Quyết định số 01/QĐ-CA ngày 16/01/2017 của Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận về việc giải quyết bồ

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệ hại cho người thân thích của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 35 - 37)

thường đối với ông Huỳnh Văn Nén và tại Biên bản thương lượng việc bồi thường thiệt hại ngày 12/7/2017

31

tế và cũng thể hiện trách nhiệm sau ý kiến chỉ đạo “TAND tỉnh Bình Thuận cần tạo

điều kiện và giải quyết theo hướng có lợi cho ơng Nén. “Có những khoản khơng cần

phải có hóa đơn, nếu xét thấy hợp lý nên thỏa thuận”44. Việc giải quyết bồi thường

cho ông Huỳnh Văn Nén với những khoản thiệt hại chưa có quy định cụ thể, nhiều

khoản thiếu hóa đơn được thực hiện trên cơ sở thương lượng giữa hai bên thể hiện tinh thần thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội của BLDS và trên cơ sở những thiệt hại thực tế.

Như vậy, dù Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan chưa

có quy định việc bồi thường một số thiệt hại thực tế về vật chất cho những người

thân thích của người bị “oan sai” trong hoạt động TTHS. Tuy nhiên, trên thực tiễn

thương lượng bồi thường, thực tiễn xét xử thì một số khoản thiệt hại thực tế về vật

chất của những người thân thích của người bị “oan sai” trong hoạt động TTHS đã

được xem xét bồi thường như đã nêu trên là hợp lý vì đây chính là những chi phí,

những thiệt hại thực tế đã xảy ra. Tác giả kiến nghị, trong định hướng quy định của pháp luật về TNBTCNN cần bổ sung một số quy định thiệt hại về vật chất cho

những người thân thích của người bị “oan sai” tại Luật TNBTCNN như thiệt hại như thiệt hại chi phí ngày cơng lao động cho những người thân thích của người bị “oan sai” trong thời gian họ đi khiếu nại, đề nghị giải quyết cho người thân.

2.2. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự

Những thiệt hại về vật chất của những người thân thích của người bị “oan sai” như đã phân tích ở trên là những thiệt hại rất khó xác định, tuy nhiên những

thiệt hại này cịn có thể thấy được, nhìn nhận được và có thể tính được phần nào

trên thực tế, thì đối với loại thiệt hại về tinh thần càng khó khăn trong việc nhận

biết, xem xét, xác định và tính tốn được một cách cụ thể trên thực tế. Có thể khẳng

định “việc xác định các loại thiệt hại về tinh thần cũng như mức độ và tính chất ảnh hưởng hay hậu quả của nó được dựa trên cảm nhận, đánh giá của con người, xã hội cũng như thái độ của Nhà nước đối với những thiệt hại đó. Trong nhiều trường hợp

thiệt hại về tinh thần của một cá nhân hay tổ chức nào đó có thể được nhiều người hay xã hội ghi nhận và cho rằng đó là thiệt hại thực tế, cần được bồi thường, nhưng

nếu như thiệt hại đó khơng được Nhà nước công nhận và quy định thiệt hại đó sẽ

khơng phải là thiệt hại được xem xét về mặt pháp luật để làm căn cứ yêu cầu bồi

32

thường. Việc thực hiện bồi thường đối với thiệt hại về tinh thần được xem xét theo

cách thức xác định chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại do tổn thất về tinh thần hay danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại, bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn

thất về tinh thần cho người bị thiệt hại, người thân thích của người bị thiệt hại”45. Trên thực tế khi xác định những thiệt hại tinh thần về mức độ ảnh hưởng hay thiệt hại, mức độ ảnh hưởng của việc oan sai đến hậu quả mà người bị “oan sai”

hoặc người thân thích của họ phải chịu thường dựa trên những đánh giá mang tính chủ quan, cảm tính, nhận định của người có trách nhiệm và của cơ quan thực hiện

xác định, thương lượng thực hiện việc bồi thường, cũng như qua ảnh hưởng của dư

luận xã hội đặc biệt là qua báo chí. Từ phân tích này có thể nhận định việc xác định

những thiệt hại về tinh thần trong nhiều trường hợp có thể được xác định, chịu sự

chi phối bởi nhận thức, cách nhìn nhận bởi một cá nhân, một nhóm người hay dư

luận xã hội khi họ nhận định đó là những thiệt hại về tinh thần thực tế cần phải được kiến nghị xem xét bồi thường hoặc nhận định khơng có thiệt hại về tinh thần nên

không được kiến nghị xem xét bồi thường.

Về bồi thường thiệt hại cho những tổn thất tinh thần đối với người bị thiệt hại

được quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều Điều 27 Luật TNBTCNN năm 2017 và được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-

VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT, trong đó có quy định

thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù mà khơng phải do lỗi của chính họ hoặc khơng do sự kiện bất khả kháng thì được bồi thường thiệt hại là 360 tháng

lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường và

khoản tiền bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần là khoản tiền bồi thường

chung cho thân nhân của người bị thiệt hại (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại), đồng thời những người được bồi thường trong trường hợp này phải còn

sống tại thời điểm người bị thiệt hại chết. Như vậy, Luật TNBTCNN năm 2017

khơng có quy định việc bồi thường những thiệt hại do tổn thất về tinh thần cho

những người thân thích của những người bị “oan sai” mà chỉ quy định bồi thường

thiệt hại cho những tổn thất về tinh thần cho bản thân người bị “oan sai”, chỉ khi

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệ hại cho người thân thích của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)