phòng chống tham nhũng trong thời kỳ 1945 đến 1954
Sau khi giành độc lập vào ngày 2.9.1945, đất nước ta lúc đó cịn rất nhiều khó khăn. Nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước là giữ vững chính quyền nhân dân trước sự tấn cơng của những kẻ thù lớn mạnh. Trong hồn cảnh đó, nhiều biện pháp đã được Đảng và Nhà nước chú trọng áp dụng nhằm xây dựng kỷ cương phép nước, củng cố chính quyền nhân dân non trẻ. Song do chưa có một hệ thống luật pháp, quy chế, quy định hoàn chỉnh, cùng với sự hiểu biết hạn chế trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội cho nên nhiều người trong bộ máy chính quyền cách mạng tỏ ra lúng túng, thậm chí có trường hợp đã vi phạm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, một số người khác thì lợi dụng địa vị của mình trong bộ máy chính quyền để mưu lợi cá nhân, tham ô, chiếm đoạt tài sản Nhà nước.
Trước tình hình đó, ngày 23.11.1945 nhân danh nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà Chủ tịch Hồ Chí minh đã ký Sắc lệnh 64/SL thành lập Ban thanh tra Đặc biệt- đây chính là tiền thân của hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước sau này. Sắc lệnh bao gồm 8 điều, trong đó cho phép:
- Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ.
- Có quyền nhận các đơn khiếu nại; điều tra, hội chứng, xem xét tất cả các giấy tờ tài liệu của các Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho cơng việc giám sát.
- Đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban nhân dân hay Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng Chính phủ hay Tịa án đặc biệt xét xử.
- Tịch biên hoặc niêm phong những tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập hồ sơ mang một phạm nhân ra Tịa án đặc biệt. Ban thanh tra có thể truy tố tất cả các việc đã xảy ra trước ngày ban bố Sắc lệnh và có quyền đề nghị lên Chính phủ những điều cần sửa đổi trong các cơ quan.
Như vậy, ngay sau khi giành chính quyền, mặc dù cịn nhiều khó khăn song Đảng và Nhà nước ta đã thấy được phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi tham ô, chiếm đoạt xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của nhân dân, làm ảnh hưởng tới uy tín của Chính quyền dân chủ nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Từ nhận thức đó, Nhà nước đã giao nhiệm vụ này cho Ban thanh tra đặc biệt, nhưng do điều kiện hoàn cảnh cho nên hoạt động của Ban thanh tra chủ yếu thông qua việc nhận các đơn khiếu nại của nhân dân, từ đó nghiên cứu giải quyết. Trong trường hợp cần thiết thì đi điều tra tại chỗ để giải quyết ngay yêu cầu của quần chúng. Nhìn chung, Ban thanh tra đặc biệt đã giải quyết được một số vụ việc điển hình, song trước yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, nhận thấy Ban thanh tra đặc biệt khơng cịn phù hợp với thay đổi của lịch sử, cho nên trong phiên họp từ ngày 14 đến ngày 16.6.1949, Hội đồng Chính phủ đã điểm lại quá trình thực hiện cơng tác
thanh tra và ngày 18.12.1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 138B-SL thành lập Ban thanh tra Chính phủ. Bản Sắc lệnh này gồm có 7 điều, trong đó quy định:
- Ban thanh tra có nhiệm vụ là xem xét sự thi hành chính sách, chủ trương của Chính phủ; thanh tra các uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết; thanh tra sự khiếu nại của nhân dân. - Để thực hiện nhiệm vụ, Ban thanh tra có quyền chất vấn các uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức, đòi hỏi tài liệu và sổ sách cần thiết cho công việc thanh tra. Trong trường hợp đặc biệt và khẩn cấp, có quyền tạm huyền chức những uỷ viên và viên chức phạm lỗi. Đối với những uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính từ cấp tỉnh trở xuống, Thanh tra sẽ báo cáo ngay cho cơ quan chỉ định hoặc công nhận để định đoạt về việc thay thế. Đối với những viên chức từ cấp Liên khu trở xuống, Thanh tra sẽ báo ngay cho Uỷ ban kháng chiến hành chính trực tiếp điều khiển để chỉ định người tạm thay trong khi chờ đợi sự quyết định của cơ quan có quyền bổ sung.
Với việc xác định chức năng cơ bản của Ban thanh tra Chính phủ là “thanh tra các uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết”, Sắc lệnh 138B-SL đã cho thấy sự ghi nhận về vai trò quan trọng của các cơ quan thanh tra trong việc đấu tranh chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng đối với những người có chức trách trong bộ máy chính quyền. Cũng chính trong giai đoạn này, căn cứ vào đơn tố giác đối với Trần Dụ Châu và đồng bọn về tội tham ô, quân phiệt trong quân đội mà Ban thanh tra Chính phủ đã tiến hành điều tra, xét hỏi, gặp gỡ nhiều nhân chứng, nghiên cứu các tài liệu giấy tờ…và sau gần 2 tháng đã có đầy đủ chứng cứ về tội trạng của Trần Dụ Châu. Đây là vụ án nổi tiếng thể hiện rõ quyết tâm
của Đảng và Nhà nước ta trong việc phòng chống tham nhũng trong giai đoạn này.[24, tr.5]