định “Xét yêu cầu bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút:
Đối với tiền thu nhập bị giảm sút 50% của ông Lê Văn M (Cha ruột Nh) trong thời
gian anh Nh bị tạm giữ, tạm giam là 150.000 đồng x 386 ngày x 50% = 28.950.000
đồng; việc bồi thường do mất thu nhập của ông Lê Văn M là cha của anh Nh (người
thân của người bị thiệt hại) mà án sơ thẩm buộc Viện kiểm sát nhân dân huyện C phải bồi thường cho anh Nh là không đúng với Điều 24 và 28 của Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước, bởi vì Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tại Điều
24 quy định chỉ bồi thường cho người bị thiệt hại chứ không phải bồi thường cho
thân nhân của người bị thiệt hại. Do đó, kháng cáo của Viện kiểm sát nhân dân
huyện C có căn cứ được Hội đồng xét xử chấp nhận”42. Như vậy, cùng một nội
41 Công văn số 617/VKS-P1 ngày 09/9/2014 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
42 Bản án số 81/2018/DS-PT ngày 18/4/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau về tranh chấp bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra. thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.
30
dung về việc người thân thích của người bị “oan sai” bị giảm thu nhập do bị ảnh hưởng trong thời gian người thân của họ bị giam giữ thì Tịa án cấp sơ thẩm khi xét
xử nhận thấy thực tế người thân thích của người bị “oan sai” có thu nhập bị giảm
sút do ảnh hưởng từ việc người thân của họ bị “oan sai” là có thiệt hại trên thực tế nên cho bồi thường một phần thiệt hại do giảm thu nhập, tuy nhiên Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận việc bồi thường thiệt hại về vật chất cho người thân thích
của người bị “oan sai” khi họ bị giảm sút thu nhập trên thực tế do pháp luật về
TNBTCNN khơng có quy định bồi thường cho người thân thích của người bị “oan
sai” đối với những khoản thu nhập vật chất thực tế bị mất, bị giảm sút này.
Một ví dụ khác, tuy Luật TNBTCNN năm 2009, Thông tư liên tịch
05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT và hiện
nay Luật TNBTCNN năm 2017, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP đều khơng có quy
định việc bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút quy định
tại Điều 46 Luật TNBTCNN năm 2009, hiện nay là Điều 24 Luật TNBTCNN năm 2017 và được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-
VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT để thực hiện bồi thường các loại thiệt hại này cho những người thân thích của người bị thiệt hại. Tuy nhiên,
trên thực tế khi giải quyết bồi thường trường hợp ông Huỳnh Văn Nén thì TAND
tỉnh Bình Thuận đã thương lượng và ra quyết định giải quyết bồi thường trong đó
có tính về chi phí thiệt hại cho những ngày công mất thu nhập đối với khoản thời gian họ đi đến Tòa án để nộp đơn hoặc làm việc của 04 người gồm ông Truyện, ông
Nghĩa, ông Thận, bà Cẩm là những người thân thích của người bị “oan sai” hoặc là người giúp đi kêu oan cho ông Nén với tổng số tiền là 63.000.000 đồng (04 người x
210.000 đồng/ngày x 75 ngày)43 dựa trên cơ sở áp dụng khoản 1 Điều 5 Thông tư
liên tịch 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT và đưa khoản bồi thường thiệt hại này vào mục những thiệt hại khác. Việc xem xét bồi thường thiệt hại chi phí do mất ngày cơng lao động cho những người thân thích của người bị “oan sai” trong thời gian họ đi khiếu nại, đề nghị giải quyết “oan sai” cho người bị thiệt hại tuy pháp luật về bồi thường nhà nước khơng có quy định nhưng việc TAND tỉnh Bình Thuận thương lượng và thống nhất đưa vào như một
khoản thiệt hại khác để thực hiện bồi thường là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực