1.2. Nội dung của quy định về giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ
1.2.3 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch
Các điều kiện chung. Để một giao dịch dân sự có hiệu lực thì cần đáp ứng
dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; (ii) chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; (iii) mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (Khoản 1, Điều 117 BLDS năm 2015). Ngoài ra, các giao dịch không được rơi vào các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 122 đến Điều 130 BLDS năm 2015. Riêng các giao dịch dân sự có điều kiện tại Điều 120 BLDS năm 2015, điều kiện do các bên thỏa thuận cũng có thể làm phát sinh hoặc hủy bỏ hiệu lực của giao dịch dân sự.
Tuy nhiên, do hạn chế về phạm vi và khối lượng trình bày của công trình, tác giả không đi sâu nghiên cứu về các điều kiện chung để giao dịch có hiệu lực theo pháp luật dân sự nói chungmà chỉ tập trung làm rõ đến những điều kiện đặc thù cho giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký trên cơ sở của pháp luật về hôn nhân gia đình.
Điều kiện về hình thức của giao dịch. Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo ý chí của các bên tham gia vào giao dịch. Tuy nhiên, ý chí lại là cái bên trong, là nguyện vọng, là mong muốn chủ quan của chủ thể40 và không phải lúc nào người khác cũng có thể biết hay nhận thấy được. Trên cơ sở lý luận về phạm trù “hình thức” trong triết học, mọi sự vật, hiện tượng trong quá trình tồn tại đều có thể xác định, nhận thức được qua biểu hiện về hình thức, nội dung là cái bên trong và
hình thức là biểu hiện ra bên ngoài của sự vật41. Còn theo nghĩa thông thường, hình
thức được hiểu là “cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung42”. Do vậy, nhìn từ góc độ chức năng và vai trò của yếu tố hình thức đối với sự tồn tại của giao dịch dân sự, hình thức của giao dịch dân sự là sự công bố ra bên ngoài ý chí của các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự. Thêm vào đó, sự công bố ý chí này cần được thực hiện bằng các thể thức (cách thức thể hiện) hoặcthủ tục được cho là cần thiết, tránh
làm cho nguyện vọng của chủ thể bị thiếu sót, sai lệch, méo mó, giả tạo,… từ đó đảm bảo sự tin cậy và an toàn cho các bên khi tham gia giao dịch.
Đối với các giao dịch dân sự nói chung, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định
(Khoản 2, Điều 117 BLDS năm 2015). Trong đó, giao dịch dân sự nhìn chung được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đồng thời, trong
40 Hồng Phê (1996), Từđiển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 1127.
41 Lê Minh Hùng (2015), Hình thức của Hợp đồng – Sách chuyên khảo, Nxb. Hồng Đức, tr. 14.
trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó (Điều 119 BLDS năm
2015). Riêng giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký, Luật HNGĐ năm 2014 phần lớn không yêu cầu hình thức của giao dịch để thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung mà chỉ đòi hỏi sự thỏa thuận giữa vợ và chồng (Khoản 1, Điều 35). Như vậy, có thể hiểu rằng điều kiện về hình thức đối với các giao dịch này được áp dụng tương tự như điều kiện về hình thức cho các giao dịch nói chung theo quy định tại BLDS năm 2015 và pháp luật chuyên ngành khác cho từng trường hợp.
Tuy nhiên, việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng khi tài sản đó là: (i) Bất động sản, (ii) Động sản mà theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu, hoặc (iii) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình (Khoản 2, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014). Trong phạm vi giao dịch được nghiêncứu, điều kiện hình thức bằng văn bản này chỉ có thể được áp dụng khi tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký, với vai trò
đối tượng của giao dịch, đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình43 và
giao dịch được xác lập để thực hiện quyền định đoạt của vợ chồng. Trước đây, Điều
28 Luật HNGĐ năm 2000 và Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng đặt ra yêu cầu về hình thức bằng văn bản đối với các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng “có giá trị lớn”hoặc là “nguồn sống duy nhất của gia đình”. Tuy nhiên, vì
sự lúng túng trong việc xác định tài sản chung nào được xem là có giá trị lớn, cộng vớibản chất phi thực tế trong nội hàm tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật hiện hành đã có sự điều chỉnh một cách phù hợp, tiến bộ hơn44.
Khác với các giao dịch dân sự được thực hiện thông qua hình thức bằng lời nói (“khẩu thuyết vô bằng”) hoặc hành vi cụ thể, việc xác lập, thực hiện bằng văn bản sẽ đảm bảo sự biểu hiện rõ ràng ý chí của các bên, cũng như nội dung cụ thể của giao dịch mà các bên nhắm đến. Đồng thời, với khả năng lưu giữ được ở trạng
thái gần như nguyên vẹn, trong một khoảng thời gian dài, văn bản còn đóng vai trò như một chứng cứ hữu hiệu khi phát sinh tranh chấp. Vì lẽ đó, đối với các tài sản chung mà việc vợ, chồng định đoạt chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống
43 Trong bối cảnh của pháp luật hiện hành, tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014 chỉ có thểlà động sản không phải đăng ký. Bởi lẽ, các loại tài sản còn lại, gồm bất động sản hay động sản mà theo quy định pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu đã được quy định lần lượt tại Điểm a, b của Điều khoản này.
