nghị quyết của Đảng
Việc nâng cao chất lƣợng tái thẩm xuất phát từ quan điểm có tính chất chỉ đạo, định hƣớng cho quá trình về cải cách tƣ pháp thể hiện trong các văn kiện của Đảng nhƣ: Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hƣớng đến năm 2020. Nâng cao chất lƣợng tái thẩm bảo đảm bám sát mục tiêu đã đề ra: xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bƣớc hiện đại hoá, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc; hoạt động tƣ pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử đƣợc tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Trong quá trình cải cách tƣ pháp, nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật hình sự và thủ tục tố tụng tƣ pháp đƣợc đặt lên đầu tiên, trong đó chỉ rõ “Từng bƣớc hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hƣớng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của ngƣời ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ”. Nâng cao chất lƣợng tái thẩm bảo đảm hoàn nhiệm vụ đặt ra trong cải cách tƣ pháp, theo sát những thay đổi trong quan điểm chỉ đạo thể hiện trong các kết luận: Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, VKS và Cơ quan điều tra; Kết luận 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Cải cách tƣ pháp theo nghị quyết số 49/NQ-TW.