Về quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ

Một phần của tài liệu Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 45 - 51)

vợ chồng là động sản không phải đăng ký

Động sản không phải đăng ký là loại tài sản chung đa dạng và phổ biến nhất

trong cuộc sống gia đình hằng ngày của vợ và chồng. Nó có thể là vật dụng nhỏ nhất như cái bát, chiếc đũa, bộ bàn ghế, máy móc sinh hoạt trong gia đình cho đến các tài sản có giả trị lớn như tiền, vàng, trang sức, đá quý,… Với tính chất dễ di chuyển và biến động của mình, quyền sở hữu các động sản không phải đăng ký này thường xuyên thay đổi thông qua các giao dịch dân sự được thực hiện hằng ngày trong đời sống gia đình và làm ảnh hưởng đến giá trị của khối tài sản chung. Do

vậy, có một thời kỳ mà các thẩm phán đã đòi hỏi rằng việc mua, bán, cho hoặc vay, mượn và những giao dịch khác có quan hệ đến tài sản như như trâu, bò, máy thu

hình, tủ lạnh,… thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng theo hướng dẫn tại Mục 3 của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao

ngày 20/01/1988 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đến giai đoạn Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực, dường như giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP nêu trên đã tỏ ra quá gò bó, thiếu phù hợp với tiêu chuẩn sống trung bình của người dân Việt Nam trong giai đoạn mới. Một cách tiếp cận khác được đặt ra, cụ thể là đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung là

động sản không phải đăng ký, nếu động sản này có giá trị không lớn hoặc để phục vụ nhu cầu thiết yếu hằng ngày của gia đình thì chỉ cần một bên vợ hoặc chồng thực hiện hoặc đương nhiên coi là có sự đồng ý của bên kia48. Tuy nhiên, quy định này

đôi khi bị các thẩm phán bỏ qua khi áp dụng trên thực tế.

Chẳng hạn tình huống: trong vụ án xin ly hôn và chia tài sản chung khi ly hôn giữa Nguyên đơn là bà Lý Kim C và Bị đơn là ông Trần Văn Q49, Bà C và ông

48Xem thêm Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nguyễn Văn Cừ (Chủ biên), Nxb. Công an Nhân dân , tr. 148-149.

Q tranh chấp về việc chia tài sản chung, trong đó có số tiền 4.500.000.000 đồng tiền tiết kiệm mà vợ chồng gửi tại ngân hàng. Bà C cho rằng đã rút số tiền này vào ngày 11/7/2012 để cho con chung của hai vợ chồng nên không tính số tiền này vào tài sản chung của vợ chồng để chia. Còn ông Q cho rằng mình không đồng ý cho con số tiền này và yêu cầu vẫn chia theo quy định. Tại Quyết định Giám đốc thẩm, TAND Tối cao nhận định rằng Bà C không chứng minh được việc bà rút tiền gửi cho anh N có sự đồng ý của ông Q. Ông Q không chấp nhận cho anh N khoản tiền này. Đây là tài sản chung do vợ chồng tạo lập, bà C không có quyền tự mình định đoạt, nên Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm xác định số tiền này là tài sản chung vợ chồng là có cơ sở. Theo tác giả, Tòa án đã có thiếu sót trong lập luận khi chưa làm

rõ liệu số tiền tiết kiệm này có được xem là tài sản chung có giá trị lớn hay không đểphủ nhận quyền tự định đoạt của bà C đối với tài sản này.

