Thông qua hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam (Trang 63 - 68)

Tiến hành các hoạt động thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan thanh tra là là một trong những phương thức chủ yếu và hữu hiệu để thực hiện phòng, chống tham nhũng. Trong những năm vừa qua, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển mọi mặt của kinh tế, xã hội và sự thay đổi của cơ chế quản lý mới, công tác thanh tra cũng có những bước phát triển mới để đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước. Kinh tế, xã hội phát triển, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại là sự xuất hiện những mặt trái của nền kinh tế thị trường, tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Trước tình hình đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra càng phải được coi trọng. Các cơ quan thanh tra nhà nước phải là một trong những lực lượng đi đầu trong cuộc chiến chống lại nạn tham nhũng, tiêu cực, các cơ quan thanh tra phải gắn hoạt động thanh tra của mình với hoạt động

đấu tranh chống tham nhũng. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, các cơ quan thanh tra nhà nước ở các cấp, các ngành đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có tập trung nhiều vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực như: lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản lý đất đai, việc xây dựng và thực hiện các dự án…. Kết quả cụ thể trong một số năm trở lại đây như sau:

Năm 2003, toàn ngành đã tiến hành 11.243 cuộc thanh tra, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng, quản lý sử dụng đất đai, tài chính ngân sách, tín dụng ngân hàng, thanh tra việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp. Các ngành như: công an, quốc phịng, văn hố, y tế, giáo dục, nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại, du lịch, khoa học, công nghệ, tư pháp, tài nguyên môi trường đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra trong lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành mình. Qua thanh tra đã giúp cho bộ, nghành tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý đối với lĩnh vực do bộ, ngành mình phụ trách. Kết quả là 10.133 cuộc thanh tra đã kết thúc, phát hiện sai phạm về kinh tế 4.400 tỉ và 808 triệu đồng (trong đó có 2.285 tỉ đồng tiền thuế); trên 26,5 triệu USD; 1780 tấn lương thực; trên 31 nghìn hécta đất đai và nhiều tài sản giá trị khác. Kiến nghị thu hồi 3.576 tỉ 63 triệu đồng; 61.035 USD; 1.780 tấn lương thực; 1.732 hécta đất đai. Đã thu hồi được 2.099 tỷ 447 triệu đồng; 1.712 tấn lương thực và trên 34 hécta đất đai. Qua thanh tra cũng kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật hành chính 1.125 cán bộ, công chức; chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét để xử lý hình sự 56 vụ với 77 đối tượng, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội ở cơ sở, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội. [42, tr.3]

- Năm 2004, ngành thanh tra đã tập trung tiến hành thanh tra vào lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng và sử dụng đất đai theo Kế hoạch số 05-

KH/TW ngày 10/9/2003 của Bộ Chính trị. Tồn ngành đã triển khai 11.037 cuộc thanh tra; trong năm kết thúc 10.300 cuộc thanh tra; đã phát hiện các sai phạm về kinh tế trị giá 2864 tỷ 295 triệu đồng, 2176 ha đất; kiến nghị thu hồi 1600 tỷ 924 triệu đồng, 1464 ha đất, kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 1932 người, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 76 vụ với 176 đối tượng, đồng thời đã đưa ra nhiều kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế xã hội. [43, tr.2]

- Năm 2005, toàn ngành tiếp tục tiến hành thanh tra vào lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất đai, hướng trọng tâm thanh tra vào các dự án, cơng trình có vốn đầu tư lớn, có dấu hiệu tiêu cực, được dư luận quan tâm. Thanh tra Chính phủ đã thực hiện các cuộc thanh tra tại Tổng công ty than Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam…và một số vụ việc đột xuất do Chính phủ giao. Các tổ chức thanh tra địa phương cũng thực hiện thanh tra 4 chuyên đề về đầu tư xây dựng: dự án giao thông nông thôn giai đoạn 2, dự án đầu tư kiên cố hóa trường học, dự án xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ đồng bằng sơng Cửu Long, dự án kiên cố hóa kênh mương và thủy lợi. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm để kịp thời chấn chỉnh, đảm bảo chất lượng và tiến độ của các cơng trình, dự án. [44, tr.4]

- Năm 2006, toàn ngành đã triển khai 14067 cuộc thanh tra, đã phát hiện sai phạm với tổng giá trị 6382 tỷ 763 triệu đồng, 5.478.583 USD, hơn 11.346 ha đất. Qua thanh tra, kiểm tra, ngoài kiến nghị xử lý, khắc phục sai phạm, giảm trừ, loại khỏi quyết toán, các tổ chức thanh tra đã kiến nghị thu hồi 3550 tỷ 446 triệu đồng, 207.923 USD, kiến nghị xử lý hành chính gần 3000 trường hợp, kiến nghị cơ quan điều tra xử lý 95 vụ với 201 người. Kết quả thanh tra của toàn ngành trong năm 2006 cho thấy, công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành pháp luật trên một số lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn

chế, yếu kém và chậm được khắc phục, nhất là lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai. [45, tr.5]

