Quyền của vợ, chồng trong việc xác lập giao dịch

Một phần của tài liệu Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 37)

1.2. Nội dung của quy định về giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ

1.2.1 Quyền của vợ, chồng trong việc xác lập giao dịch

Thỏa thuận của vợ chồng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung

hợp nhất có thể phân chia của vợ chồng, nghĩa là sở hữu chung mà trong đó phần quyền của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung (Điều 210 và

Điều 213 BLDS năm 2015). Pháp luật dân sự hiện hành cũng đã quy định các nguyên tắc chung trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với loại tài sản

này, cụ thể là trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì các chủ sở hữu chung sẽ “cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí”, “có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung” và“Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật” (Điều 216, Điều 217 và Điều 218 BLDS năm 2015).

Riêng về pháp luật chuyên ngành, Khoản 1, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014 còn khẳng định “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận”. Như vậy, về mặt nguyên tắc, tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, bao gồm động sản không phải đăng ký để thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đều phải có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng. Sự thỏa thuận, trong chừng mực nào đó, cho phép hiểu rằng vợ chồng tối thiểu phải đạt được sự thống nhất về mặt ý chí trong việc xác lập các giao dịch. Đây là một cách

tiếp cận mới, bởi theo quy định trước đây chỉ đối với việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh thì mới phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư

kinh doanh riêng (Khoản 3 Điều 28 Luật HNGĐ năm 2000).

Đại diện giữa vợ và chồng. Bên cạnh việc cùng nhau tham gia vào giao dịch để biểu hiện sự thống nhất ý chí của mình. Vợ hoặc chồng còn có thể nhân danh và

vì lợi ích người chồng hoặc vợ của mình để xác lập các giao dịch trên cơ sở đại

diện.Căn cứ Luật HNGĐ năm 2014, có các loại đại diện giữa vợ và chồng như sau:

- Đại diện theo ủy quyền. Nhằm tạo điều kiện cho tài sản chung của vợ chồng tham gia vào giao lưu dân sự nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu thỏa thuận giữa các bên, pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành đã quy định cho phép vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định pháp

luật phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng (Khoản 2 Điều 24 Luật HNGĐ năm

2014). Về cơ bản, quan hệ ủy quyền được xác lập dựa trên giao dịch dân sự là “Hợp đồng ủy quyền” và theo quy định của pháp luật dân sự, hình thức của giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể (Điều 119 BLDS năm 2015). Dù vậy, trên thực tế, bên thứ ba tham gia vào giao dịch luôn đòi hỏi một văn bản ủy quyền, đôi khi còn phải là được công chứng hoặc chứng thực, nhằm đảm bảo hiệu lực của giao dịch mà mình tham gia. Bởi lẽ, trong ba hình thức của giao dịch dân sự, văn bản là loại duy nhất mà bên thứ ba có thể lưu giữ để đem ra sử dụng làm chứng cứ hữu hiệu nhất trong trường hợp xảy ra tranh chấp với vợ, chồng.

Ngoài ra, để đảm bảo cho hiệu lực của văn bản ủy quyền, bên thứ ba thường có xu

hướng trông chờ vào một tổ chức với sự am hiểu và hoạt động thường xuyên,

chuyên sâu trong lĩnh vực này như các tổ chức hành nghề công chứng.

- Đại diện theo pháp luật. Có những trường hợp, vợ hoặc chồng không thể tham gia vào giao dịch dân sự do hạn chế về năng lực chủ thể và cần sự trợ giúp của một chủ thể khác thông qua hình thức đại diện. Tuy nhiên, hình thức đại diện theo ủy quyền lại không thể áp dụng, bởi lẽ sự hạn chế về năng lực chủ thể đã khiến người được đại diện không đáp ứng được điều kiện để Hợp đồng ủy quyền, với bản chất là một giao dịch dân sự trở nên có hiệu lực theo quy định tại Điều 117 BLDS năm 2015. Do vậy, pháp luật đã chỉ định người đại diện cho các đối tượng này, cụ thể vợ, chồng sẽ được đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng

lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan (Khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ năm

2014). Cơ chế đại diện này đóng vai trò là một giải pháp hữu hiệu, thiết yếu trong hệ thống pháp luật dân sự nói chung và hôn nhân gia đình nói riêng để hạn chế tình trạng “tắc nghẽn” trong giao lưu dân sựđối với tài sản chung của vợ chồng.

