Khái niệm tái thẩm trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái thẩm trong tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 33 - 49)

Bản chất của xét xử vụ án hình sự là đánh giá, sử dụng chứng cứ để xác định chân lý khách quan về sự việc, ngƣời thực hiện hành vi phạm tội, lựa chọn quy phạm pháp luật, ra bản án hoặc quyết định để giải quyết. Xác định chân lý khách quan trong TTHS đồng nghĩa với việc kết án đúng ngƣời phạm tội và minh oan cho ngƣời vô tội. Khi Toà án kết án ngƣời vô tội và minh oan cho ngƣời phạm tội có nghĩa chân lý trong trƣờng hợp này chƣa đƣợc xác định, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án [55, tr. 8]. Những sai lầm nhƣ vậy vi phạm quyền con ngƣời, làm giảm uy tín của Nhà nƣớc, gây mất ổn định xã hội. Vì vậy, mặc dù tồn tại nguyên tắc bảo đảm hiệu lực thi hành của bản án, quyết định của Toà án khi đã có HLPL trong TTHS, nhƣng việc xem xét lại vẫn đƣợc đặt ra trong những trƣờng hợp cụ thể, đặc biệt khi bản án đó xác định sai ngƣời thực hiện hành vi phạm tội.

Với các đặc điểm khác nhau về kinh tế, văn hoá, truyền thống pháp luật, mỗi quốc gia đều đƣa ra giải pháp khác nhau để khắc phục sai lầm về áp dụng pháp luật và sai lầm về sự việc trong bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL. Có quốc gia quy định một thủ tục chung để khắc phục cả hai sai lầm trên, có quốc gia quy định hai thủ tục riêng biệt là giám đốc thẩm sửa chữa sai lầm về áp dụng pháp luật và tái thẩm để sửa chữa sai lầm về sự việc (Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể trong phần 2.3).

Theo Từ điển tiếng Việt, “tái thẩm” là “xét lại một bản án hoặc quyết định đã

có HLPL (khi phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi bản chất của vụ án)” [91, tr. 885-886]. Tái thẩm đƣợc xác định là động từ, chỉ hoạt động xét lại với đối tƣợng xem xét là bản án, quyết định đã có HLPL và trong trƣờng hợp phát hiện tình tiết mới làm thay đổi bản chất của vụ án. Dƣới góc độ ngôn ngữ chung, khái niệm này không chỉ rõ về thẩm quyền tiến hành, cơ sở phát sinh, mục đích và quyền hạn khi tái thẩm.

Tái thẩm đƣợc ghi nhận trong pháp luật TTHS Việt Nam cũng nhƣ pháp luật của các quốc gia trên thế giới với những dấu hiệu đặc trƣng riêng. Trong TTHS Pháp, tái thẩm đƣợc quy định nhƣ một thủ tục đặc biệt, nhà làm luật sử dụng thuật

ngữ “révission”. Theo Từ điển Pháp – Việt, “révission” là danh từ có nghĩa là “sự

xét lại, sự duyệt lại” [59, tr. 1453]. Theo Từ điển thuật ngữ pháp lý Pháp – Việt,

“révission” có nghĩa chung là “sửa đổi” và dƣới góc độ chuyên ngành của khoa học

luật tố tụng đƣợc luận giải “là việc xét xử lại vụ án đã có bản án, quyết định có HLPL nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi căn bản bản án, quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc

quyết định đó” [32, tr. 804]. Các nghiên cứu về tái thẩm trong TTHS Cộng hoà

Pháp hầu nhƣ thống nhất đƣa ra khái niệm: “Tái thẩm là một thủ tục đặc biệt trong

TTHS được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có HLPL nhưng bị kháng cáo, kháng nghị vì có những bằng chứng mới cho phép chứng minh người phạm tội vô tội hoặc có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết được khi ra bản án hoặc

trong TTHS với những dấu hiệu riêng về đối tƣợng, cơ sở phát sinh, thẩm quyền, thủ tục. Đặc biệt, căn cứ kháng cáo, kháng nghị tái thẩm (nằm trong cơ sở phát sinh tái thẩm) cho thấy rõ sự khác nhau với giám đốc thẩm.

