giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký
Trên cơ sở quy định của Luật HNGĐ năm 2014, về mặt nguyên tắc, việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung vợ chồng phải do vợ chồng thỏa thuận. Vợ chồng có thể cùng xác lập giao dịch với bên thứ ba liên quan đến tài sản chung vợ chồng; hoặc đại diện cho nhau để xác lập thực hiện giao dịch với bên thứ ba theo quy định về đại diện. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác không phải đăng ký, một bên vợ hoặc chồng được xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung vợ chồng mà không cần có thỏa thuận chung vợ chồngtheo quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014. Ngoại lệ này được đặt ra nhằm đảm bảo tính an toàn của các giao dịch được thực hiện qua tài khoản (gửi tiền vào tài khoản, chuyển khoản, thanh toán…), người thứ ba (ngân hàng, công ty chứng khoán, người có giao dịch với vợ, chồng) có quyền suy đoán rằng chủ tài khoản có quyền định đoạt những tài sản cótrong tài khoản. Quy định này không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba, mà còn mang lại lợi ích cho vợ chồng: do được quyền suy đoán về quyền của chủ tài khoản, người thứ ba không cần thiết phải tìm hiểu về tình trạng hôn nhân cũng như chế độ tài sản của người ký kết giao dịch với mình, do đó vợ, chồng có thể thực hiện giao dịch một cách dễ dàng mà không phải đưa ra các tài liệu chứng minh về quyền đối với tài sản được sử dụng66. Dù vậy, thực tiễn áp dụng pháp luật lại chỉ ra các trường hợp mà quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này bị xâm phạm nghiêm trọng.
Thứ nhất, đối với người thứ ba ngay tình, tại Hội thảo “Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân” do TAND Tối
Cao và Hiệp hội Ngân hàng tổ chức tại Hội An, Quảng Nam ngày 04/10/2019, một trường hợp được nêu ra như sau: người chồng tự ý dùng số tiền là tài sản chung của hai vợ chồng tại thẻ tiết kiệm đứng tên người chồng để cầm cố đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ. Theo đó, trên thực tế, Bản án của TAND cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, tuyên hợp đồng bảo đảm vô hiệu. Tiếp theo đó khi xét xử theo thủ tục Phúc thẩm, Bản án Phúc thẩm của TAND có xác định buộc
66 Thái vũ, “Giải quyết các vụ án dân sự về quyền sở hữu - sai sót cần rút kinh nghiệm”,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/giai-quyet-cac-vu-an-dan-su-ve-quyen-so-huu-sai-sot-can-rut-kinh- nghiem, 23/9/2021.
tổ chức tín dụng phải trả cho người vợ số tiền tương đương ½ giá trị tài sản bảo đảm (số tiền trên sổ tiết kiệm) cho khoản vay bị xử lý vì cho rằng người chồng đứng tên trên sổ tiết kiệm chỉ có quyền định đoạt ½ số tiền trong sổ tiết kiệm, còn ½ tài sản là phần tài sản của người vợ trong tài sản chung vợ chồng nên người chồng không có quyền định đoạt67. Hướng giải quyết này dường như không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, cả trong lĩnh vực hôn nhân gia đình lẫn tín dụng, khi ngườivợ hoặc chồng đứng tên tài khoản, với tư cách chủ sở hữu của mình,đã được công nhận quyền tự mình xác lập và thực hiện các giao dịch có liên quan. Ngoài ra, giải pháp này nếu được công nhận và áp dụng rộng rãi trên thực tiễn thì sẽ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người thứ ba ngay tình tham gia vào giao
dịch, đặc biệt còn có các tổ chức tín dụng khi người vợ hoặc chồng đứng tên trên thẻ đã rút toàn bộ sổ tiết kiệm, nhưng chồng hoặc vợ người đó lại khiếu nại và yêu cầu tổ chức tín dụng chịu hoàn trả phần sở hữu của mình.
Thứ hai, đối với vợ chồng (dù tham gia hoặc không tham gia xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung là động sản không phải đăng ký) thì cần nhấn mạnh rằng quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 chỉ nhằm công nhận hiệu lực của giao dịch do người vợ hoặc chồng tự mình xác lập với người thứ ba ngay tình, còn trong quan hệ giữa vợ và chồng, cả hai đều phải tuân thủ nguyên tắc nếu việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường (Khoản 3, Điều 29 Luật HNGĐ năm 2014)68. Mà tài sản chung của vợ chồng lại thuộc sở hữu chung hợp nhất và được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng (Khoản 2, Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014). Do vậy, nếu vợ hoặc chồng tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch không nhằm đáp ứng các mục đích trên thì phải có nghĩa vụ bồi thường cho người chồng hoặc vợ của mình, dù hiệu lực của giao dịch được công nhận. Tuy nhiên, thực trạng giải quyết hiện nay đã chỉ ra nhiều tồn tại trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng đối với các tranh chấp yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng có
67 Vụ Pháp chế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp của các Tổ chức tín dụng với Khách hàng và đề xuất, kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật liên quan, Hội thảo Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan đến tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân, tr. 4.