- Đại diện trong quan hệ kinh doanh. Pháp luật hôn nhân gia đình trước đây chỉ quy định cơ chế đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng (Điều 24 Luật HNGĐ năm 2000), điều này cũng tương tự như các quy định tại Pháp –một quốc gia điển hình cho hệ thống dân luật (Điều 218, Điều 219 BLDS

Pháp). Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nói chung và của vợ, chồng nói riêng đều đòi hỏi tính kịp thời, nhanh chóng để nắm bắt các cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, người không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ rất khó để có thể nắm bắt được tính chất, mức độ, yêu cầu, nhạy bén đối với công việc và dễ dẫn đến bất đồng với người vợ hoặc chồng của mình đang trực tiếp tham gia. Trong bối cảnh đó, việc chờ đợi để đạt được sự thống nhất giữa vợ và chồng trở nên khó khăn và không còn phù hợp.

Để khắc phục vấn đề này, Luật HNGĐ năm 2014 đã quy định lần lượt cho hai trường hợp đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh. Thứ nhất, trong

trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ

kinh doanh sẽ là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Khoản 1, Điều 25 Luật HNGĐ năm 2014). Thứ

hai, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó và thỏa thuận này phải lập thành văn bản (Khoản 2, Điều 25 và Điều 36

LuậtHNGĐ năm 2014). Cụ thể hơn cho trường hợp thứ hai, pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội hoặc để thành lập doanh nghiệp tư nhân thì người góp vốn, người đứng tên chủ doanh nghiệp tư nhân được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến phần vốn góp trong pháp nhân, tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản (Khoản 2 Điều

Bộ luật dân sự về Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).

Riêng vềthỏa thuận giữa vợ và chồng đặt ra tại hai trường hợp nêu trên, thỏa thuận của trường hợp thứ nhất được quy định với vai trò là trường hợp loại trừ cơ chế đại diện mặc nhiên của người vợ hoặc chồng trực tiếp tham gia vào công việc

kinh doanh. Tuy nhiên, điều luật không quy định bắt buộc về hình thức của thỏa thuận này nên ta có thể hiểu vợ và chồng có thể áp dụng một trong ba hình thức tại Điều 119 BLDS năm 2015 đã được nêu ở trên và dẫn đến nhiều rủi ro cho cả bên thứ ba lẫn người vợ hoặc chồng không tham gia vào giao dịch36. Còn đối với trường hợp thứ hai, thỏa thuận lại là căn cứ để xác lập quan hệ đại diện giữa vợ, chồng và

điều luật yêu cầu thỏa thuận này phải được lập bằng văn bản. Cá biệt cho yêu cầu về hình thức này, trong trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc dùng tài sản chung để góp vốn nhưng việc góp vốn đã được thực hiện theo đúng thủ tục được quy định trong pháp luật liên quan mà người không trực tiếp kinh doanh biết hoặc phải biết về việc góp vốn nhưng không phản đối thì coi như đã có thỏa thuận (Khoản 2 Điều 27 Nghị địnhsố 21/2021/NĐ-CP). Ngoại lệ được đặt ra có lẽ xuất phát từ lý do việc góp vốn đã phải trải qua một quá trình xem xét, thẩm tra, phê duyệt nghiêm ngặt theo quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các thông tin liên quan cũng được công khai, minh bạch tại các trang mạng điện tử để tạo điều kiện cho người không trực tiếp kinh doanh phải biết, do vậy nếu không có sự phản đối đối thì mặc nhiên thừa nhận một bên đã chấp nhận giao cho người vợ hoặc chồng của mình quyền xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản đưa vào kinh doanh. Dù vậy, vẫn còn nhiều vấn được bỏ ngõ liên quan đến sự phản đối của người vợ hoặc chồng không trực tiếp kinh doanh (như phương thức, thời hạn, đối tượng phản đối,…). Thiết nghĩ việc vận dụng quy định còn cần một khoảng thời gian nữa để tiếp tục theo dõi và đúc kết những hạn chế tồn tại từ thực tiễn trong bối cảnh quy định mới về trường hợp ngoại lệ này chỉ mới có hiệu lực gần đây.

Nhìn chung, tiêu chí phân loại giữahai trường hợp trên, theo tác giả dựa vào

36 Ví dụtrường hợp vợ chồng cùng sử dụng tiền tiết kiệm là tài sản chung đểkinh doanh để mở quán phở, người vợ là bên trực tiếp đứng bán và trực tiếp mua nguyên vật liệu từ Công ty A. Do Công ty A thường xuyên giao hàng trễ, không đảm bảo chất lượng nên người vợ quyết định nhập nguyên liệu mới từ Công ty B. Tuy nhiên, sau đó người chồng phát hiện và không đồng ý vì cho rằng trước khi mởquán đã có thỏa thuận miệng với người vợ rằng trường hợp thay đổi bên cung cấp thì phải được sựđồng ý của anh. Giả sử là có thỏa thuận miệng này có tồn tại thật nhưng người vợ lại chối đi thì người chồng lấy căn cứgì để không cho người vợ quyền xác lập giao dịch? Hay ngược lại, nếu trên thực tế không có tồn tại thỏa thuận này nhưng người vợ lại thông đồng với người chồng do tìm kiếm được nguồn hàng tốt hơn từ bên thứ ba khác thì liệu Công ty B có thể yêu cầu người vợ và chồng tiếp tục thực hiện theo Hợp đồng đã ký?