Hiện nay, ngoài việc vẫn tiếp tục công nhận cho vợ chồng quyền tự xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 đã mở rộng tối đa hướng tiếp cận khi cho phép người vợ hoặc chồng đang đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán hoặc đang chiếm hữu50 động sản không phải đăng ký được tự xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó với người thứ ba ngay tình. Đây là một điểm mới, tiến bộ của pháp luật hiện hành so với Luật HNGĐnăm 2000. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển của nước ta, với nhu cầu mở, sử dụng tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán của cá nhân ngày càng phổ biến, quy định này lại càng có ý nghĩa cho việc thúc đẩy quá trình lưu thông vốn, tiền tệ, phát triển kinh tế quốc gia. Quan trọng hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba tham gia cũng sẽ được đảm bảo, đặc biệt với thực trạng các giao dịch được thực hiện thông qua hình thức ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) đang được áp dụng rộng rãi và đa dạng như hiện nay. Một cách tương tự, đối với động sản không

phải đăng ký, do đây là loại tài sản đa dạng và phổ biến nhất trong cuộc sống, trong đó bao gồm cả tiền khi chưa gửi ngân hàng nên cơ chế mới đã tạo điều kiện thuận tiện tối đa cho loại tài sản này tham gia vào giao lưu dân sự, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vợ, chồng xác lập, thực hiện các giao dịch thông thường trong cuộc

50 Luật có xu hướng đòi hỏi rằng sự chiếm hữu này phải hoàn hảo. Sự hoàn hảo này được đánh giá dựa vào nhiều yếu tốvà tùy tường trường hợp. Chẳng hạn, vợ hoặc chồng bán thỏi vàng đang nắm giữ có thể coi là việc bình thường; nhưng chồng đem bán chiếc áo đầm đắt tiền không thểđươc coi là bình thường, bởi chiếc áo đó chắc chắn không phải là của người chồng hoặc được người chồng sử dụng. Xem thêm: Nguyễn Ngọc Điện và Đoàn ThịPhương Diệp (Đồng chủ biên) (2020), tlđd (35), tr. 38.

sống hằng ngày của gia đình. Dù vậy thực tiễn áp dụng dường như vẫn chưa được thống nhất.

Tình huống: tại vụ án tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn giữa Nguyên đơn bà Nguyễn Thị T và Bị đơn ông Phạm Ngọc T51, ông T và bà T tranh chấp chia tài sản chung bao gồm số tiền có được từ việc bán mảnh rừng keo lá tràm. Ông T cho rằng mình đã cho con gái hết số tiền này nên không đồng ý phân chia. TAND huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã nhận định ông T và bà T đều thừa nhận mảnh rừng keo lá tràm là rừng do ông bà trồng trong thời kỳ hôn nhân nên số tiền bán rừng là tài sản chung của ông bà; ông T muốn tặng, cho ai số tiền này đều phải được sự đồng ý của bà T. Tại đây, việc tự ý xài hết số tiền có được sau khi bán mảnh rừng keo (một loại động sản không phải đăng ký) của ông T đã không được Tòa án vận dụng Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 để công nhận.

Mặt khác, tình huống: tại vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng giữa Nguyên đơn anh Nguyễn Xuân S và Bị đơn chị Chu Thị B52: anh S và chị B tranh chấp yêu cầu chia tài sản chung bao gồm 2 con trâu mà anh S đã bán và trả nợ hết 1 phần. TAND huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã nhận định rằng đối với tài sản là 02 con trâu, trong thời gian vợ chồng sống ly thân anh S đã bán với giá 53.000.000đ, chị B cũng thống nhất số tiền bán trâu như trên và thống nhất việc anh S dùng vào việc trả nợ và mua xe cho con, hiện số tiền bán trâu còn lại hai bên thống nhất là 32.150.000 đồng. Do đó, cần buộc anh S giao số tiền bán trâu cho chị Bình là 16.075.000 đồng.Như vậy, việc tự ý bán trâu (cũng là một loại động sản không phải đăng ký) và tiêu xài hết một phần tiền có được của anh S

lại được Tòa án chấp nhận.

Sự thiếu thống nhất này dẫn đến nhiều rủi ro cho bên vợ hoặc chồng khi tự xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung là động sản không đăng ký, đặc biệt là việctự ý sử dụng tiền chung của gia đình. Nhiều trường hợp, Tòa án căn cứ vào mục đích sử dụng có nhằm đáp ứng nghĩa vụ chung (nhu cầu thiết yếu) của gia đình hay không để xem xét tính hợp pháp của giao dịch53. Tuy nhiên, nếu dựa trên cơ sở này thì Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP về việc mặc

nhiên công nhận sự đồng ý của người vợ chồng không tham gia vào giao dịch đã đủ để công nhận giá trị pháp lý của việc tự ý chi tiêu tiền chung của vợ chồng. Do vậy,

51 Bản án số191/2018/HNGĐ-ST của TAND huyện QuếSơn, tỉnh Quảng Nam ngày 29/8/2018.

52 Bản án số 48/2020/HNGĐ-ST của TAND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ngày 10/9/2020.

53 Xem thêm Bản án số 16/2017/HNPT của TAND Thành phố Cần Thơ ngày 24/8/2017 và Bản án số 28/2019/HNGĐ-ST của TAND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ ngày 16/7/2019.

người vợ hoặc chồng đang giữ (chiếm hữu) tiền chung của gia đình hoàn toàn có quyền sử dụng số tiền này cho bất cứ mục đích nào thông qua giao dịch với người thứ ba ngay tình trên cơ sở quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014. Thiết nghĩ với bối cảnh luật viết đã đặt ra cơ sở pháp lý nhưng cách hiểu quy định và phương thức áp dụng lại còn nhiều cách tiếp cận như ở nước ta hiện nay, việc có một hướng dẫn để thống nhất là vấn đề cấp bách cần được đặt ra trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt là trong bối cảnh và hiện trạng mà Luật HNGĐ hiện hành đã được áp dụng gần 10 năm kể từ ngày có hiệu lực.

Nghiên cứupháp luật nước ngoài, về nguyên tắc, Điều 1421 BLDS Pháp quy định “vợ hoặc chồng có quyền một mình quản lý và sử dụng và định đoạt tài sản chung, với điều kiện phải chịu trách nhiệm về lỗi do mình gây ra khi quản lý tài sản. Những giao dịch không có gian lận của vợ hoặc chồng có hiệu lực đối kháng đối với người kia”. Như vậy, ở Pháp vợ hoặc chồng có quyền tự mình quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung của vợ chồng, và chỉ những quyết định quan trọng liên quan đến tài sản chung này mới được pháp luật yêu cầu phải có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng54. Chẳng hạn Điều 1442 BLDS Pháp quy định “vợ hoặc chồng không được một mình tặng cho tài sản chung của vợ chồng cho người khác nếu không có sự đồng ý của người kia” hay Điều 1424 BLDS Pháp quy định “vợ hoặc chồng, nếu không được sự đồng ý của người kia thì không được chuyển nhượng hoặc xác lập vật quyền đối với bất động sản, sản nghiệp thương mại, cơ sở kinh doanh thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, cổ phần không thể chuyển nhượng và các động sản hữu hình mà việc chuyển nhượng phải được công bố”. Dù vậy, pháp luật Pháp vẫn có những quy định loại trừ cho yêu cầu về một sự thỏa thuận giữa vợ và chồng này khi hợp đồng được ký kết nhằm mục đích duy trì đời sống gia đình, giáo dục con cái (Điều 220 BLDS Pháp), hoặcđể thực hiện các quyền của vợ chồng được pháp luật công nhận. Cụ thể, đối với các loại tài sản như tiền gửi tiết kiệm, tài khoản chứng khoán, động sản: Điều 221 BLDS Pháp quy định cho “mỗi bên vợ, chồng có thể mở tài khoản tiền gửi và tài khoản chứng khoán đứng tên mình mà không cần có sự đồng ý của người kia. Đối với người nhận tiền gửi, người gửi tiền có quyền tự do định đoạt số tiền gửi và chứng khoán, kể cả sau khi hôn nhân đã chấm dứt” và Điều 222 BLDS Pháp quy định “Nếu vợ hoặc chồng một mình quản lý, hưởng dụng hoặc định đoạtđộng sản mà cá nhân người đó đang cầm giữ thì đối

với người thứ ba ngay tình, người vợ hoặc chồng ấy được coi như có quyền thực hiện hành vi đó”.