- Năm 2007, hoạt động thanh tra tập trung vào các lĩnh vực đang có nhiều tiêu cực, yếu kém trong quản lý như: đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính ngân hàng, hải quan, thực hiện các chính sách xã hội. Tồn ngành đã triển khai 14.928 cuộc thanh tra, phát hiện vi phạm về tài chính 8327,165 tỷ đồng, 1.261.806 USD; vi phạm về đất đai: 8783,76 ha đất. Qua thanh tra kiến nghị xử lý: thu hồi về cho ngân sách nhà nước 6008,251 tỷ đồng; 696.708 USD; 6419,72 ha đất, xuất toán và xử lý khác là 2041,718 tỷ đồng; kiến nghị xử lý ký luật 234 tập thể, trên 2300 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 153 vụ với trên 200 người. Từ kết quả thanh tra đã góp phần chấn chỉnh cơng tác quản lý trên nhiều lĩnh vực, góp phần hồn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước. [46, tr.6]

- Năm 2008, toàn ngành đã triển khai 11.319 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tổng hợp kết quả từ 10.457 cuộc thanh tra đã kết luận cho thấy: phát hiện sai phạm 6.928 tỷ đồng, 45.647 USD, 12.308 ha đất; đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 3.751 tỷ đồng, 2.565 ha, giảm trừ quyết toán và xử lý khác 1.496 tỷ đồng (thu hồi 324 tỷ đồng, 158 ha đất); kiến nghị xử lý hành chính 234 tập thể, 1.738 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 65 vụ việc, 92 người. Thanh tra Chính phủ đã kết luận 8 cuộc thanh tra theo kế hoạch 2007 chuyển sang; triển khai 21 cuộc thanh tra, đến nay đã kết thúc 20 cuộc, trong đó có 10 cuộc đã có kết luận. Tổng hợp kết quả từ 10 cuộc thanh tra đã kết luận cho thấy, phát hiện sai phạm 4.468 tỷ đồng, 45.647 USD, 8.508 đất; kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 2.807 tỷ đồng, 45.64 USD, giảm trừ quyết toán và xử lý khác 1.496 tỷ đồng; đã ra quyết định thu hồi 50 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 30 tập thể, 33 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 2 vụ, 2

người. Thanh tra bộ ngành, địa phương đã tiến hành 11.318 cuộc thanh tra, kết thúc 10.439 cuộc thanh tra, phát hiện các sai phạm về kinh tế 2.460 tỷ đồng, 3.800ha đất; kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 944 tỷ đồng, 2.565 ha đất (đã thu 274 tỷ đồng, 158ha đất); kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 204 tập thể, 1.705 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 63 vụ việc với 90 người. Lực lượng thanh tra chuyên ngành đã tiến hành thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực đối với 180.008 tập thể, cá nhân, phát hiện 53.795 tập thể, cá nhân có sai phạm (chiếm 29,88% số đối tượng được thanh tra, kiểm tra), kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước 76 tỷ đồng (đã thu hồi 20 tỷ đồng); xử phạt vi phạm hành chính 81 tỷ đồng. [50, tr.2]

Nhìn chung, cơng tác thanh tra luôn bám sát sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của bộ ngành, địa phương cũng như tình hình thực tiễn; có trọng tâm, trọng điểm và đi vào những lĩnh vực, những vấn đề nổi cộm, bức xúc. Việc triển khai nhiệm vụ chính trị của các cơ quan thanh tra đạt được những kết quả tích cực. Các cơ quan thanh tra đã thực hiện được khối lượng rất lớn các cuộc thanh tra theo kết hoạch được giao và các cuộc thanh tra đột xuất theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều cuộc thanh tra được tiến hành đồng bộ, tập trung, dứt điểm gọn; kết quả thanh tra đã chỉ ra được những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý, những sai phạm về kinh tế, kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cá nhân, tập thể có sai phạm, khuyết điểm, góp phần quan trọng vào việc khắc phục tiêu cực, thất thốt, lãng phí. Tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành ở các bộ, ngành, địa phương cũng được củng cố và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hoạt động trái pháp luật, trốn thuế, ẩn lậu thuế, vi phạm các quy định về sở hữu kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền tác giả…qua đó đã xử phạt hành chính

kịp thời nhiều đối tượng, góp phần quan trọng giữ gìn trật tự, kỷ cương và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội.

Như vậy có thể thấy rằng, công tác thanh tra trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến toàn diện, thiết thực và hiệu quả, góp phần chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong quản lý nhà nước. Để có được kết quả như vậy là do sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành thanh tra, thể hiện quyết tâm của ngành thanh tra nói riêng và của Đảng và nhà nước ta nói chung trong việc kiên quyết đấu tranh đẩy lùi các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)