ý chí của các bên vợ, chồng trong việc xác lập quan hệ đại diện. Cụ thể, ở trường hợp thứ nhất, quan hệ đại diện được áp đặt một cách duy ý chí bởi nhà làm luật. Còn đối với trường hợp thứ hai, việc thỏa thuận cho một bên vợ hoặc chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh đã thể hiện sự đồng ý xác lập quan hệ đại diện giữa vợ chồng dựa trên cơ sở ủy quyền. Dù vậy, cơ chế của trường hợp thứ hai, trong chừng mực nào đó, chỉ có thể được xem là quan hệ đại diện theo ủy quyền một cách “gượng ép”. Bởi lẽ, quan hệ đại diệnnày được xác lập trên cơ sở của luật viết thay vì hợp đồng ủy quyền - giao dịch dân sự cơ sở để thiết lập nên quan hệ đại diện theo ủy quyền.

Thỏa thuận mặc nhiên. Nguyên tắc chung hiện hành của việc xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là phải có sự thỏa thuận của vợ và chồng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất, tầm quan trọng, bức bách của việc xác lập,

thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng một cách kịp thời quyền lợi của các thành viên trong gia đình, pháp luật quy định cho phép giaodịch có thể chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện và người còn lại xem như đã mặc nhiên đồng ý với giao dịch này. Cụ thể, trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp đối tượng của giao dịch là các tài sản chung như bất động sản, động sản không phải đăng ký và tài sản chung đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình (Khoản 1, Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP;

Khoản 2, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014). Trước đây, nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình cũng được pháp luật hôn nhân gia đình sử dụng để gián tiếp công nhận cho vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện các giao dịch nhằm đáp ứng mục đích này thông qua cơ chế trách nhiệm liên đới (Điều 25 Luật HNGĐ năm 2000). Tuy nhiên, pháp luật giai đoạn này không đưa ra một định nghĩa cụ thể và dẫn đến khó khăn cho cơ quan xét xử khi vận dụng trên thực tế. Hiện nay, nhu cầu thiết yếuđược quy định cụ thể là nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình (Khoản 20, Điều 3 Luật HNGĐ năm 2014). Dù vậy, khái niệm này không phải là một hiện tượng bất biến mà sẽ thay đổi bởi nhiều yếu tố thời gian, bối cảnh kinh tế, điều kiện thu nhập,… nên vẫn gây ra nhiều lúng túng

cho việc xác định chính xác trong thực tế vận dụng.

Sở dĩ các giao dịch thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu được xếp vào cơ chế thỏa thuận mặc nhiên thay vì đại diện giữa vợ và chồng bởi lẽ việc xác lập,

thực hiện các giao dịch này là nghĩa vụ quan trọng của các bên đã được pháp luật thừa nhận. Cụ thể, vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (Khoản 2, Điều 29 Luật HNGĐ năm 2014) và vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình

(Khoản 1, Điều 30 Luật HNGĐ năm 2014). Thậm chí, trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên (Khoản 2, Điều 30 Luật HNGĐ năm 2014). Nói cách khác, sự mặc nhiên xuất phát từ lý do khi người vợ hoặc chồng đề xuất xác lập, thực hiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì người chồng hoặc vợ còn lại không có quyền từ chối. Ngoài ra, quy định này còn có ý nghĩa trong trường hợp bức bách, cấp thiết mà vợ chồng không thể bàn bạc để có thể đạt được một sự thỏa thuận. Ví dụ, chồng đang đi làm ăn xa, không thể liên lạc mà con lại bệnh và cần tiền phẩu thuật gấp nên người vợ quyết định bán đànbò của gia đình đi để xoay xở.

Các trường hợp ngoại lệ. Đối với một số tài sản chung nhất định, do tính chất thông dụng trong giao lưu dân sự mà vợ hoặc chồng có quyền tự mình xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng với người thứ ba

ngay tình. Thứ nhất, trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có

Một phần của tài liệu Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký theo pháp luật dân sự việt nam (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)