Điều 598 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệ hại cho người thân thích của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 30 - 32)

26

tích, bình luận, chứng minh, so sánh để làm rõ nội dung về các loại thiệt hại mà

những người thân thích của người bị “oan sai” trong hoạt động TTHS có thể phải

gánh chịu và kiến nghị việc xem xét bồi thường đối với những loại thiệt hại này.

2.1. Thiệt hại về vật chất của những người thân thích của người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự sai trong hoạt động tố tụng hình sự

Khi có yêu cầu về bồi thường thiệt hại cho người bị “oan sai” và những người thân thích của họ thì cơ quan thụ lý giải quyết sẽ xem xét cụ thể những thiệt

hại thực tế của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, Luật TNBTCNN năm 2017 khơng có

quy định nào giải thích cụ thể như thế nào là những thiệt hại thực tế, nội dung này có thể xác định trên cơ sở quy định “Thiệt hại thực tế được bồi thường là thiệt hại

có thực mà người bị thiệt hại phải gánh chịu, bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần”33. Như vậy, đối chiếu với quy định này thì thiệt hại

thực tế sẽ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần, theo Luật TNBTCNN năm 2017 thiệt hại vật chất được xác định gồm những thiệt hại như thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 23, thiệt hại do thu nhập

thực tế bị mất hoặc bị giảm sút tại Điều 24, thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết” tại Điều 25, “các chi phí khác được bồi thường” tại Điều 28,…. Tuy nhiên,

theo quy định của Luật TNBTCNN thì khơng có quy định để xem xét và bồi thường về vật chất cho người thân thích của người bị “oan sai”, Luật chỉ quy định việc bồi

thường những thiệt hại về vật chất cho chính bản thân người bị thiệt hại tức chỉ bồi thường cho chính bản thân của người bị “oan sai” trong hoạt động TTHS được quy định tại từ Điều 23 đến Điều 26 của Luật TNBTCNN năm 2017. Trong các điều

luật này thì tại Điều 25 có quy định những thiệt hại về vật chất trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những khoản bồi thường này những người thân của người

bị “oan sai” sẽ được hưởng, tuy nhiên việc hưởng này là từ khoản tiền của chính

bản thân người bị thiệt hại chứ không phải là khoản tiền được bồi thường cho người thân thích của người bị “oan sai”. Trong một số quy định về bồi thường chi phí cho một số đối tượng khơng phải người bị thiệt hại là người bị “oan sai” nhưng có liên quan đến người bị “oan sai” thì Luật TNBTCNN năm 2009, Luật TNBTCNN năm

2017 và các văn bản hướng dẫn có quy định việc tính chi phí cho người chăm sóc

người bị thiệt hại thì người chăm sóc này thường là người thân thích của người bị

thiệt hại và họ cũng được hưởng một phần tiền theo quy định là “chi phí cho người

27

chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh được xác định là

01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc

người bị thiệt hại”; “Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm: Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại nơi người bị thiệt hại cư trú cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại”34 hay được

tính các chi phí hợp lý như tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở

địa phương nơi phát sinh việc chi phí (nếu có) và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị35. Từ các khoản chi phí được bồi

thường được nêu này tuy không phải trực tiếp bồi thường cho người bị “oan sai” mà được tính bồi thường cho những người thân của họ và người thân thích được nhận

khoản bồi thường này là do có quan hệ với người bị oan sai nhưng xét cho cùng thì những khoản bồi thường này cũng là nhằm bồi thường cho chính người bị “oan sai”

khi họ khơng tự chăm sóc được mình hoặc đó là những khoản bồi thường thiệt hại

về vật chất để phục vụ cho quá trình “kêu oan” cho bản thân người bị “oan sai”, tức

những thiệt hại này xét đến cùng thì đó cũng là thiệt hại của người bị “oan sai” dù

khoản tiền này là để chi cho các hoạt động của người thân thích của người bị “oan

sai”. Như vậy, theo Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11, Luật TNBTCNN năm 2009, hiện nay là Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp

luật có liên quan đều khơng có quy định cụ thể các chi phí cho người thân thích khi họ phải dành thời gian để lo cho người thân của họ bị “oan sai”. Tuy nhiên, các văn bản này cũng đã có quy định bù đắp một phần chi phí cho khoản thời gian người

thân thích khơng có thu nhập khi họ phải chăm sóc người bị “oan sai”. Đây là

những quy định rất hợp lý và cần xem xét để mở rộng theo hướng bù đắp cho những

thiệt hại về vật chất khác mà người thân thích của người bị “oan sai” phải chịu khi

họ phải thực hiện các công việc hỗ trợ, giúp đỡ người thân nhằm “gỡ oan” cho họ.

Trên thực tế, có thể nhìn nhận những mất mát về vật chất của những người

thân thích của người bị “oan sai” rất khó được xác định, vì khó có người thân nào của người bị “oan sai” có thể vừa đi “kêu oan” cho người thân của mình lại vừa có

thể nghĩ đến việc phải lưu lại những giấy tờ để chứng minh về những tổn thất của

mình nhằm sau khi người thân của mình được “giải oan” để địi bồi thường những

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệ hại cho người thân thích của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)