Kết luận: ( Ghi nhớ SGK)

Một phần của tài liệu TL SOẠN GIÁO ÁN Ngữ Văn từ 7-12 (Trang 67 - 70)

- VHVN từ CM tháng Tám 1945-1975 hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt, trải qua 3 chặng, mỗi chặng có những thành tựu riêng, có 3 đăc điểm cơ bản...

- Từ sau 1975, nhất là từ năm 1986, VHVN bước vào thời kì đổi mới, vận động theo hướng dân chủ hoá,mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, quan tâm đến số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp của cuộc sống đời thường, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật.

* Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, NG1, GT-HT 1. Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, NG1, GT-HT

2. Nội dung: HS làm bài tập. 3. Sản phẩm: Phiếu học tập. 3. Sản phẩm: Phiếu học tập. 4.Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Lập bảng so sánh: Đổi mới trong quan niệm về con người trong văn học Việt Nam trước và sau năm 1975?

Trước 1975: Sau 1975

... ...

- Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS làm bài tập trong phiếu bài tập

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV gọi HS trả lời các câu hỏi.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS.

Trước 1975: Sau 1975

- Con người lịch sử.

- Nhấn mạnh ở tính giai cấp.

- Chỉ được khắc hoạ ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng

- Tình cảm được nói đến là t/c đồng bào, đồng chí, t/c con người mới

- Con người cá nhân trong quan hệ đời thường. (Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng, Thời xa

vắng- Lê Lựu, Tướng về hưu – Nguyễn Huy

Thiệp...)

- Nhấn Mạnh ở tính nhân loại. (Cha và con và...- Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh...) - Còn được khắc hoạ ở phương diện tự nhiên, bản năng...

- Con người được thể hiện ở đời sống tâm linh. (Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thanh minh trời trong sáng của Ma Văn Kháng...)

- Được mô tả ở đời sống ý thức

Bài tập 2:

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “ Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến

đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.”

Hãy bày tỏ suy nghĩ của anh ( chị) về ý kiến trên? - Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận theo cặp.

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

GV gọi HS trả lời các câu hỏi.

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS.

-Giải thích ý nghĩa lời nói của NĐT

+ Văn nghệ chỉ ngành nghệ thuật.Sắt lửa ám chỉ đời sống chiến tranh.Hiện thực này như một lẽ tự nhiên đưa tất cả các nhà văn vào : “ guồng quay chung của đất nước”

+ Ý kiến của NĐT đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến. Một mặt văn nghệ phụng sự kháng chiến. Đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác chính hiện thực cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho nghệ thuật.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: N1, NG1, NA 1. Mục tiêu: N1, NG1, NA

2. Nội dung: Liên hệ tác phẩm với đời sống, giải quyết vấn đề trong đời sống 3. Sản phẩm: câu trả lời miệng 3. Sản phẩm: câu trả lời miệng

4. Tổ chức hoạt động học

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

HS ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao:

+ Những hạn chế của văn học 1945- 1975 là gì? Vì sao tồn tại những hạn chế ấy?

+Văn học VN giai đoạn 1975- 2000 bước vào công cuộc đổi mới toàn diện như thế nào? Vì sao phải đổi mới? Bản chất của đổi mới? Kết quả của đổi mới?

- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc cá nhân tại nhà

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: HS báo cáo vào tiết học sau:

- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: Đ5, Đ6, TC- TH 1. Mục tiêu: Đ5, Đ6, TC- TH

2. Nội dung: HS tổng hợp kiến thức đã học, hoàn thiện bảng hệ thống các tác phẩm 3. Sản phẩm: 3. Sản phẩm:

4. Tổ chức thực hiện

- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

+ Đọc các tài liệu sách vở, internet về giai đoạn văn học 1945- hết thế kỉ XX. + Lập thư mục các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 12 theo sơ đồ sau:

Tên tác phẩm Tên tác giả Năm sáng tác Giai đoạn, thời kì văn học

1. 2. 2.

- HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân.

- HS báo cáo sản phẩm học tập và GV nhận xét trong tiết học sau III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Hà Minh Đức, Nền văn học mới từ sau Cách mạng tháng 8-1945 đến 1975, trong sách giáo khoa Văn học 12,

tập một, NXB GD, 2003

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 (tập I - Nguyễn Văn Đường) - Sách giáo viên Ngữ văn 12

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng- môn Ngữ văn 12, NXB GD

Một phần của tài liệu TL SOẠN GIÁO ÁN Ngữ Văn từ 7-12 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)