Điều kiện người thứ ba ngay tình trong giao dịch liên quan đến tài sản

Một phần của tài liệu Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 51 - 54)

sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký

Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 đưa ra khái niệm về “người thứ ba ngay tình” cho chủ thể không phải vợ, chồng tham gia giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng là động sản không phải đăng ký như một điều kiện để xác định tính hợp pháp của giao dịch. Khái niệm này được diễn giải một cách gián tiếp bằng cách quy định tại Điều 8 và Điều 16 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP vềngười thứ ba không ngay tình. Cụ thể đó là những người xác lập, thực hiện giao dịch với vợ chồng nhưng (i) đã được vợ, chồng cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng mà vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với những thông tin đó, hoặc (ii) vợ chồng đã công khai thỏa thuận theo quy định của pháp luật có liên quan về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản và người thứ ba biết hoặc phải biết nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trái với thỏa thuận của vợ chồng. Như vậy, người thứ ba ngay tình tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 là những người không phải vợ, chồng tham gia vào giao dịch và không rơi vào các trường hợp để được xem là người thứ ba không ngay tình đã liệt kê. Đây là một cơ chế cần thiết được đặt ra để có thể đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên vợ hoặc chồng không tham gia vào giao dịch, dù vậy trên thực tế vẫn còn tồn tại một số vấn đề, cụ thểnhư sau:

Thứ nhất, yếu tố ngay tình của người thứ ba theo pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành dựa trên cơ sở người thứ ba biết hoặc phải biết về quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến động sản không phải đăng ký của vợ chồng. Tuy nhiên, thời điểm xác định yếu tố ngay tình lại chưa được đề cập. Ví dụ, chồng đi làm ăn xa, ở nhà vợ tự ý bán trâu của gia đình cho ông A và thỏa thuận thanh toán làm hai đợt do ông A chưa đủ tiền chi trả một lần, phải đợi dùng trâu mua được để cày, cấy

và thu hoạch xong mùa vụ nhà ông thì mới có tiền trả. Sau đó, chồng trở về và đưa cho ông A văn bản đã thỏa thuận với vợ về việc muốn bán bất kỳ đồ dùng, súc vật

nào trong gia đình thì đều phải được sự đồng ý của cả hai bên. Như vậy, trong trường hợp này, giao dịch chuyển nhượng trâu giữa người vợ và ông A đã được xác lập, tại thời điểm xác lập ông A cũng không biết gì về thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do người chồng đã cung cấp văn bản thỏa thuận của vợ chồng nên ông A biết được rằng người vợ không có quyền bán trâu. Như vậy, cần xác định ông A là người thứ ba ngay tình và công nhận hiệu lực giao dịch hay xử lý theo hướng ngược lại? Pháp luật hiện hành vẫn chưa có lời giải cho vấn đề này. Nghiên cứu pháp luật nước ngoài, Điều 550 BLDS Pháp quy định “Người chiếm hữu được coi là ngay tình khi chiếm hữu tài sản với tư cách là chủ sở hữu, căn cứ vào một văn bản chuyển giao quyền sở hữu mà người đó không biết là trái pháp luật. Người này không còn được coi là chiếm hữu ngay tình kể từ khi biết được rằng văn bản đó là trái pháp luật”, với cách tiếp cận này, bất kể khi nào người thứ ba nhận biết được việc chiếm hữu của mình thông qua một giao dịch trái pháp luật, dù cho giao dịch đó đã hoàn thành chưa, thì vẫn được xem là không ngay

tình. Tươngtự như vậy, tính ngay tình của người thứ ba theo pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam cũng có thể tiếp cận theo hướng này để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ, chồng không tham gia vào giao dịch.