Trong tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ đồng nghĩa chỉ việc xét lại bản án, quyết

định đã có HLPL của Toà án nhƣ: “Retrail” là danh từ chỉ “sự xét lại một vụ án”

[63, tr. 1289]; “review” có hai nghĩa: danh từ chỉ “sự xem xét lại, sự duyệt lại, sự

kiểm tra” và động từ chỉ “xem xét lại, duyệt lại”; “revision” là danh từ chỉ “sự xem

lại, sự sửa lại” [63, tr. 1291]. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, thuật ngữ “review

proceedings” đƣợc dùng khi quy định thủ tục xét lại bản án của Toà án sau khi đã phúc thẩm. Nhƣ vậy dƣới góc độ ngôn ngữ Anh, có sự tƣơng đối thống nhất trong cách giải thích thuật ngữ “tái thẩm”. Đó là danh từ chỉ việc việc xem xét lại và động từ chỉ hoạt động xét lại.

Khi đề cập đến tái thẩm trong TTHS các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý Việt Nam, đƣa ra nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất: Tái thẩm có nghĩa đặc biệt là một tố cầu nhằm sửa lại một bản án

nhất định đã xử sai lạc vì đã bị một sự kiện trái sự thật làm lạc hƣớng sự xét đoán [58, tr. 451].

Thứ hai: Tái thẩm là giai đoạn của TTHS, trong đó Toà án có thẩm quyền xét

lại những bản án hoặc quyết định đã có HLPL nhƣng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới đƣợc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết đƣợc khi ra bản án hoặc quyết định đó [61, tr. 453].

Thứ ba: Tái thẩm là thủ tục tố tụng do Toà án cấp trên thực hiện theo trình tự

pháp luật quy định để xét lại bản án, quyết định hình sự đã có HLPL bị ngƣời có thẩm quyền kháng nghị khi có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án mà Toà án không biết đƣợc khi ra bản án, quyết định đó nhằm khắc phục sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án [12, tr. 15].

Thứ tư: Tái thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định của Toà án đã có HLPL,

nhƣng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới đƣợc phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản hoặc quyết định mà Toà án không biết đƣợc khi ra bản án hoặc quyết định đó [33, tr. 120].

Thứ năm: Thủ tục tái thẩm là hình thức luật định mà Toà án có thẩm quyền áp dụng để xét lại bản án hoặc quyết định hình sự đã có HLPL bị ngƣời có thẩm quyền kháng nghị vì có những tình tiết mới đƣợc phát hiện có thể làm thay đổi nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết đƣợc khi ra bản án hoặc quyết định đó, nhằm đảm bảo sự thật vụ án đƣợc xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ [67, tr. 16].

Thứ sáu: Tái thẩm là việc xét lại bản án hoặc quyết định đã có HLPL nhƣng

bị kháng nghị vì phát hiện có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Toà án không biết đƣợc khi ra bản án hoặc quyết định đó [6, tr. 520].

Mặc dù đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ khác nhau nhƣng các khái niệm trên đều khẳng định tái thẩm đƣợc tiến hành để xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL bị kháng nghị vì có căn cứ cho rằng bản án, quyết định đó sai lầm. Sự thống nhất này thể hiện quan điểm nhất quán của các nhà khoa học, xác định đối tƣợng của tái thẩm là bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL. Tất cả các quan điểm đều khẳng định tái thẩm không phải là một cấp xét xử trong tố tụng.

Ngoài những điểm thống nhất trên, mỗi khái niệm đƣa ra đƣợc một hoặc một vài đặc điểm của tái thẩm và đƣợc đề cập dƣới hai góc độ khác nhau: góc độ thứ nhất cho rằng tái thẩm là một giai đoạn của quá trình tố tụng; góc độ thứ hai cho rằng tái thẩm là một thủ tục trong tố tụng.