68 Bản thuyết minh dự án Luật HNGĐ năm 2014 đã nêu “Cần nhấn mạnh rằng quy định suy đoán về quyền chỉ có hiệu lực trong quan hệ giữa một bên là vợ chồng và bên kia là người thứ ba. Trong quan hệ giữa vợ và chồng thì vợ, chồng phải tuân theo các quy định về quyền và nghĩa vụ của họtheo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc theo thỏa thuận; nếu vi phạm và gây thiệt hại thì phải bồi thường nếu người vợ hoặc chồng không thực hiện giao dịch có yêu cầu”, Xem thêm: Thái vũ, tlđd (66).
đối tượng là động sản không phải đăng ký khi một bên vợ hoặc chồng cho là tài sản
này không còn, do đã thực hiện quyền tự xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan. Chẳng hạn:
- Tình huống 1: Vụ án tranh chấp ly hôn và đòi tài sản giữa Nguyên đơn chị Nguyễn Ngọc H và Bị đơn anh Bùi Công Tr, chị H và anh Tr khởi kiện tranh chấp yêu cầu chia tài sản chung, trong đó bao gồm 12 chỉ vàng 24K mà anh Tr đã bánđể trả nợ chung. Tại bản án Phúc thẩm, TAND tỉnh Tiền Giang đã nhận định rằng Anh Tr thừa nhận mình nhận 12 chỉ vàng 24K từ bà P trả trong lúc vợ chồng đang sống ly thân nhau và đã tự bán mà không có ý kiến của chị H. 12 chỉ vàng 24K là tài sản chung của vợ chồng, khi định đoạt và sử dụng tài sản chung phải có sự đồng ý của hai vợ chồng, anh Tr tự định đoạt sử dụng một mình hết 12 chỉ vàng 24K, nên anh Tr phải có nghĩa vụ trả lại cho chị H 06 chỉ vàng 24K69.
- Tình huống 2: Vụ án tranh chấp ly hôn và chia tài sản khi ly hôn giữa Nguyên đơn chị Phan Thị Thu H và Bị đơn anh Dương Thành S,chị H khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng, trong đó bao gồm 10 chỉ vàng 24K và 10 chỉ vàng 18K. Theo anh S, số vàng trên anh đã bán 10 chỉ vàng 24K để trả chi phí đám cưới và 08 chỉ vàng 18K để đóng hụi và chi phí sinh hoạt trong gia đình nên không đồng ý chia tài sản chung theo yêu cầu của chị H. Tại Bản án Phúc thẩm, TAND tỉnh Vĩnh Long đã nhận định việc bán trả nợ và đóng hụi, cũng như sử dụng số tiền này chi phí cho sinh hoạt của gia đình, chị H không thừa nhận, anh S không xuất trình được chứng cứ chứng minh. Vì vậy cấp sơ thẩm chia cho chị H và anh S mỗi người được hưởng 05 chỉ vàng 24K và 05 chỉ vàng 18K là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật70.
- Tình huống 3: Vụ án chia tài sản chung, nợ chung sau ly hôn giữa Nguyên đơn chị Nguyễn Thị T và Bị đơn anh Nguyễn Văn T, chị T và chị T tranh chấp yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng, trong đó bao gồm khoản tiền có được từ việc bán 02 con bò và 01 xe máy là 32.500.000 đồng. Chị T cho rằng số tiền này chị đã sử dụng vào việc chi tiêu sinh hoạt gia đình, nuôi con ăn học, trả nợ tiền vay cá nhân và lãi Ngân hàng nên số tiền này không còn. Tại Bản án sơ thẩm, TAND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ đã nhận định rằng xét lời trình bày của chị T là phù hợp với thực tế vì trong khoảng thời gian đó, anh T bị tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe, mọi công việc gia đình chủ yếu là do chị T lo toan gánh vác và sau khi ly hôn
69 Bản án số10/2021/HNGĐ-PT của TAND tỉnh Tiền Giang ngày 25/01/2021
chị T là người nuôi con chưa thành niên, anh T không phải cấp dưỡng vì vậy số tiền này có căn cứ là đã sử dụng vào những nhu cầu của cuộc sống chung nên không còn để xem xét là tài sản chung. Từ đó, TAND huyện Thanh Ba quyết định không chia số tiền trên71.
Từ các ví dụ trên, có thể nhận thấy về mặt chủ thể, tranh chấp có hai bên
đương sự bao gồm: Bên yêu cầu chia và Bên không đồng ý yêu cầu chia (bên cho rằng tài sản không còn do mình đã xác lập, thực hiện giao dịch để chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản đó). Còn về đường lối giải quyết, cơ sở chính để các Tòa án ban hành phán quyết lại khá khác nhau. Với tình huống 1, quyền xác lập, thực hiện giao dịch có liên quan đến tài sản đang tranh chấp của Bên không đồng ý yêu cầu chia (anh Tr) được xem là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Còn ở tình huống
2 và 3, các thẩm phán lại quan tâm hơn đến việc xác định liệu các giao dịch này có được Bên không đồng ý yêu cầu chia (anh S hay chị T) xác lập, thực hiện trên thực tế hay không.