Thứ hai, Khoản 2, Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 quy định trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu (không bao gồm tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán) được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó với điều kiện “trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình”. Hiện nay, BLDS năm 2015 không đưa ra định nghĩa về người thứ ba ngay tình mà chỉ có “chiếm hữu ngay tình” quy định tại Điều 180 là “việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Trong chừng mực nhất định, có tác giả đã cho rằng, hiểu một cách chung nhất thì người thứ ba ngay tình là người thứ ba trong giao dịch dân sự đã có chiếm hữu tài sản nhưng không biết hoặc không thể biết rằng việc chiếm hữu tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật. Họ không biết rằng họ đã thực hiện giao dịch với người không có quyền định đoạt đối với tài

sản là đối tượng của giao dịch đó60. Như vậy, cùng là thuật ngữ “người thứ ba ngay tình” nhưng đối tượng được viện dẫn và bảo vệ tại Luật HNGĐ năm 2014 và BLDS năm 2015 lại có sự khác nhau61. Từ lý do này, BLDS năm 2015 cũng không đặt ra các quy định để bảo vệ đối tượng được xem là người thứ ba ngay tình theo Điều 32

Luật HNGĐ năm 2014, bao gồm cả các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 133), hay quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình (Điều 167) tại BLDS năm 2015. Như vậy, yêu cầu tại Khoản 2, Điều 32 BLDS năm 2014 cho điều kiện Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình xảy ra khi nào, áp dụng ra sao thì vẫn chưa có một hướng dẫn chính thức từ phía cơ quan lập pháp, lẫn tư pháp. Thêm vào đó, thực trạng của xu hướng không áp dụng Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 khi giải quyết tranh chấp yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng đã được đề cập ở trên cũng có thể được giải thích thông qua lý do không đáp ứng được điều kiện này.

Tại Pháp, quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản cũng đặt ra điều kiện người thứ ba phải “ngay tình”. Trên thực tế, Tòa án Pháp cũng thường tuyên vô hiệu các giao dịch do vợ hoặc chồng tự

mình xác lập, thực hiện liên quan đến tài sản chung là động sản nếu người thứ ba

không ngay tình62. Ví dụ, người vợ cho cháu của mình một số động sản được Tòa án xác định là tài sản chung của vợ chồng. Khi có tranh chấp, Tòa án đã vô hiệu hợp đồng tặng cho với lý do người cháu đã biết rằng cô mình không còn sống chung với chồng nhiều năm nay, rằng giữa họ đã có vấn đề trong quan hệ vợ chồng63. Qua đó, có thể thấy được rằng việc xác định tính “ngay tình” của người thứ ba trong các giao dịch do vợ hoặc chồng tự mình thực hiện liên quan đến tài sản chung là động sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố đa dạng và là một công việc không dễ

dàng cho cả nước ta lẫn một quốc gia có bề dày lịch sử áp dụng hệ thống dân luật

(Civil Law) lâu đời như Pháp.

60 Lê Hữu Khang (2018), tlđd (14), tr. 17.

61Người thứ ba ngay tình tại Luật HNGĐ năm 2014 là người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến động sản không phải đăng ký với người vợ hoặc chồng. Còn BLDS năm 2015 là người xác lập, thực hiện giao dịch với người đã từng xác lập, thực hiện giao dịch với chủ sở hữu ban đầu. Ví dụ: B mua trâu của A và sau đó bán lại cho C. Ởđây, người thứ ba ngay tình (nếu đáp ứng các điều kiện luật định) theo Luật HNGĐ năm 2014 sẽlà B, còn theo BLDS năm 2015 sẽ là C.

62Lê Vĩnh Châu (chủbiên) (2018), tlđd (55), tr. 241.

Kiến nghị:

Thứ nhất, bổ sung Khoản 3 vào Điều 8 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP nội dung: “3. Người thứ ba được xem là không ngay tình kể từ thời điểm biết hoặc phải biết giao dịch đãxác lập, thực hiện trái với thông tin, thỏa thuận của vợ chồng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này”. Theo đó, thời điểm để xác định tính ngay tình của người thứ ba sẽ được làm rõ để vận dụng vào các quy định hiện hành.

Thứ hai,sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 như sau: “2. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó”. Theo đó bỏ đi yêu cầu về điều kiện phải thuộc trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình, từ đó loại trừ khả năng các cơ quan giải quyết tranh chấp viện vào quy định này để không công nhận quyền tự định đoạt của người vợ hoặc chồng đối với tài sản chung là động sản không phải đăng ký.

Một phần của tài liệu Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)