Quá trình phát triển pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 35 - 37)

Nam từ lăng kính bình đẳng giới

Pháp luật HN&GĐ là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ, đây là công cụ quan trọng mà thông qua đó, trật tự xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ được thiết lập và cũng trên cơ sở những quy định này, mục tiêu về BĐG mà mỗi Nhà nước, quốc gia mong muốn đạt được thể hiện khá rõ nét.

Có thể thấy rằng, pháp luật HN&GĐ ở Việt Nam có lịch sử ra đời và phát triển cùng với quá trình ra đời, phát triển của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu lịch sử pháp luật HN&GĐ Việt Nam từ lăng kính BĐG, có thể khẳng định, ngay từ thời kỳ phong kiến - thời kỳ mà BĐG về HN&GĐ được xác định theo các nguyên lý của Nho giáo, với tư tưởng “Phụ quyền” và “Gia trưởng”. Đây là những tư tưởng chủ đạo trong các quan hệ HN&GĐ, tục ngữ truyền lại có câu: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Song, trong những quy định pháp luật về HN&GĐ thời kỳ đó cũng đã thể hiện tư duy pháp lý hướng đến các giá trị nhân văn và quyền con người mà đỉnh cao là những quy định tại Bộ luật Hồng Đức thời vua Lê Thánh Tông (1470-1497). Trong Bộ luật này có dành một nội dung lớn bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho cho người phụ nữ từ việc kết hôn, "Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân, thì xử tội phạt, biếm hay đồ”[49] đến việc ly hôn trong đó Điều 308 Bộ luật Hồng Đức chỉ rõ: Phàm chồng bỏ lững vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình quan sở tại, quan xã làm chứng) thì chồng đó mất vợ. Nếu đã có con thì gia hạn 1 năm. Nếu đã thôi vợ mà cản trở người khác cưới vợ cũ thì xử “biếm”. Bên cạnh đó, tất cả những hành vi gian dâm đều bị

nghiêm trị với khung hình phạt rất nặng. Ngoài ra, Bộ luật cũng quy định rõ, Chồng không được bỏ vợ trong ba trường hợp (Vợ đã để tang nhà chồng 3 năm; Khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; Khi lấy nhau vợ có bà con mà khi bỏ lại không có bà con để trở về). Khi ly hôn, con cái thường thuộc về chồng nhưng nếu muốn giữ con, người vợ có quyền đòi chia một nửa số con. Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng sau khi ly hôn hoàn toàn chấm dứt, hai bên đều có quyền kết hôn với người khác mà không bị pháp luật ngăn cấm. Trong quan hệ tài sản, Bộ luật Hồng Đức cũng đã quy định chế độ tài sản chung của vợ và chồng với 03 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân. Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản chung của hai người. Còn khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) tài sản có do cha mẹ dành cho được chia làm hai phần bằng nhau, một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ. Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời. Đặc biệt trong quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, pháp luật nhà Lê không phân biệt con trai - con gái. Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con; "người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng" [49].

Từ Cách mạng tháng 8/1945 đến nay, Việt Nam có 04 đạo luật trong lĩnh vực HN&GĐ, Luật HN&GĐ năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 và gần đây nhất Luật HN&GĐ năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Các đạo luật này cũng đã thể hiện rõ nét sự tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em trong quan hệ HN&GĐ. Điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)