Theo lô-gic của vấn đề, việc xác định tính hợp pháp của giao dịch dường như chỉ nên được đặt ra sau khi đã chứng minh được giao dịch đã được một bên xác lập, thực hiện trên thực tế. Do đó, việc Tòa án bỏ qua bước xác minh giao dịch tại tình
huống 1dường như chưa thực sự phù hợp, đồng thời dẫn đến sự mất đồng bộ trong
cách tiếp cận giải quyết vấn đề tương tự cho hệ thống tư pháp nước nhà. Thêm vào đó, chưa kể đến việc nhận định của Tòa án trái với quy định tại Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014 đã được đề cập, phân tích ở trên (Mục 2.1), giả sử Bên không đồng ý yêu cầu chia đã vượt quá quyền hạn của mình trong việc xác lập, thực hiện giao dịch thì tài sản chung là đối tượng của giao dịch này cũng đã chuyển quyền sở hữu cho bên thứ ba khác và không còn là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, không thể tính vào khối tài sản chung để chia theo yêu cầu, trừ trường hợp đã được Tòa án tuyên giao dịch chuyển giao quyền sở hữu trước đó là vô hiệu hoặc chấp thuận cho vợ, chồng thực hiện các quyền truy đòi tài sản theo quy định bằng một Bản án có hiệu lực pháp luật. Mặt khác, pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành cũng mới chỉ đặt ra trách nhiệm bồi thường cho một bên vợ hoặc chồng thực hiện thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của mình mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình theo đúng quy định. Như vậy tại tình huống 1này, việc Tòa
án yêu cầu người chồng (anh Tr) hoàn trả một phần số vàng đã bán vì lý do vượt
quá quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản tranh chấp theo tác giả
là chưa đủ căn cứ và phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Về vấn đề này, pháp luật nước ngoài dường như có một cách tiếp cận bao quát hơn, cụ thểĐiều 1437 BLDS Pháp quy định “Vợ hoặc chồng phải đền bù vào tài sản chung mỗi khi dùng tiền trong khối tài sản chung để thanh toán nợ riêng hoặc nghĩa vụ riêng của mình như thanh toán toàn bộ hoặc một phần tài sản riêng, chuộc lại địa dịch, duy trì hoặc tu sửa tài sản riêng, nói chung là mỗi khi vợ hoặc chồng thu lợi cho riêng mình từ tài sản chung”. Với quy định này, bất kỳ giao dịch chi tiêu tài sản chung của vợ chồng vào mục đích riêng của bên nào, dù có vượt quá quyền hạn của
mình không, cũng sẽ dẫn đến trách nhiệm bồi thường của người xác lập, thực hiện giao dịch cho bên còn lại.
Đối với tình huống 2 và 3, việc chứng minh sự tồntại của giao dịch lại là vấn đề được hai Tòa án ưu tiên quan tâm. Dù vậy, pháp luật hôn nhân gia đình chưa có quy định về nghĩa vụ chứng minh sẽ thuộc về Bên đương sự nào, còn về phần pháp luật tố tụng dân sự, cả đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình cùng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối của mình là có căn cứ và hợp
pháp (Khoản 1, Điều 6 và Điều 91 BLTTDS năm 2015). Tại tình huống 2, có thể nhận thấy rằng Tòa án đã đẩy phần nghĩa vụ chứng minh này cho Bên không đồng ý yêu cầu chia (anh S) thay vì Bên yêu cầu chia (chị H). Theo tác giả, cách tiếp cận này là chưa phù hợp bởi lẽ trước tiên về mặt luật viết như đã đề cập, nghĩa vụ chứng minh thuộc về cả hai bên đương sự. Tiếp theo, về mặt thực tiễn, sẽ rất khó khăn cho người vợ, chồng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung là động sản không phải đăng ký đang tranh chấp chứng minh tính xác thực, tồn tại của giao dịch này, đặc biệt là đối với trường hợp chi tiêu cho gia đình tại tranh chấp.
Bởi lẽ, các chi tiêu này thường không có hóa đơn, hoặc ít nhất có nhưng ít khi nào vợ chồng lại lưu giữ một cách đầy đủ. Đồng thời, nếu tranh chấp phát sinh sau một thời gian dài chung sống, việc yêu cầu bên thực hiện chi tiêu phải nhớ và khai báo đầy đủ để chứng minh cho sự tồn tại của các giao dịch cũng là điều bất khả thi. Có
lẽ vì thế, Tòa án tại tình huống 3đã có cách tiếp cận cởi mở hơn khi không yêu cầu một bên đương sự nào phải có nghĩa vụ chứng minh mà chỉ dựa vào lời khai của các bên để lập luận và đưa ra phán quyết của mình.
Kiến nghị:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 29 Luật HNGĐ năm 2014 theo
hướng: “Vợ, chồng nếu xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chồng, vợ, gia đình và của người khác thì phải bồi thường”. Theo đó, mở rộng phạm vi của nghĩa vụ bồi thường của vợ, chồng, không còn chỉ bó hẹp trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà cho bất kỳ hành vi nào.
Thứ hai, TAND Tối cao cần ban hành một nghị quyết hướng dẫn cụ thể về