thức thanh tốn nhờ thu
2.2.2.1. Lợi ích pháp lý đối với nhà nhập khẩu
Trong phƣơng thức thanh tốn nhờ thu nói chung, nhà nhập khẩu có nhiều lợi ích pháp lý về quyền thanh tốn hơn nhà xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật của nhờ thu là việc thanh toán phụ thuộc vào khả năng tài chính và thiện chí trả tiền của nhà nhập khẩu. Thời gian và hiệu quả thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào nhà nhập khẩu. Cụ thể:
* Đối với phương thức nhờ thu trơn:
Thông thƣờng nhà nhập khẩu tiếp cận đƣợc hàng hoá, nhận hàng hoá trƣớc khi thanh toán. Nhà nhập khẩu chƣa phải thanh toán tiền hàng nhƣng đã nắm giữ đƣợc chứng từ để nhận hàng từ nhà chuyên chở. Do đó, ở phƣơng thức thanh tốn này nhà nhập khẩu có nhiều lợi thế hơn nhà xuất khẩu, việc thanh toán nhanh hay chậm hay không thanh toán phụ thuộc nhiều vào nhà nhập khẩu.
* Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
Trong phƣơng thức này, nhà nhập khẩu đƣợc kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trƣớc khi thanh tốn hay chấp nhận thanh toán. Do vậy,
việc nhà nhập khẩu có nhận hàng và thanh tốn hay khơng vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu.
2.2.2.2. Rủi ro pháp lý đối với nhà nhập khẩu * Đối với phương thức nhờ thu trơn:
Trong phƣơng thức nhờ thu trơn, rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trƣớc và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa khơng đƣợc gửi đi, hoặc đã gửi đi nhƣng chƣa tới, hoặc khi nhận hàng hóa có thể khơng đảm bảo đúng chất lƣợng, chủng loại và số lƣợng nhƣ đã thỏa thuận trong hợp đồng thƣơng mại. Hàng hóa giao nhận không đúng qui cách phẩm chất, mẫu mã nhƣ trong hợp đồng đã ký vì vậy nhà nhập khẩu khơng chấp nhận hàng, điều này có thể gây tốn chi phí đàm phán kí kết hợp đồng, gây ảnh hƣởng đến q trình sản xuất, kinh doanh của phía nhập khẩu.
* Đối với phương thức nhờ thu kèm chứng từ phần lớn rủi ro thuộc về
nhà xuất khẩu, tuy nhiên nhà nhập khẩu vẫn đứng trƣớc các rủi ro sau:
- Cho dù nhà nhập khẩu có cơ hội kiểm chứng từ trƣớc khi thanh tốn hay chấp nhận thanh thốn, nhƣng hàng hóa thì có thể đã khơng đƣợc kiểm định, chƣa đƣợc bảo hiểm đầy đủ, hay không tuân theo các tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng thƣơng mại. Nhà nhập khẩu có thể đứng trƣớc rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, có sai sót, hay cố tình gian lận thƣơng mại. Bộ vận đơn gốc có đầy đủ hay một ngƣời nào khác đã lợi dụng chúng để đi nhận hàng? Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phƣơng tiện vận tải khơng khớp với chứng từ. Ví dụ nhƣ trƣờng hợp Sở Giao dịch II – Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam nhận đƣợc từ công ty vận chuyển chứng từ DHL một bộ chứng từ nhờ thu với ngƣời gửi là công ty Morgan Des Lages, India cũng là nhà xuất khẩu xuất hàng hoá chất cho Công ty AXN tại Việt Nam. Trên covering letter (chứng từ dùng để chỉ
dẫn) thể hiện ngân hàng chuyển chứng từ là ngân hàng Standard Charter Bank, India song khơng có bất kỳ một chữ ký hay con dấu của ngân hàng này. Đƣợc biết Sở Giao dịch II – Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam cũng đã nhiều lần nhận bộ chứng từ với nhà xuất khẩu là công ty này. Song, dƣới sự cẩn trọng, ngân hàng yêu cầu công ty vận chuyển chứng từ DHL trả lại cho công ty Morgan des Lages vì ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam khơng thể xác thực đƣợc các chứng từ mà họ gửi khi khơng có ngân hàng chuyển chứng từ bảo hộ. Sau khi trả đƣợc vài ngày thì đƣợc biết thơng tin (do phía Standard Charter Bank, Việt Nam cung cấp) là tại ngân hàng Standard Charter Bank, India có một cơng ty đến nhờ chuyển chứng từ nhƣng chứng từ có dấu hiệu giả mạo, cơng ty này cũng đang có rắc rối với pháp lý nên hàng hoá đang bị phong toả chƣa thể vận chuyển nên đã bị ngân hàng từ chối chuyển. Qua sự việc này, ta nhận thấy thật hết sức rủi ro khi ngân hàng nhận bộ chứng từ và thông báo cho nhà nhập khẩu, nhà nhập khẩu do mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty này từ trƣớc nên chấp nhận lấy bộ chứng từ và thanh tốn nhƣng sau đó khơng thể nhận đƣợc hàng vì hàng đã bị phong toả ở nƣớc xuất khẩu. Đây cũng là một tình huống về rủi ro lừa đảo.
- Sau khi chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra tồn nếu khơng thanh tốn khi hối phiếu đến hạn. Thậm chí nhà nhập khẩu khơng thể dùng các lý do “chính đáng” để bào chữa cho việc không thanh tốn: nhà xuất khẩu khơng giao hàng, hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng… Nghĩa là, một khi nhà nhập khẩu đã ký nhận thanh tốn hối phiếu kỳ hạn, thì buộc phải thanh tốn khi hối phiếu đến hạn một cách vô điều kiện, nếu khơng có thể sẽ bị kiện ra tịa. Sự khơng thanh tốn hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng danh tiếng thƣơng mại của nhà nhập khẩu.
sử dụng phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ:
Cơng ty Prosimex kí hợp đồng xuất khẩu 500 tấn cà phê nhân cho công ty Hoogland của Hà Lan. Thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ trả sau (D/A), xuất khẩu theo giá FOB.
* Thông tin về đối tác mà Prosimex có đƣợc:
+ Cơng ty Hoogland là một cơng ty có tƣ cách pháp nhân hoạt động ở Hà Lan.
+ Trụ sở chính đặt tại: 56/7 Kelvinmax- Amsterdam Hà Lan
+ Chuyên chế biến cà phê nhân thành cà phê thành phẩm và phân phối ra thị trƣờng Hà Lan.
+ Có tài khoản tại ngân hàng Rabobank Hà Lan. + Là đối tác mới của công ty Prosimex.
+ Ngƣời trực tiếp tham gia giao dịch xuất khẩu là ông Hoogland Yarn- Tổng giám đốc công ty Hoogland
+ Công ty này đƣa ra mức giá khá cao so với giá xuất khẩu mà Prosimex giao dịch với các công ty khác (2000USD/ tấn so với 1500USD/tấn bình thƣờng) với yêu cầu sẽ thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ trả sau D/A
* Tình hình cơng ty Prosimex
+ Tình hình thu mua cà phê nhân của doanh nghiệp đang tiến triển thuận lợi. Các thị trƣờng thu mua đều diễn biến bình thƣờng, khơng chịu những ảnh hƣởng của thời tiết và các điều kiện khác.
+ Công ty mở tài khoản tại ngân hàng AgriBank-Việt Nam và sử dụng AgriBank làm ngân hàng phục vụ mình trong hợp đồng xuất khẩu này.
- Ngân hàng Rabobank vì muốn giữ mối quan hệ với công ty Hoogland nên chuyển bộ chứng từ cho công ty này trƣớc khi công ty này chấp nhận thanh tốn. Khi đó, khả năng Hoogland khơng thanh tốn nợ và việc Prosimex khiếu nại Rabobank sẽ tốn nhiều chi phí và khó khăn.
- Q trình thu hộ ở các ngân hàng diễn ra không theo hợp đồng xuất khẩu hoặc bị thất lạc chứng từ, nhà xuất khẩu sẽ chịu thiệt hại trong trƣờng hợp này.
- Hoogland chần chừ, kéo dài thời gian thanh toán khi hối phiếu đã đến hạn, Prosimex bị chiếm dụng vốn.
- Hoogland từ chối thanh toán vào ngày hối phiếu đến hạn do: + Hàng hóa hao hụt nhiều trong q trình vận chuyển + Hàng hóa khơng theo mong muốn của Hoogland
+ Hoogland không thể sử dụng hàng hóa để sản xuất ra thành phẩm thu lợi nhuận khi đến hạn thanh toán hối phiếu.
