Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự về kháng nghị tái thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái thẩm trong tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 96 - 103)

* Số lượng kháng nghị tái thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các bản án, quyết định đã có HLPL của Toà án.

Theo số liệu thống kê từ Cục thống kê VKSNDTC về án hình sự bị kháng nghị tái thẩm và số liệu án sơ thẩm và phúc thẩm đã xét xử trong báo cáo tổng kết công tác của ngành kiểm sát nhân dân từ năm 2005 đến 2014, tình hình kháng nghị

tái thẩm của VKS thể hiện cụ thể ở Bảng 3.1.1

Bảng 3.1. Số lƣợng kháng nghị tái thẩm và tỷ lệ kháng nghị tái thẩm trên tổng số án có HLPL Năm Số án có hiệu lực pháp luật Số án bị kháng nghị tái thẩm Tỷ lệ án tái thẩm/án có hiệu lực pháp luật (%) 2005 60.198 5 0,0083 2006 67.741 12 0,0177 2007 69.193 10 0,0145 2008 70.599 14 0,0198 2009 71.079 17 0,0239 2010 63.340 3 0,0047 2011 71.189 9 0,0126 2012 77.431 13 0,0168 2013 94.357 11 0,0117 2014 92.881 16 0,0172 Tổng 738.008 110 0,0149

(Nguồn: Vụ thống kê VKSNDTC năm 2005 - 2014)

1

Chúng tôi sử dụng số lƣợng án đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để xác định một cách tƣơng đối số lƣợng các bản án, quyết định của Toà án đã có HLPL. Do số liệu thống kê của cả hai ngành TAND và VKSND về thi hành án chỉ thống kê số lƣợng án phạt tù phải thi hành mà không có số liệu chung về số lƣợng bản án

Phân tích các số liệu trong bảng tổng hợp trên có thể nhận thấy số lƣợng án bị kháng nghị tái thẩm chiếm tỉ lệ nhỏ trên tổng số án đã có HLPL. Trong 10 năm từ 2005 đến 2014 tổng số kháng nghị tái thẩm của VKS là 110 kháng nghị trên tổng số 738.008 vụ đã xét xử sơ thẩm và phúc thẩm chiếm tỉ lệ 0,0149%. Số lƣợng kháng nghị tái thẩm ít thể hiện các bản án, quyết định có HLPL là có căn cứ, việc xác định sự thật vụ án hình sự về cơ bản là đúng đắn. Lý do kháng nghị tái thẩm ít vì từ khi khởi tố vụ án đến khi Toà án ra bản án, quyết định có HLPL là quá trình liên tục kiểm tra, đánh giá bằng các hoạt động, hành vi tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu tuân thủ đúng, đầy đủ các thủ tục tố tụng luật định thì việc xác định đúng đắn sự kiện thực tế để đánh giá dƣới góc độ pháp lý, làm cơ sở ra bản án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật là cao. Số lƣợng kháng nghị tái thẩm ít là tất yếu.

Ngoài lý giải trên về số lƣợng kháng nghị tái thẩm ít có thể còn do khả năng phát hiện sai lầm trong các bản án, quyết định có HLPL chƣa tốt, chƣa triệt để, có thể có sai lầm nhƣng không đƣợc phát hiện nhanh chóng, kịp thời. Báo cáo tổng kết công tác ngành TAND năm 2009 đánh giá: “Trong số các vụ án hình sự đƣợc xét xử trong năm 2009 chƣa phát hiện có trƣờng hợp nào kết án oan ngƣời không có tội và phải bồi thƣờng theo Nghị quyết số 388 của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. Có một số trƣờng hợp oan sai và phải bồi thƣờng theo Nghị quyết 388 đƣợc phát hiện trong năm 2009 là những vụ án đƣợc xét xử trong những năm trƣớc đây, cá biệt có vụ án cách đây trên 10 năm”. Nhƣ vậy, có những vụ án làm oan sai ngƣời không có tội mà phải vài năm sau hoặc thậm chí trên mƣời năm mới xác định có sai lầm, mới và điển hình nhất là vụ án Nguyễn Thanh Chấn tại Bắc Giang. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26/3/2004 của TAND tỉnh Bắc Giang và bản án hình sự phúc thẩm số 1241/HSPT ngày 27/7/2004 của Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đều kết tội bị cáo Nguyễn Thanh Chấn sinh năm 1961 đăng ký hộ khẩu thƣờng tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phạm tội “giết ngƣời” (ngƣời bị hại là Nguyễn Thị Hoan). Nhƣng phải đến 10 năm sau khi bản án có HLPL, ngày 04/11/2013 Viện trƣởng VKSNDTC mới ký quyết định kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3 kháng nghị bản án phúc thẩm tuyên tội giết ngƣời đối với Nguyễn Thanh Chấn do có tình tiết mới là ngày 25/10/2013 Lý Nguyễn Chung

ra đầu thú và khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan để lấy tiền và 02 chiếc nhẫn của chị vào tối ngày 15/8/2003 [85].

