Thực tiễn thi hành pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về phát hiện và xác minh những tình tiết mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái thẩm trong tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 94 - 96)

và xác minh những tình tiết mới

* Việc phát hiện các tình tiết mới thông qua giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hạn chế. Số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm tồn đọng trên VKSNDTC, TANDTC là rất lớn, trong đó có những vụ việc khiếu nại nhiều lần, kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, tập thể và công dân.

Số lƣợng đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hàng năm nhiều nhƣng giải quyết hạn chế. Số lƣợng đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn tồn lại hàng năm khoảng 50% số đơn tiếp nhận và khi tính trong phạm vi nhiều năm thì số lƣợng tồn đọng là rất lớn [2, tr. 36-37]. Trong Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003 của VKSTC số 11/BC-VKSTC ngày 19/01/2015, cũng lần nữa khẳng định: “số đơn khiếu nại và đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

ngày một tăng, nhiều trường hợp gay gắt, kéo dài. Công tác giải quyết đơn khiếu

nại, đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn chưa đáp ứng yêu cầu” [66]. Hiện nay tại

TANDTC vẫn còn tồn 1.118 đơn chƣa đƣợc giải quyết.

Thực tế hầu hết các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đƣợc gửi tới cả TANDTC và VKSNDTC nên cả hai cơ quan cùng phải nghiên cứu, trả lời. Cùng một vụ việc nhƣng đơn đề nghị đƣợc gửi nhiều lần kể cả trƣờng hợp đã trả lời không có căn cứ kháng nghị. Gia tăng tình trạng gửi đơn vƣợt cấp không đúng thẩm quyền nhƣ gửi tới Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội… Các đơn đề nghị hầu nhƣ không nêu đƣợc căn cứ nên các cơ quan có thẩm quyền mất thời gian nghiên cứu hồ sơ mới có thể quyết định kháng nghị hoặc trả lời đơn [43, tr. 277-278]. Việc rút hồ sơ từ các Toà án địa phƣơng lên còn gặp nhiều khó khăn [43, tr. 313].

Theo đánh giá của cán bộ thực tiễn, các vụ án phải xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có đặc điểm là: vụ án nhỏ thì hồ sơ cũng vài trăm trang, trung bình hồ sơ khoảng 300 đến 500 trang, đối với các vụ án lớn hồ sơ có thể tới hàng ngàn hoặc chục ngàn trang. Hồ sơ nhiều vụ án xây dựng từ lâu, cũ, rách, giấy xấu, chữ viết khó đọc… ảnh hƣởng đến tiến độ nghiên cứu hồ sơ để giải quyết đơn. Có vụ án việc nghiên cứu kéo dài có thể vài tháng, nhiều vụ không đơn thuần là việc khiếu nại tái thẩm mà còn có nội dung tố cáo cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng có hành vi, quyết định trái pháp luật nhƣ mớm cung, ép cung, dùng nhục hình làm vụ việc trở nên phức tạp, nhạy cảm trong giải quyết.

* Còn trường hợp VKSNDTC yêu cầu Toà án đã xét xử rút hồ sơ vụ án chuyển cho VKS để nghiên cứu, xác minh tình tiết mới để kháng nghị tái thẩm nhưng không được đáp ứng kịp thời, có trường hợp phải yêu cầu nhiều lần dẫn đến việc

giải quyết yêu cầu tái thẩm kéo dài [2, tr. 38].

Nguyên nhân do pháp luật không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục kiểm tra, xác minh tình tiết mới phát hiện. Không quy định trách nhiệm của Toà án cũng nhƣ thời hạn giải quyết khi VKS yêu cầu Toà án gửi hồ sơ vụ án. Các hoạt động kiểm tra, xác minh chƣa đƣợc xác định có phải là hoạt động tố tụng hay không để bảo đảm về trình tự thủ tục khi tiến hành. Trên thực tế, sau khi kiểm tra, xác minh

nếu có căn cứ kháng nghị tái thẩm thì kết quả của các hoạt động này đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn chứng cứ quan trọng để Hội đồng tái thẩm quyết định về phƣơng án xử lý bản án, quyết định có HLPL bị kháng nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái thẩm trong tố tụng hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn luận án TS luật 62 38 40 01 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)