Quan điểm xác định tái thẩm là giai đoạn của TTHS (khái niệm thứ ba) là thiếu thuyết phục. Cũng giống nhƣ giám đốc thẩm, mặc dù tái thẩm có nhiệm vụ riêng, trình tự, thủ tục riêng và kết thúc bởi văn bản tố tụng nhất định nhƣng chƣa thỏa mãn đầy đủ các đặc điểm của giai đoạn trong TTHS. Tái thẩm không phải là giai đoạn tố tụng bởi vì thời điểm bắt đầu của tái thẩm không phải là thời điểm kết thúc của giai đoạn trƣớc đó [12, tr. 10]. Tái thẩm có thể đƣợc tiến hành vào bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự sau khi vụ án đã đƣợc giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án có HLPL. Có thể ở thời điểm: sau giai đoạn xét xử sơ thẩm khi bản án, quyết định sơ thẩm có HLPL do không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm; sau giai đoạn xét xử phúc thẩm; sau khi đã có quyết

định giám đốc thẩm, tái thẩm; khi bản án đã đƣợc đƣa ra thi hành, thậm chí có trƣờng hợp bản án đã thi hành xong. Đồng thời nếu cho rằng tái thẩm là giai đoạn tố tụng thì cần phải đƣa vào khái niệm các dấu hiệu của một giai đoạn tố tụng độc lập bao gồm nhiệm vụ riêng, phạm vi đặc thù về chủ thể, hành vi tố tụng đặc trƣng, quyết định tố tụng kết thúc giai đoạn đó. Nghiên cứu tái thẩm dƣới góc độ này khó phân biệt đƣợc tái thẩm với giám đốc thẩm trong TTHS. Việc không phân biệt đƣợc tái thẩm với giám đốc thẩm là một trong những lý do cơ bản hình thành quan điểm nhập giám đốc thẩm và tái thẩm thành một thủ tục chung.

Các khái niệm còn lại đều cho rằng tái thẩm là thủ tục trong TTHS. Mặc dù đều coi tái thẩm là thủ tục trong TTHS nhƣng mỗi khái niệm đƣa ra một số đặc điểm riêng chƣa mang tính toàn diện và khó phân biệt với thủ tục giám đốc thẩm. Khái niệm thứ nhất có nhắc đến cụm từ “đặc biệt” để khẳng định tính chất của tái thẩm. Mặc dù khái niệm chỉ ra đƣợc mục đích của tái thẩm là sửa lại một bản án nhất định bị sai lạc nhƣng dễ nhầm lẫn với phúc thẩm do không chỉ rõ đối tƣợng là bản án đã có HLPL hay chƣa có HLPL. Theo khái niệm này, tái thẩm chỉ sửa lại bản án mà không sửa lại các quyết định của Toà án. Căn cứ tái thẩm là có sự kiện trái sự thật đƣợc sử dụng trong quá trình xác định sự thật khách quan làm lạc hƣớng sự xét đoán. Căn cứ tái thẩm trong khái niệm này phân biệt đƣợc tƣơng đối rõ với căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là vi phạm pháp luật. Sai lầm trong tái thẩm là sai lầm về nhận thức, không phải sai lầm về phƣơng diện pháp luật.

Khái niệm thứ nhất, thứ tƣ và thứ sáu không chỉ rõ thẩm quyền tái thẩm thuộc về cơ quan nào. Vì tái thẩm đƣợc xem xét là một thủ tục trong tố tụng nên thẩm quyền giải quyết là một dấu hiệu không thể thiếu, cần phải làm rõ và đƣa vào trong khái niệm. Dấu hiệu mục đích không đƣợc đề cập đến trong tất cả các khái niệm mặc dù đây là dấu hiệu quan trọng giúp phân biệt tái thẩm với giám đốc thẩm. Chúng tôi cho rằng tái thẩm là một thủ tục trong TTHS nhƣ đa phần các nhà khoa học thừa nhận.

Theo Từ điển tiếng Việt, thủ tục là “những việc cụ thể phải làm theo một trật

tự quy định để tiến hành một công việc có tính chính thức” [91, tr. 961]. Pháp luật

thẩm, tái thẩm. Tái thẩm là thủ tục trong TTHS với các dấu hiệu đặc trƣng khác với sơ thẩm, phúc thẩm và thủ tục giám đốc thẩm về: cơ sở phát sinh, đối tƣợng, mục đích, thẩm quyền và thủ tục giải quyết.

* Về cơ sở phát sinh: là kháng nghị/kháng cáo của ngƣời có quyền với căn cứ

chặt chẽ, cụ thể, trong thời hạn luật định.

