Tác giả nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chủ trƣơng cải cách tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam. Luận án dựa trên nền tảng lý luận từ các tri thức khoa học vốn có chung của loài ngƣời, thể hiện cụ thể thông qua các thành tựu của Luật học, Triết học, Lịch sử và Xã hội học nói chung và các chuyên ngành khác trong khoa học pháp lý: Lý luận chung về Nhà nƣớc và pháp luật, Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý, Luật Hiến pháp, Luật hình sự, Luật TTHS....
Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm:
Phương pháp phân tích: đƣợc sử dụng để làm sáng tỏ thủ tục tái thẩm trong
TTHS trên các phƣơng diện lí luận, thực trạng quy định và thi hành pháp luật, lập luận các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lƣợng tái thẩm.
Phương pháp tổng hợp: sử dụng để hệ thống hoá các quan điểm khoa học
khác nhau về các nội dung của tái thẩm trong TTHS.
Phương pháp thống kê và vụ việc điển hình: sử dụng để làm rõ thực tiễn thi
hành pháp luật TTHS về tái thẩm.
Phương pháp so sánh luật học: đƣợc sử dụng để đối chiếu lịch sử pháp luật,
các truyền thống pháp luật nhằm đánh giá sự phát triển của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về tái thẩm.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
1. Trong khoa học luật TTHS chƣa có công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về tái thẩm trong TTHS Việt Nam. Các công trình nghiên cứu về tái thẩm chủ yếu chỉ đề cập đến một hoặc một vài vấn đề về tái thẩm mà không có nghiên cứu tổng thể. Các nghiên cứu về luật thực định chƣa chỉ rõ đƣợc đầy đủ các hạn chế trong quy định của pháp luật do thiếu khảo sát thực tiễn. Việc đánh giá thực trạng tái thẩm tại Việt Nam trong các công trình nghiên cứu không toàn diện.
2. Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc về tái thẩm chủ yếu đề cập trong phạm vi pháp luật TTHS của mỗi quốc gia. Đóng góp quan trọng nhất của các công
trình nghiên cứu là khẳng định sự cần thiết phải xét lại bản án, quyết định đã có HLPL của Toà án. Việc xét lại bản án, quyết định có HLPL không chỉ tồn tại trong pháp luật của các nƣớc theo hệ thống pháp luật thành văn mà cả các nƣớc theo hệ thống án lệ. Thủ tục tái thẩm, xem xét lại sai lầm về mặt sự việc trong bản án, quyết định không phải chỉ quy định trong pháp luật quốc gia mà còn đƣợc ghi nhận trong quy định của các thiết chế tƣ pháp hình sự quốc tế. Ghi nhận pháp lý này phần nào khẳng định sự cần thiết phải quy định thủ tục tái thẩm bên cạnh thủ tục giám đốc thẩm (là thủ tục xét lại sai lầm về phƣơng diện pháp luật).
3. Những vấn đề tập trung nghiên cứu trong luận án bao gồm: cơ sở lý luận của việc xây dựng thủ tục tái thẩm, làm rõ đặc điểm tái thẩm để phân biệt với giám đốc thẩm, tìm những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa pháp luật TTHS Việt Nam với các quốc gia có quy định thủ tục có tính chất tƣơng tự để tham khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật. Nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn tái thẩm Việt Nam, tìm ra nguyên nhân hạn chế, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng tái thẩm tại Việt Nam.
4. Cơ sở khoa học của luận án: Tái thẩm là thủ tục trong TTHS nhằm xét lại sai lầm về mặt sự việc trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án, không xem xét lại vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án nhƣ giám đốc thẩm, là hai thủ tục khác nhau về bản chất vì vậy cần quy định khác nhau về thẩm quyền kháng nghị, đặc biệt là căn cứ kháng nghị, trình tự thủ tục, thẩm quyền giải quyết.
5. Cơ sở lý thuyết của luận án là lý luận về nhận thức, theo đó, tái thẩm đƣợc tiến hành để khắc phục sai lầm về nhận thức sự việc trong bản án, quyết định có HLPL của Toà án. Sai lầm trong bản án, quyết định có HLPL về tội phạm, ngƣời thực hiện hành vi phạm tội cũng nhƣ những vấn đề khác phải đƣợc khắc phục bằng thủ tục tái thẩm khác với khắc phục sai lầm về áp dụng pháp luật bằng thủ tục giám đốc thẩm.
6. Tác giả luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với nghiên cứu khoa học xã hội và đề tài bao gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh luật học, thống kê để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Chƣơng 2