Một số hạn chế trong pháp luật về Hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 94 - 99)

2.3. Những giá trị tiến bộ và những vấn đề chưa được giải quyết

2.3.2. Một số hạn chế trong pháp luật về Hôn nhân và gia đình

Bên cạnh những giá trị đạt được nêu trên, pháp luật HN&GĐ hiện hành vẫn còn một số khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhằm

điều chỉnh một cách thấu đáo các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ, qua đó bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền không bị phân biệt đối xử về giới trong lĩnh vực HN&GĐ. Cụ thể:

2.3.2.1. Quan niệm về hôn nhân vẫn được xây dựng theo nghĩa truyền thống, theo đó, nam và nữ, vợ và chồng là hai chủ thể bắt buộc, không thể thiếu trong xác lập quan hệ hôn nhân, duy trì quan hệ hôn nhân và chấm dứt quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, thực tiễn đã và đang phát sinh các quan hệ hôn nhân thực tế giữa những người đồng tính (nam sống với nam, nữ sống với nữ). Về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân này không được Nhà nước thừa nhận mặc dù cũng không bị cấm. Tuy nhiên, đứng ở góc độ pháp luật nhân quyền quốc tế, quyền bình đẳng, không biệt đối xử về các yếu tố đặc thù trong đó có yếu tố về giới là một trong những nguyên tắc căn bản trong pháp luật nhân quyền quốc tế.

Cụ thể, Điều 2 UDHR quy định ngăn cấm các quốc gia có sự định kiến cá nhân chống lại những cá nhân khác, căn cứ vào các tiêu chuẩn sau “…như chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị, hoặc các chính kiến và quan niệm khác, quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, dòng dõi hoặc tình trạng khác” [18, Điều 2]. Điều này cũng được ghi nhận tương tự tại các Điều 2 (1), 3 và 26 của Công ước ICCPR. Ngoài ra, UDHR cũng diễn tả một khoảng “mở” đó là “tình trạng khác” trở thành một dạng được bảo vệ, có nghĩa rằng người LGBT có thể được lý giải như một loại “tình trạng khác”. Hơn nữa, từ “mọi người” được lặp lại nhiều lần trong hầu hết các quy định của UDHR, ngoài ra các cụm từ như “sự tự do”, “không phân biệt đối xử” và “các quyền về sự công bằng” được xem như gắn liền với mọi cá nhân.

Bên cạnh đó, nội dung Công ước CEDAW đã nêu rất rõ vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ, chống lại sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.

nhận hôn nhân đồng tính có thể sẽ vấp phải những phản ứng tiêu cực từ phía xã hội, xong cũng không thể phủ nhận một thực tế đó là khi pháp luật không thừa nhận quyền kết hôn của những người đồng tính, điều này dẫn đến sự bất bình đẳng trong chính mỗi giới. Cụ thể như, một người giới tính nam có xu hướng tính dục là dị tính thì có quyền kết hôn và được Nhà nước công nhận khi đủ các điều kiện do pháp luật quy định, ngược lại một người giới tính nam có xu hướng tính dục là đồng tính thì sẽ không có quyền kết hôn và vì vậy, mặc dù sự kỳ thị đối với những người đồng tính trong xã hội đã từng bước giảm, xong sự bất bình đẳng trong quyền kết hôn của chính những cá nhân trong một giới vẫn tồn tại.

2.3.2.2. Độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ chưa bảo đảm quyền bình đẳng thực chất giữa hai giới. Theo đó, hệ quả bất bình đẳng gây ra đó là quyền kết hôn của nam giới so với nữ giới bị chậm 02 năm (nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi). Và vì vậy, cùng một năng lực nhận thức, năng lực điều khiển hành vi như nhau và cùng thực hiện 01 hành vi đó là kết hôn, nam giới từ đủ 18 tuổi đến 20 tuổi mà kết hôn thì bị coi là trái pháp luật nhưng nữ giới được coi là hợp pháp. Vô hình chung quy định đã tạo nên sự bất bình đẳng về quyền giữa nam và nữ, trong khi pháp luật nhân quyền quốc tế quy định rõ: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ một một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân biệt nào...” [18, Điều 7], “Các Quốc gia thành viên cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đối với mọi quyền kinh tế, xã hội và văn hóa mà Công ước này quy định” [20, Điều 3]. Và ngay trong Hiến pháp năm 2013 cũng quy định rõ:

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

Như vậy, đứng ở góc độ BĐG, điều luật quy định về độ tuổi kết hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 theo quan điểm của tác giả luận văn là chưa bảo đảm BĐG thực chất giữa nam và nữ. Quy định này vẫn dựa trên sự phân biệt đối xử, coi nam giới là trụ cột gia đình, do đó, độ tuổi cần có sự chín chắn hơn so với nữ giới.

2.3.2.3. Ly thân vẫn chưa được pháp luật HN&GĐ điều chỉnh, theo đó cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đặc biệt là phụ nữ và trẻ em - những đối tượng yếu thế trong xã hội vẫn còn là một khoảng trống, trong khi thực tiễn xã hội đã và đang tồn tại một cách tất yếu. Cụ thể như, nghĩa vụ sống chung của vợ chồng vẫn phải duy trì ngay cả trong trường hợp mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng tồn tại và hai bên vợ chồng không đạt được sự thỏa thuận về nơi ở theo quy định của pháp luật. Và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình khó có thể kiểm soát và chấm dứt; nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra là một nghĩa vụ bắt buộc vì quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng chưa chấm dứt về mặt pháp lý trong khi về mặt thực tế họ không duy trì đời sống kinh tế chung của gia đình. Và điều này trên thực tế ảnh hưởng đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi người chồng không thực hiện chu cấp cuộc sống cho người vợ và trẻ em. Đây là sự bất công và pháp luật chưa có cơ chế để bảo vệ người phụ nữ trong khi gánh nặng của lao động gia đình là nguyên nhân hạn chế đến khả năng lựa chọn việc làm và có thu nhập ổn định đối với người phụ nữ.

Một số hạn chế nêu trên cho thấy pháp luật chưa luật hóa trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết các yêu cầu chính đáng của các bên trong quan hệ HN&GĐ. Và do đó, thiếu đi cơ sở pháp lý để bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương đó là phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực HN&GĐ.

2.3.2.4. Cơ chế bảo đảm thực thi các quy định của pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ còn gặp những “rào cản”, trong đó phải kể đến phong tục, tập

quán, truyền thống đã “ăn sâu, bám dễ” trong suy nghĩ, lối tư duy của phần lớn người dân với tư tưởng: “trọng nam khinh nữ”, về vị trí, vai trò, trách nhiệm của người chồng, người vợ trong quan hệ HN&GĐ... Và vì vậy, không ít quy định của pháp luật HN&GĐ đã không phát huy được hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU LỰC THI HÀNH PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản, toàn diện các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành từ góc độ bình đẳng giới và thực tiễn bảo đảm bình đẳng giới trong hôn nhân và gia đình, tác giả luận văn mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật HN&GĐ trên thực tiễn, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)