- Hoogland gặp khó khăn về tài chính hoặc có thể bị phá sản khi hối phiếu đến hạn thanh tốn.
- Hoogland khơng nhận hàng, Prosimex phải chuyển hàng về nên tốn chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu, hàng hóa có thể bị hao hụt hoặc mất mát trong quá trình vận chuyển.
Cũng theo thƣơng vụ Việt Nam tại Singapore, họ đã cảnh báo các doanh nghiệp Việt Nam trong giao dịch mua bán với các công ty của Singapore phải chú ý phƣơng thức thanh toán và các điều khoản ràng buộc xử lý tranh chấp. Cơ quan này cho biết, một công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đề nghị Thƣơng vụ giúp đỡ để đòi hơn 86.000 USD tiền bán hàng từ một công ty nhập khẩu Singapore, theo phƣơng thức thanh toán D/A (Document Against Acceptance), tạm gọi là phƣơng thức nhờ thu. Thƣơng vụ cho biết, đi đôi với
buôn bán ngày một tăng, các vụ tranh chấp khiếu kiện, kể cả lừa đảo giữa các công ty Việt Nam và các cơng ty Singapore cũng có xu hƣớng tăng lên. Có trƣờng hợp đáng tiếc là công ty Việt Nam mua hàng của nƣớc khác, giá trị lớn, ký hợp đồng nhập khẩu qua một công ty Singapore qua mạng, không thẩm tra công ty. Đến thời gian giao hàng, công ty Singapore đã lập bộ chứng từ giả lấy tiền nhƣng hàng khơng về Việt Nam. Có trƣờng hợp nhập khẩu phân bón cho vụ mùa nhƣng khơng quy định chặt chẽ, cụ thể điều kiện bồi thƣờng khi không giao hàng, hay giao hàng chậm không kịp thời vụ. Ngƣời mua là nhà nhập khẩu Việt Nam thiệt hại lớn, tranh chấp nhƣng khơng dễ gì đòi đƣợc ngƣời bán bồi thƣờng.Về xuất khẩu, thƣờng xảy ra các trƣờng hợp đơi bên đã có làm ăn sn sẻ vài lần, công ty Việt Nam quá tin, chấp nhận những chuyến sau cho công ty Singapore thanh toán theo phƣơng thức D/A hay D/P (Document Against Payment, tức nhà nhập khẩu trả tiền mới lấy đƣợc bộ chứng từ), trong khi nội dung hợp đồng xuất khẩu ký rất sơ sài, nhất là điều khoản tranh chấp, khiếu nại. Khi tình hình thị trƣờng thay đổi, hay gặp khó khăn về tài chính, cơng ty Singapore trì hỗn thanh tốn, ép cơng ty Việt Nam giảm giá đến mức không chịu đựng nổi, hoặc lừa đảo, trốn luôn không trả tiền[33].
* Rủi ro đối với các ngân hàng thương mại trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
- Đối với ngân hàng chuyển chứng từ: Nhìn chung, ngân hàng bên bán chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã cho nhà xuất khẩu vay trƣớc khi nhận đƣợc tiền chuyển đến từ ngân hàng bên mua (chiết khấu chứng từ nhờ thu). Nếu không nhận đƣợc tiền chuyển đến, ngân hàng chịu rủi ro tín dụng trong việc nhà xuất khẩu hoàn trả tiền vay.
- Đối với ngân hàng xuất trình:
trƣớc khi nhà nhập khẩu thanh tốn, thì phải chịu rủi ro nếu nhƣ nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh toán.
+ Nếu ngân hàng xuất trình cho nhà nhập khẩu vay để thanh tốn, thì có thể chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu.
+ Ngân hàng chuyển chứng từ có thể yêu cầu rằng, nếu nhà nhập khẩu khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn, thì ngân hàng xuất trình thu xếp để hàng hóa đƣợc lƣu kho và đƣợc bảo hiểm cho đến khi bán đƣợc cho khách hàng mới hay chuyển quay về nƣớc. Nếu điều này xảy ra, thì ngân hàng xuất trình phải đƣợc bù đắp chi phí đầy đủ [14].