Dù vậy thực trạng áp dụng pháp luật tại Pháp vẫn còn chưa thực sự thống nhất thông qua vụ việc sau: Bà Perrial ký hợp đồng mua một sản nghiệp với một khoản tiền bảo đảm giống như đặt cọc trong Pháp luật Việt Nam. Sau đó, bà Perrial không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng này nữa và có nhu cầu nhận lại tiền bảo đảm. Chồng bà Perrial tham gia tố tụng yêu cầu vô hiệu giao dịch với lý do mình không ký và không đồng ý. Tòa án địa phương đã theo hướng buộc hoàn trảkhoản tiền trên với lý do đó là tài sản chung của vợ chồng trong khi đó chưa có sự đồng ý của người chồng. Tuy nhiên, Bản án của Tòa địa phương này đã bị Tòa giám đốc thẩm hủy. Ở đây, Tòa án tối cao Pháp đã phê bình Tòa án địa phương giải quyết như vậy trong khi chưa xem xét là có tài sản mà người vợ được tự do định đoạt hay không trên cơ sở Điều 222 BLDS Pháp55. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính độc lập trong nghề nghiệp của mỗi bên vợ chồng, BLDS Pháp đã bỏ đi quyền được phản đối của người chồng khi người vợ tham gia vào một hoạt động nghề nghiệp (Điều 224) và quy định tại Điều 223 rằng “vợ hoặc chồng được tự do hành nghề, có lương và các khoản thu nhập khác và tùy ý sử dụng các khoản tiền này sau khi đã đóng góp các chi phí cho cuộc sống chung”56.

Trở lại pháp luật Việt Nam, ta nhận thấy quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 có nét tương đồng với cách tiếp cận của Pháp (Điều 221 và Điều 222 BLDS Pháp) về việc cho người vợ hoặc chồng quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung là tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản không đăng ký của vợ chồng. Tuy nhiên, Điều 222 BLDS Pháp ghi nhận “quy định này không áp dụng đối với đồ đạc trong nhà quy định tại Điều 215, đoạn 3 và các động sản hữu hình cho phép suy đoán là thuộc quyền sở hữu của bên kia theo quy định tại Điều 1404”, còn tại Việt Nam, phạm viđối tượng giao dịch bị loại trừ áp dụng cho Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 lại là các động sản không phải đăng ký mà đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình (Khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014). Như vậy, việc đặt ra các yêu cầu đặc biệt về một sự thỏa thuận giữa vợ và chồng trong các giao dịch liên quan đến một số tài sản chung đặc biệt phụ thuộc nhiều vào cách đánh giá tầm quan trọng của tài sản đó đối với gia đình ở

55Lê Vĩnh Châu (chủ biên) (2018), Sách tình huống (bình luận bản án) Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 236.

các quốc gia. Tuy nhiên, dường như pháp luật hôn nhân gia đình của Việt Nam và

Pháp hiện tại chưa có sự quan tâm đúng mức đối với các giao dịch không có đền bù liên quan đến các loại động sản của gia đình.

Về mặt lý luận các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, bao

gồm cả động sản không phải đăng ký, do một bên vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện đượcchia làm hai loại cơ bản: (i) giao dịch có đền bù và (ii) giao dịch không có đền bù. Với loại giao dịch có đền bù, động sản không phải đăng ký ít nhiều sẽ được trao đổi lại bằng một tài sản khác nên giá trị của khối tài sản chung về lý thuyết sẽ được đảm bảo. Còn đối với loại giao dịch không có đền bù, quyền lợi của người vợ hoặc chồng không tham gia vào giao dịch sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt trong trường hợp động sản không phải đăng ký được giao dịch là một vật đặc định như đồ cổ, đồ gỗ, trang sức quý hiếm,… Dù tại Pháp thì “giao dịch có đền bù cũng như giao dịch

Một phần của tài liệu Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)