Xét xử sơ thẩm tại Toà án phát sinh trên cơ sở buộc tội của cơ quan công tố, là cơ sở có tính thống nhất trong quy định của hầu hết các quốc gia. Nếu không có buộc tội của cơ quan công tố, việc xét xử sơ thẩm không thể thực hiện. Cơ sở phát sinh thủ tục phúc thẩm là kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm và cũng đƣợc quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong pháp luật quốc tế kháng cáo phúc thẩm đƣợc ghi nhận là quyền của các chủ thể có quyền và lợi ích pháp lý liên quan đến vụ án. Việc xét xử phúc thẩm tiến hành khi kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đúng chủ thể, thủ tục, thời hạn mà không quy định căn cứ. Việc xem xét kháng cáo, kháng nghị có căn cứ hay không đƣợc giải quyết tại toà phúc thẩm, thể hiện ở kết luận cuối cùng khi bản án, quyết định phúc thẩm tuyên chấp nhận hay không chấp nhận, chấp nhận một phần hay toàn bộ kháng cáo, kháng nghị. Giống nhƣ giám đốc thẩm, cơ sở để Toà án tiến hành tái thẩm là kháng nghị có căn cứ luật định. Điểm khác nhau chủ yếu giữa tái thẩm và giám đốc thẩm là căn cứ kháng nghị. Có ý kiến cho rằng, căn cứ kháng nghị tái thẩm là tình tiết mới đƣợc phát hiện, làm thay đổi bản chất vụ án. Trong trƣờng hợp này, dù Toà án không biết đƣợc khi ra bản án, quyết định (không có lỗi), nhƣng thực chất vẫn là sai lầm trong việc giải quyết vụ án, giống nhƣ căn cứ giám đốc thẩm [12, tr. 15]. Các nhà khoa học theo quan điểm này khẳng định bản chất căn cứ giám đốc thẩm và tái thẩm đều là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án, căn cứ cuối cùng của hai thủ tục vẫn là tƣơng đồng nhau [53, tr. 459].

Trái ngƣợc với ý kiến trên, một số nhà khoa học cho rằng giám đốc thẩm và tái thẩm là các thủ tục khác nhau về bản chất và đặc điểm cơ bản tạo nên sự khác nhau giữa giám đốc thẩm và tái thẩm là căn cứ kháng nghị [29, tr. 27]. Nếu đối với tái thẩm tình tiết đƣợc dùng làm căn cứ kháng nghị và xem xét tại toà là tình tiết

mới đƣợc phát hiện, trƣớc đó Toà án chƣa biết và chƣa đƣợc xác minh, điều tra, tức chƣa có trong hồ sơ vụ án và vì thế không đƣợc cân nhắc, đánh giá khi ra bản án hoặc quyết định, thì đối với giám đốc thẩm tình tiết đƣợc đƣa ra làm căn cứ kháng nghị và xem xét đã đƣợc Toà án biết đến hoặc đã đƣợc xác minh, điều tra theo trình tự luật định, tức đã có trong hồ sơ vụ án nhƣng do Toà án đánh giá sai ý nghĩa pháp lý của nó hoặc do qua loa, đại khái mà không nhận ra mặc dù đã có trong hồ sơ [10, tr. 4]. Nếu sai lầm do yếu tố chủ quan trong việc xử lý vụ án thì bản án có HLPL có thể bị kháng nghị để giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu sai lầm do yếu tố khách quan khi phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Toà án không biết đƣợc khi ra bản án hoặc quyết định đó thì vụ án có thể đƣợc xem xét theo thủ tục tái thẩm [16, tr. 2].

Thực tế cho thấy xác định sai lầm trong bản án hay quyết định của Toà án đã có HLPL do yếu tố chủ quan hay khách quan không đơn giản. Tái thẩm và giám đốc thẩm khác nhau cơ bản về căn cứ kháng nghị, vì vậy đòi hỏi phải quy định hai thủ tục hoàn toàn khác.

Căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm là vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc vi phạm là lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, đó có thể là vi phạm pháp luật hình thức hoặc áp dụng pháp luật nội dung. Căn cứ kháng nghị tái thẩm liên quan đến vấn đề xác định sự thật vụ án hình sự. Sự thật vụ án hình sự đƣợc xác định trong bản án, quyết định có HLPL đƣợc đánh giá là không đúng bởi phát hiện tình tiết (là một phần sự thật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái thẩm trong tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)