21
sở do Luật TNBTCNN hiện hành khơng có quy định là phù hợp. Xét về tình và lý
thì thấy tổn thất là hiện hữu nhưng lại khơng có căn cứ để xem xét bồi thường. Vì vậy, theo tác giả vẫn xác định những cơ quan được giao trách nhiệm giải
quyết bồi thường cho người bị “oan sai” cũng chính là các cơ quan sẽ xem xét những người thân thích nào sẽ được bồi thường trên cơ sở các tiêu chí được bồi thường theo quy định pháp luật. Ở đây, khơng có cảm tính, chỉ có quy định pháp luật quy định như thế nào thì sẽ phải áp dụng như thế.
Cơ quan quản lý trực tiếp NTHCV gây oan sai có trách nhiệm thương lượng
trực tiếp với người bị thiệt hại để xác định bồi thường. Như vậy, các cơ quan này cũng chính là chủ thể xác định ngoài người bị thiệt hại trực tiếp thì những người
thân thích của họ là những ai sẽ được xem xét bồi thường. Các cơ quan này được
giao nhiệm vụ xác định người thân thích của người bị “oan sai” được bồi thường là khả thi nhất vì các cơ quan này tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng như các tài liệu, chứng cứ do người bị thiệt hại cung cấp, họ nghiên cứu, xác minh việc bồi thường thiệt hại là có hay khơng, ở mức nào, có các tài liệu, chứng cứ nào để
chứng minh. Các cơ quan này cũng đã đi thực tế và biết được người bị “oan sai” có hồn cảnh gia đình như thế nào, có bao nhiêu người thân trong gia đình của họ, ai là những người mà lệ thuộc về kinh tế vào người bị “oan sai” (là những người mà người bị “oan sai” phải cấp dưỡng như cha mẹ già yếu, con chưa thành niên hoặc
con thành niên mà khơng có khả năng lao động...). Nên việc đề xuất các cơ quan
này có nghĩa vụ xác định người thân thích và số lượng người thân thích của người
bị thiệt hại là phù hợp với thực tế.
1.3.2. Tịa án nhân dân có thẩm quyền khi người bị thiệt hại phát sinh đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường
Khi thương lượng không thành về các mức bồi thường thiệt hại, xác định người bị thiệt hại sẽ dẫn đến tranh chấp, không thể hịa giải được thì phải có cơ
quan khác tiến hành giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Ở đây
là Tòa án khi người bị thiệt hại phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Một trong những thẩm quyền của Tòa án được pháp luật quy định là giải
quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng29. Khi xác định bồi thường thiệt hại của nhà nước là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp