dung các điều khỏa trong hợp đồng

như thế nào, người nhờ mang thai hộ có phải là cha mẹ di truyền của đứa trẻ hay không và tại sao người mang thai hộ từ chối với yêu cầu đăng ký cha mẹcon,… Trong trường hợp này, Tòa án nên ưu tiên quyền và lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ57. Nguyên tắc ưu tiên quyền và lợi ích tốt nhất cho đứa trẻcòn được thể hiện ở việc Tòa án Nga công nhận khảnăng điều chỉnh ngày và nơi sinh của một đứa trẻđược sinh ra trong một thỏa thuận mang thai hộkhi đăng ký khai sinh. Sự việc bắt nguồn từ vụ việc có

hai đứa trẻđược sinh ra từ mang thai hộ tại thành phốRzhev, vùng Tverj nhưng khi đăng ký người nhờ mang thai hộ lại đăng ký ban đầu tại Moscow –nơi sinh sống của họ. Theo Điều 47 Bộ luật dân sự và Điều 15 Luật Liên bang số 143 quy định về hộ

tịch đã quy định: Cha mẹ của đứa trẻkhông được lựa chọn nơi sinh khi đăng ký cho

con nhằm đảm bảo quyền riêng tư, gia đình, cá nhân và chỉ cho phép giới hạn các quyền này trong phạm vi cần thiết để bảo vệ các cơ sởchính sách công, cho nên cơ quan đăng ký tiểu bang đã yêu cầu Tòa án thay đổi mục bị nhập sai sót. Tuy nhiên,

theo quan điểm của Tòa án thì việc thay đổi thông tin nhập liệu trong sổ đăng ký sẽ đi ngược lại với nguyên tắc đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻem, đồng thời pháp luật về hỗ trợ sinh sản nói chung và mang thai hộnói riêng không có quy định rõ ràng về

thủ tục đăng ký cho trẻ em trong các thỏa thuận mang thai hộ cũng như pháp luật

không có quy định cấm rõ ràng việc thay đổi ngày tháng năm sinh và nơi ở của đứa trẻ sinh ra từphương thức mang thai hộ, cho nên Tòa án đã công nhận khảnăng thay

Một phần của tài liệu Điều kiện mang thai hộ theo pháp luật việt nam (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)