gia đình, cũng như quyền lợi của bên thứ ba thì pháp luật đã quy định điều kiện hình thức của giao dịch liên quan phải bằng văn bản. Song, việc xác định động sản không phải đăng ký nào đang là nguồn tạo thu nhập chủ yếu của gia đình cũng đặt ra rất nhiều khó khăn và rủi ro cho các bên tham gia vào giao dịch, nhất là khi Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã quy định cho vợ, chồng quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệukhi có sự vi phạm xảy ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký rất đa dạng, phong phú trong đời sống hôn nhân hằng ngày của mỗi gia đình. Các giao dịch do vợ chồng thực hiện liên quan đến những tài sản chung này, do vậy, cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của không chỉ vợ chồng mà còn cả bên thứ ba tham gia vào giao dịch. Gia đình là tế bào của xã hội, do vậy muốn xã hội phát triển thì cái gốc tế bào ban đầu phải tốt, phải bền vững và phát triển ổn định.
Nhận thức được vấn đề này, pháp luật đã đặt ra những quy định minh bạch, cụ thể để điều chỉnh chế độ tài sản hôn nhân gia đình nói chung nhằm định hướng hành vi của vợ chồng, cũng như đảm bảo quyền lợi của chính vợ chồng và cả bên thứ ba tham gia vào giao dịch. Thông qua việc nghiên cứu các quy định này, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Chương 1 đã làm rõ được các vấn đề cơ bản về giao
dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký như
khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, trong đó đặc biệt làm rõ quyền của vợ chồng trong việc xác lập giao dịch liên quan đến tài sản sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký, và các điều kiện có hiệu lực, cũng như nghĩa vụ đối với vợ chồng phát sinh từ việc xác lập, thực hiện nhữnggiao dịch này.
Dù vậy, do sự đa dạng và phức tạp của của các tài sản chung là động sản không phải đăng ký, cũng như đối với các giao dịch liên quan, thực tế áp dụng các quy định pháp luật vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, làm rõ để đề ra giải pháp phù hợp.
CHƯƠNG 2 : BẤT CẬP, VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CHUNG CỦA
VỢ CHỒNG LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ
Theo thông tin được công bố trên Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của TAND Tối cao, số bản án, quyết định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình được công bố cho đến hiện nay là 387.760, gấp nhiều lần so với các lĩnh vực khác như hình sự (159.411), dân sự (125.742), kinh doanh thương mại (13.413), lao động (3.080)45. Tình trạng các án hôn nhân gia đình chiếm đa số cũng tồn tại ở địa phương, ví dụ tại báo cáo gần đây nhất của một TAND cấp tỉnh, trong năm 2020 Tòa án đã thụ lý tổng cộng 1.797 vụ án hôn nhân và gia đình, trong khi đó số án thụ lý trong lĩnh vực dân sự chỉ có 686 vụ và kinh doanh thương mại, lao động là 100
vụ46. Phát biểu ở hội nghị do Bộ Tư pháp tổ chức vào năm 2019, TAND Tối cao cũng cóđánh giá cho rằng “các vụ việc về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng về số lượng cũng như mức độ phức tạp, gay gắt47”. Qua đó, có thể thấy được rằng các vụ án tranh chấpvề hôn nhân gia đình đang ở mức đáng báo động trong những năm vừa qua.
Ngoài các tranh chấp về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng như quyền nuôi con, yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật, xác định cha mẹ cho con,… Những tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong lượng án hôn nhân gia đình đã và đang được các cấp Tòa án thụ lý và giải quyết. Về nguyên tắc, các giao dịch liên quan đến tài sản chung phải có sự bàn bạc, thống nhất giữa vợ và chồng, tuy nhiên trong một số trường hợp, pháp luật lại không bắt buộc điều này.Dù vậy, để vợ chồng có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là động sản không phải đăng ký thì cần đáp ứng những điều kiện nhất định như mục đích của giao dịch phải nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, động sản không đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình hay bên thứ ba tham gia giao dịch phải được xem là ngay tình,… Nếu không đáp ứng được, giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu và dẫn đến
45 Xem thêm https://congbobanan.toaan.gov.vn/6tatcvn/Thong-ke, 08/10/2021.
46 Báo cáo kết quảcông tác Tòa án năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụnăm 2021 số 607/BC-TAQB của TAND tỉnh Quảng Bình ngày 08/12/2020.
47 Tòa án nhân dân tối cao, Đánh giá quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 qua thực tiễn giải quyết các vụ việc vềhôn nhân gia đình của Tòa án nhân dân, Tham luận tại Hội nghịsơ kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 do BộTư pháp tổ chức ngày 30/7/2019 tại Hà Nội, tr 1-2.
nhiều hậu quả khác nhau. Tuy nhiên, thực trạng áp dụng đang cho thấy nhiều khó khăn, bất cập trong việc xác định các điều kiện này cho cả chủ thể vận dụng và cơ quan giải quyết khi tranh chấp xảy ra. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung làm rõ những bất cập, vướng mắc còn tồn tại đối với các tranh chấp,
đồng thời đưa ra các giải pháp cho từng vấn đề như một nguồn tham khảo để đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam.