của vợ chồng là động sản không phải đăng ký
Đối với tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký, về mặt nguyên tắc, việc chiếm hữu, định đoạt tài sản chung này phải do vợ chồng thỏa thuận (Khoản 1, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014). Tuy nhiên, người vợ hoặc chồng đang đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán hoặc đang chiếm hữu các động sản khác không phải đăng ký có quyền tự mình xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến những tài sản này (Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014). Theo đó, người vợ hoặc chồng thậm chí có thể tự mình dùng số tiền chung của gia đình vào các giao dịch mang tính may rủi như xổ số, cá cược, mà không bị hạn chế về mức tối đa của số tiền đặt cược. Tất nhiên, vợ hoặc chồng không được phép lao vào những cuộc cờ bạc hay những vụ làm ăn phi pháp, dù là tiền chung hay riêng. Tuy nhiên, trong khung cảnh của luật thực định, việc dùng tiền chung vào các trò chơi may rủi hợp pháp có thể được vợ hoặc chồng thực hiện mà không cần có sự đồng ý của người còn lại. Ngay nếu như vợ hoặc chồng có biểu hiện lạm dụng, sa đà, nghiện ngập đối với chuyện đỏ đen, chồng hoặc vợ cũng không thể dựa vào luật pháp để ngăn chặn hoặc thực hiện chế tài: luật hiện hành có xây dựng chế định hạn chế năng lực hành vi; nhưng ta sẽ thấy rằng chế định này có phạm vi áp dụng tương
đối hẹp64. Do vậy, pháp luật đặt ra yêu cầu đối với các giao dịch nhằm định đoạt tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký mà đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình thìphải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng (Khoản 2, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014) để đảm bảo tính bền vững, ổn định của cuộc sống gia đình. Song, các quy định liên quan đến điều kiện về hình thức của giao dịch này vẫn còn tồn tại một số vấn đềnhư sau:
Thứ nhất, pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành chưa quy định hay hướng dẫn để làm rõ tài sản (hay động sản không phải đăng ký) nào đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho gia đình. Nhìn vào quá trình lịch sử, Luật HNGĐ năm 2000 cũng đã đặt ra điều kiện về hình thức cho các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn. Song, dù pháp luật giai đoạn này đã có hướng dẫn tài sản chung có giá trị lớn sẽ “được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng” tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định số
70/2001/NĐ-CP nhưng vẫn tạo ra nhiều lúng túng, khó khăn khi áp dụng để xác
định. Như vậy, với một khái niệm định tính như “tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình” và thiếu sự hướng dẫn của pháp luật hiện hành, nhiều khả năng sẽ dẫn đến sự cảm tính, hay nghiêm trọng hơn là tùy tiện, trong việc áp dụng pháp luật của cơ quan giải quyết tranh chấp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên tham gia vào giao dịch. Để rõ hơn, ta có thể tham khảo ví dụ
sau: vợ chồng có một khoản tiết kiệm 10.000.000.000 đồng gửi kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng với lãi suất 5%, hằng năm vợ, chồng sẽ rút lãi khoản 500.000.000 đồng để chi tiêu các chi phí trong gia đình. Thu nhập bình quân của người chồng khoản 2.000.000.000 đồng/năm, người vợ 200.000.000 đồng/năm. Trong năm vừa qua, do bố mẹ vợ vỡ nợ nên vợ đã tự ý lấy toàn bộ số tiền tiết kiệm trên của gia đình để cho bố mẹ trả nợ. Chồng không biết việc này và sau đó, do mắc sai lầm trong công việc, chồng bị sa thải và thu nhập của gia đình chỉ còn phụ thuộc chủ yếu vào vợ. Như vậy, trong trường hợp này, liệu số tiền tiết kiệm trên có được coi là nguồn thu nhập chủ yếu trong gia đình không khi tiền lãi thu nhập hằng năm của gia đình về mặt định lượng chưa bằng ¼ số tiền lương của vợ chồng được tạo ra. Nếu căn cứ vào yếu tố định lượng để làm cơ sở, sau khi người chồng mất việc số tiền lãi tạo ra cho gia đình lại lớn hơn thu nhập từ lương sẽ lại chuyển hóa thành tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình và liệu giao dịch cho tặng của người vợ có khả
năng vô hiệu hay không? Tất cả giải pháp được đặt ra sẽ chỉ là cảm tính, hay có lẽ xuất phát từ cái gọi là “niềm tin nội tâm” của phía giải quyết tranh chấp và cũng không loại trừ khả năng khi quy định tại Khoản 2, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014 này bị lạm dụng cho các mục đích tư lợi cá nhân. Ngoài ra, nếu xét góc độ của bên thứ ba tham gia xác lập, thực hiện giao dịch với vợ chồng thì chủ thể này gần như không có khả năng biết được liệu rằng tài sản trong giao dịch có đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình hay không và pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành chưa có cơ chế phù hợp để bảo vệ nhóm đối tượng này.
Thứ hai, Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP đã quy định cho vợ, chồng quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu khi có sự vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014. Song, Khoản 2, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014 chỉ quy định các điều kiện cho giao dịch thực hiện quyền định đoạt liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sảnkhông phải đăng ký và đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Như vậy, đối với các vi phạm quy định khác, chẳng hạn như quyền xác lập, thực hiện các giao dịch khác của vợ chồng liên quan đến tài sản chung là động sản không phải đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu (Khoản 1, Điều 13
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) hoặc giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác không phải đăng ký (Điều 32 Luật HNGĐ năm 2014),… thì liệu vợ hoặc chồng không tham gia vào giao dịch có quyền yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch vô hiệu không. Điều 1427
BLDS Pháp đã có hướng tiếp cận một cách bao quát hơnkhi quy định “Nếu vợ hoặc chồng vượt quá quyền hạn của mình đối với tài sản chung, thì người kia có thể yêu cầu hủy giao dịch, trừ trường hợp họ đã có xác nhận giao dịch đó”. Dù vậy, sự vi phạm Khoản 2, Điều 35 hay các quy định khác tại Luật HNGĐ năm 2014 đều sẽ dẫn đến việc không đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực quy định tại BLDS năm 2015 và bên vợ hoặc chồng không tham gia vào giao dịch hoàn toàn có thể dựa trên các quy định tại Bộ luật này để yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu, cũng như giải quyết hậu quả mà không cần đến một quy định chi tiết tại pháp luật chuyên ngành.
Thứ ba, pháp luật chưa dự liệu các trường hợp ngoại lệ cho điều kiện về hình thức của giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là động sản không phải đăng ký. Chẳng hạn khi người vợ hoặc chồng không tham gia xác lập, thực hiện giao dịch biết hoặc phải biết về giao dịch nhưng không phản đối, hoặc các tình thế
cấp bách mà việc đáp ứng điều kiện là không có khả năng. Trên thực tế, Tòa án đã có sự công nhận hiệu lực của các giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản cho các trường hợp này mà bỏ qua điều kiện tại Khoản 2,
Điều 35 thông qua Án lệ số 04/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao công bố ngày 06/4/2016 và một số bản án, quyết định khác65. Về mặt luậtviết, điều kiện về hình thức đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản được quy định tại Điểm a, còn động sản không phải đăng ký đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình thì được quy định tại Điểm c của cùng Khoản 2, Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014. Như vậy, trong lô-gic của vấn đề, các trường hợp loại trừ này cần được công nhận như một giải pháp chung cho cả hai loại tài sản để đảm bảo tối đa quyền lợi cho các bên tham gia xác lập, thực hiện giao dịch, đặc biệt là trong các tình thế cấp thiết nhằm mục đích chữa bệnh, trang trải chi phí gia đình khi người vợ hoặc chồng còn lại không có mặt vì lý do khách quan.
Kiến nghị:
Thứ nhất, TAND tối cao cần ban hành Nghị quyết hướng dẫn hoặc Án lệ để thống nhất cách hiểu thế nào là “Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”bằng cách đặt ra các tiêu chí như: giá trị tài sản so với tổng giá trị tài sản chung, sự ảnh hưởng của tài sản đối với cuộc sống gia đình,…
Thứ hai, bãi bỏ Khoản 2, Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP về quyền của vợ chồng yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu giao dịch vi phạm Khoản 2, Điều 35
Luật HNGĐ năm 2014 và thay bằng một Điều khoản riêng với nội dung bao quát hơn, cụ thể “Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá quyền hạn của mình đối với tài sản chung thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu theo quy định pháp luật”.
Thứ ba, bên cạnh Án Lệ số 04/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán TAND Tối caocông bố ngày 06/4/2016 để công nhận các giao dịch không đáp ứng về mặt hình thức nhưng có cơ sở cho rằng người vợ hoặc chồng không tham gia giao dịch đã biết hoặc phải biết về giao dịch, TAND tối cao cần nghiên cứu, bổ sung hướng dẫn hoặc có một án lệ tương tự cho trường hợp các giao dịch này được thực hiện trong các tình thế cấp bách mà không thể có sự đồng thuận bằng văn bản của cả hai vợ, chồng.
65 Xem thêm Phan ThịTrúc Phương (2019), Quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 42 – 46.