Các điều kiện cơ bản bảo đảm thực thi pháp luật hôn nhân và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 33 - 35)

gia đình Việt Nam

Để bảo đảm thực thi pháp luật HN&GĐ trên thực tế cuộc sống, từ góc độ của Nhà nước với tư cách là cơ quan ban hành và tổ chức thực thi pháp luật phải bảo đảm các điều kiện như sau:

1.4.1. Điều kiện về thể chế: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ phải được ban hành đầy quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ phải được ban hành đầy đủ và toàn diện, bảo đảm tính cụ thể, chi tiết để việc áp dụng pháp luật được thống nhất và đầy đủ. Đây là điều kiện trọng tâm trong bối cảnh Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật HN&GĐ năm 2014 ngày 19/6/2014 và Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

1.4.2. Điều kiện tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: Đây là điều kiện bảo đảm nguồn lực về tổ chức bộ máy và con người trong việc tổ chức triển bảo đảm nguồn lực về tổ chức bộ máy và con người trong việc tổ chức triển khai các quy định của pháp luật HN&GĐ trên thực tế. Với vai trò của mình, Nhà nước cần thành lập, kiện toàn các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng để đại diện, thay mặt Nhà nước tổ chức thực thi các quy định của pháp luật HN&GĐ.

1.4.3. Điều kiện về nguồn lực tài chính: Bên cạnh nguồn lực về tổ chức bộ máy và con người, nguồn lực về tài chính là điều kiện không thể chức bộ máy và con người, nguồn lực về tài chính là điều kiện không thể thiếu để các cơ quan, tổ chức và cán bộ làm nhiệm vụ đưa pháp luật HN&GĐ vào cuộc sống.

Trên đây là 03 điều kiện quan trọng nhằm bảo đảm thực thi pháp luật HN&GĐ vào trong cuộc sống. Việc thiếu bất cứ một điều kiện nào nêu trên cũng hạn chế đến hiệu quả thực thi của các quy định pháp luật HN&GĐ trên thực tế cuộc sống, điều này đồng nghĩa với việc hạn chế đến quyền bình đẳng giới của phụ nữ trong gia đình.

Chương 2

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình Việt Nam Luận văn ThS. Pháp luật và quyền con người (Trang 33 - 35)