* Kháng nghị tái thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ so với kháng nghị giám đốc thẩm. Không phân biệt rõ căn cứ thực tế là kháng nghị tái thẩm hay giám đốc thẩm, có trường hợp gây tranh cãi, có trường hợp căn cứ giống nhau kháng nghị theo thủ tục khác nhau.

Thực tế, kháng nghị đối với bản án, quyết định có HLPL chủ yếu theo thủ tục giám đốc thẩm, kháng nghị tái thẩm chiếm tỷ lệ nhỏ. Số liệu thống kê về kháng nghị tái thẩm so với kháng nghị giám đốc thẩm do cả Toà án và VKS thực hiện từ năm 2005 đến 2014 đƣợc thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số kháng nghị tái thẩm trên tổng số bản án, quyết định có HLPL bị kháng nghị Năm Số án bị kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm Số án bị kháng nghị tái thẩm Tỉ lệ kháng nghị tái thẩm/số án có HLPL bị kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm (%) 2005 214 5 2,34 2006 240 12 5,0 2007 243 10 4,12 2008 195 14 7,18 2009 194 17 8,76 2010 212 3 1,42 2011 227 7 3,08 2012 124 12 9,68 2013 219 10 4,57 2014 215 16 7,44 Tổng 2.083 106 5,09

(Nguồn: Vụ thống kê VKSNDTC và Vụ thống kê tổng hợp TANDTC từ năm 2005 - 2014)

Theo số liệu thống kê, trong tổng số 2.083 kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm từ năm 2005 đến năm 2014 có 110 kháng nghị tái thẩm chiếm tỉ lệ 5,28%.

Kháng nghị tái thẩm có tỉ lệ thấp so với kháng nghị giám đốc thẩm ngoài những nguyên nhân đã nêu còn do không rõ ràng trong việc xác định căn cứ kháng nghị. Có trƣờng hợp ngoài phát hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung của bản án hoặc quyết định, đồng thời cũng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án, việc kháng nghị tái thẩm gây tranh cãi. Ví dụ: vụ án Nguyễn Thanh Chấn, ngày 09/7/2013, Cục điều tra VKSNDTC tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến (là vợ của Nguyễn Thanh Chấn) trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tố giác cơ quan điều tra, truy tố, xét xử oan sai đối với Nguyễn Thanh Chấn. Kết quả điều tra xác minh cho kết quả ngƣời thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan ngày 15/8/2003 là Lý Nguyễn Chung. Ngày 25/10/2013 Lý Nguyễn Chung ra đầu thú. Sau khi có kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3 ngày 04/11/2013 của VKSTC và Quyết định tái thẩm số 18/2013/HS-TT ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, Nguyễn Thanh Chấn đã cung cấp thông tin về việc các cán bộ điều tra đã ép cung, dùng nhục hình. Các nhà nghiên cứu khoa học có ý kiến khác nhau về việc vụ án này phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm. Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là để tránh việc phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị kết án oan [7].

Có những trƣờng hợp căn cứ giống nhau nhƣng thực tế kháng nghị theo thủ tục khác nhau. Đó là trƣờng hợp sau khi có Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Toà án mới phát hiện việc ngƣời bị kết án vi phạm kỷ luật trƣớc ngày Toà án xét giảm. Toà án không biết do hồ sơ kỷ luật của phạm nhân để lƣu vào hồ sơ cải tạo đến sau khi đã xét giảm xong. Có trƣờng hợp kháng nghị tái thẩm [74], có trƣờng hợp kháng nghị giám đốc thẩm [70]. Cả hai trƣờng hợp Hội đồng tái thẩm và giám đốc thẩm đều chấp nhận kháng nghị, không đề nghị VKS kháng nghị theo thủ tục khác [48, 44].

Cùng một căn cứ nhƣng các cơ quan tiến hành tố tụng có đề xuất khác nhau là kháng nghị giám đốc thẩm hay tái thẩm. Ví dụ: ngày 12/3/2007 TAND Thành phố Hồ Chí Minh nhận đƣợc đơn của Lê Thị Tuyết Hoa trình bày về việc em gái là Lê Thị Hết đã lấy tên của mình khi phạm tội cƣớp tài sản. Ngày 18/5/2007 TAND Thành phố Hồ Chí Minh có công văn số 1405 gửi TANDTC đề nghị xem xét theo

thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 24/01/2008 Toà hình sự TANDTC có công văn số 15 gửi vụ 3 VKSNDTC đề nghị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Nhƣ vậy cùng một tình tiết mới phát hiện nhƣng ý kiến đề nghị của Toà án các cấp khác nhau. Trƣờng hợp này VKSNDTC đã kháng nghị theo thủ tục tái thẩm [80].

Các trƣờng hợp này cho thấy nhận thức không thống nhất về căn cứ kháng nghị tái thẩm và giám đốc thẩm của cả các nhà nghiên cứu khoa học và những ngƣời làm công tác thực tiễn.

* Tình tiết mới phát hiện là căn cứ kháng nghị tái thẩm đa dạng, chủ yếu do người thực hiện hành vi phạm tội khai nhận không đúng họ tên, lý lịch, nhiều trường hợp sử dụng lý lịch của người khác; không phân định rõ hậu quả của hai trường hợp để thống nhất trong giải quyết.

Trong số 35 kháng nghị tái thẩm đƣợc khảo sát khi nghiên cứu, có 6 kháng nghị về vấn đề dân sự trong bản án hình sự, chiếm tỷ lệ 17,14%; 14 quyết định kháng nghị tái thẩm vì phát hiện tình tiết ngƣời thực hiện hành vi phạm tội đã sử dụng không đúng họ tên của mình để nhận tội, chiếm tỷ lệ 40% trong số kháng nghị nghiên cứu. Trong đó có 10/14 vụ các đối tƣợng khi bị tiến hành điều tra, xét xử sử dụng họ tên của ngƣời có thật và 4/14 vụ đối tƣợng sử dụng họ tên không đúng nhƣng không gắn với một ngƣời cụ thể có thật.

Nhiều trƣờng hợp tình tiết mới phát hiện có tính chất giống nhau nhƣng nội dung đề nghị tái thẩm lại khác nhau, không thống nhất. Đó là trƣờng hợp đối tƣợng phạm tội đã sử dụng họ tên, lý lịch ngƣời khác để khai nhận và tuyên trong bản án nhƣng trong kháng nghị tái thẩm: có trƣờng hợp đề nghị xét xử tái thẩm tuyên vô tội đối với ngƣời bị sử dụng họ tên tuyên trong bản án [71]; Có trƣờng hợp đề nghị điều tra, truy tố, xét xử lại theo quy định của pháp luật [78].

Các trƣờng hợp phát hiện ra tình tiết này phần lớn khi Cơ quan Công an tiến hành bắt đối tƣợng bị kết án đƣa đi thi hành mới xác định đƣợc đối tƣợng phạm tội lấy họ tên ngƣời khác để khai nhận về hành vi của mình mà quá trình xét xử các cơ quan có thẩm quyền không phát hiện đƣợc. Có trƣờng hợp bản án tuyên phạt tù đã đƣợc thi hành xong, xét xử đối tƣợng trong một vụ án khác mới phát hiện trƣớc đây đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội, bị kết án và thi hành án phạt tù sử dụng tên

ngƣời khác. Trƣờng hợp thi hành án xong mới phát hiện sai họ tên là vụ án Nguyễn Việt Phƣơng sinh năm 1969, trú tại 24 ngõ Máy Xay, phƣờng Cầu Tre, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng bị xử về tội “cƣớp tài sản của công dân” tại TAND thành phố Hải Phòng ngày 01/8/1991 (đối tƣợng phạm tội tên là Nguyễn Thành Long). Ngày 10/12/1995 đối tƣợng đƣợc trại Thanh Hà thuộc V26 Bộ Công an cấp giấy chứng nhận thi hành xong hình phạt tù. Ngày 24/9/2002 TAND thành phố Thái Nguyên khi xét xử Nguyễn Thành Long mới phát hiện ra trong vụ án cƣớp tài sản nêu trên, Long đã sử dụng tên anh Nguyễn Việt Phƣơng để nhận tội và thi hành án. VKSNDTC đã tiến hành kháng nghị tái thẩm bằng quyết định kháng nghị số 02/QĐ-VKSTC-V3 ngày 19/02/2004 đề nghị hủy bản án tuyên Nguyễn Việt Phƣơng phạm tội. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do việc xây dựng, quản lý hồ sơ, lý lịch tƣ pháp chƣa hoàn thiện nên quá trình điều tra, so sánh đối chiếu trong hồ sơ lƣu trữ để lập danh chỉ bản của đối tƣợng phạm tội không chính xác. Do đó, dẫn đến việc bản án tuyên đúng đối tƣợng đã thực hiện tội phạm nhƣng lại dƣới họ tên ngƣời khác, ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời có tên bị kết tội trong bản án. Trƣờng hợp này, sai lầm về điều tra lý lịch dẫn đến bản án tuyên kết tội ngƣời không phạm tội, việc tái thẩm sẽ nhanh chóng hủy bản án đã có HLPL có sai lầm, phục hồi danh dự cho ngƣời bị tuyên án sai trong bản án, kết tội đúng ngƣời phạm tội trong bản án khác. Trong trƣờng hợp đối tƣợng khai sai họ tên nhƣng không gắn với một ngƣời cụ thể có thể đƣợc khắc phục theo cách thức khác. Cần có hƣớng dẫn cụ thể về các căn cứ cũng nhƣ thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm để có thể giải quyết hậu quả của sai lầm nhanh chóng.

* Chất lượng kháng nghị tái thẩm nhìn chung bảo đảm đúng căn cứ nhưng vẫn còn trường hợp kháng nghị không được Hội đồng tái thẩm chấp nhận

Kháng nghị của VKS nhìn chung đúng căn cứ pháp luật, phần lớn các kháng nghị tái thẩm đều đƣợc Hội đồng tái thẩm chấp nhận. Tuy nhiên, vẫn có kháng nghị không đƣợc Hội đồng tái thẩm chấp nhận. Việc tìm hiểu số liệu thống kê về số vụ án khi tái thẩm, Hội đồng tái thẩm không chấp nhận nằm lẫn trong số liệu giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, không có thống kê riêng biệt. Số liệu thống kê chỉ bắt đầu đƣợc lập từ năm 2009 và thể hiện ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3.Chất lƣợng kháng nghị tái thẩm Năm Tổng số vụ đã tái thẩm Toà án chấp nhận kháng nghị Số vụ Tỉ lệ % 2009 10 10 100 2010 3 2 66,67 2011 5 5 100 2012 12 10 83,33 2013 10 8 80 2014 12 11 91,67 Tổng 52 46 88,46

(Nguồn: Vụ thống kê VKSNDTC từ năm 2009- 2014)

Nhƣ vậy ngoài năm 2009, 2011 còn các năm đều có các trƣờng hợp kháng nghị tái thẩm không đƣợc Hội đồng tái thẩm chấp nhận. Trƣờng hợp kháng nghị không đƣợc chấp nhận nhƣ kháng nghị số 05/QĐ-VKSTC-V3 ngày 22/7/2005 của Viện trƣởng VKSNDTC đề nghị Toà hình sự TANDTC xét xử theo thủ tục tái thẩm hủy bản án hình sự sơ thẩm số 104/HSST ngày 24/7/2001 của TAND tỉnh Bắc Giang để điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung do còn bỏ lọt đồng phạm Bùi Thị Thanh (tức Trần Thị Thanh Xuân) trong vụ án Ninh Văn Biển phạm tội cƣớp tài sản. Kết quả xác minh khẳng định Ninh Văn Biển phạm tội cƣớp tài sản cùng Bùi Thị Thanh, tuy nhiên kết quả xác minh tái thẩm này không làm thay đổi cơ bản về trách nhiệm hình sự và hình phạt của Ninh Văn Biển vì vậy Hội đồng tái thẩm ra quyết định tái thẩm số 29/HS-TT ngày 30/11/2005 của Toà hình sự TANDTC không chấp nhận kháng nghị của VKS hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại vụ án có vai trò phạm tội của Bùi Thị Thanh. Hành vi phạm tội của Bùi Thị Thanh có thể giải quyết trong một vụ án khác. Kháng nghị tái thẩm không đƣợc chấp nhận do những tình tiết mới phát hiện không có ý nghĩa làm thay đổi cơ bản nội dung bản án hoặc quyết định.

Trƣờng hợp tƣơng đối phổ biến trong kháng nghị tái thẩm là bị cáo sử dụng tên của ngƣời có thực trong cuộc sống và trƣờng hợp thứ hai là sử dụng tên giả không gắn với bất kỳ một ngƣời có thật nào. Trƣờng hợp thứ nhất, việc bị cáo sử dụng họ tên, lý lịch của ngƣời có thật, việc kháng nghị tái thẩm là tất yếu vì ảnh hƣởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của một ngƣời cụ thể, ngƣời bị coi là có tội ghi trong bản án

thực sự không phải ngƣời phạm tội. Trƣờng hợp thứ hai bị cáo sử dụng tên giả không phải của một con ngƣời có thật, thực tế trƣờng hợp này khi xét tái thẩm theo kháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái thẩm trong tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)