Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trong các văn kiện quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 29 - 32)

2.1. Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo theo pháp luật quốc tế và một số quốc

2.1.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trong các văn kiện quốc tế

Tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một trong những tư tưởng được nhận thức rất sớm trong lịch sử phát triển của lồi người. Ở cấp độ quốc gia, một số nước đã ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trong pháp luật từ rất sớm. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XX thì quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo mới được ghi nhận trong phạm vi quốc tế. Sau khi tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời thì quyền này đã được nâng lên dưới gĩc độ pháp lý. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được bảo vệ và bảo đảm thực hiện bằng hệ thống pháp luật và cĩ thể đi kèm cùng với sự cưỡng chế. Tại Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 thì quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã được nhắc đến: “Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hố và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tơn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người khơng phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngơn ngữ hoặc tơn giáo”24. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã cĩ ảnh hưởng đến pháp luật quốc tế từ những năm 1945. Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc cần thiết để duy trì những quan hệ hồ bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tơn trọng nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hợp Quốc khuyến khích: “Sự tơn trọng và tuân thủ triệt để các quyền và các tự do cơ bản của tất cả mọi người khơng phân biệt chủng tộc nam nữ, ngơn ngữ hay tơn giáo.”25

Quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo trong Hiến chương Liên Hợp Quốc chỉ được nhắc đến một cách chung chung, chưa cĩ điều khoản cụ thể. Nhưng vài năm sau đĩ, cụ thể ngày 10 tháng 12 năm 1948, khi Liên Hợp Quốc cơng bố tuyên ngơn quốc tế về Nhân quyền (UDHR) thì quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo mới chính thức trở thành một quyền mang tính tự do quốc tế. Cĩ thể nĩi Tuyên ngơn quốc tế về Nhân

24 Khoản 3 Điều 1 Hiến Chương Liên Hợp Quốc năm 1945

quyền là văn kiện quốc tế đầu tiên ghi nhận về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo mang tính tự do quốc tế. Những quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được quy định một cách chặt chẽ. Sự bình đẳng đối với tơn giáo với các quyền khác được thể hiện ngay tại Điều 2 của tuyên ngơn như sau: “Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngơn này khơng phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngơn ngữ, tơn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dịng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác”. UDHR đã dành riêng Điều 18 với mục đích cụ thể hĩa quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo: “Ai cũng cĩ quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tơn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tơn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tơn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi cơng cộng hay tại nhà riêng.”

Khi hiến chương Liên Hợp Quốc ra đời chưa đề cập rõ ràng đến quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo nhưng các quyền tự do cơ bản của con người cũng đã được đề cập tới. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cũng là một trong các quyền cơ bản của con người nên cũng được quan tâm và chú trọng. UDHR ra đời cĩ các điều kiện ban hành các quy định cụ thể nhằm đảm bảo tơn trọng và thực thi các quyền con người nĩi chung và quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo nĩi riêng.

Tại Cơng ước quốc tế về các Quyền dân sự - chính trị năm 1966(ICCPR) Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã được cụ thể hĩa tại Điều 18 của ICCPR: “Mọi người đều cĩ quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tơn giáo. Quyền này bao gồm tự do cĩ hoặc theo một tơn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tơn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, cơng khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng. Khơng ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tơn giáo hoặc tín ngưỡng của họ. Quyền tự do bày tỏ tơn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ cĩ thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đĩ là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự cơng cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Các quốc gia thành viên Cơng ước cam kết tơn trọng

quyền tự do của các bậc cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu cĩ, trong việc giáo dục về tơn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ”26.

Cơng ước đã quy định Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo bao gồm: tự do theo một tơn giáo và tự do theo tín ngưỡng mà mình lựa chọn. Mọi người được thực hiện quyền này một mình hay trong cộng đồng với những người khác, cách cơng khai hay kín đáo thơng qua việc thờ cúng, tuân thủ nghi thức tơn giáo, thực hành giáo lý, truyền giảng. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo thể hiện sự gắn kết cá nhân với tơn giáo hay tín ngưỡng dưới tư cách cá nhân hay tập thể. Khơng ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin theo tơn giáo hoặc tín ngưỡng của họ, cấm việc cưỡng ép làm ảnh hưởng tới quyền tin hoặc theo tơn giáo, tín ngưỡng, bao gồm việc đe doạ bằng vũ lực hoặc hình phạt để buộc những tín đồ hoặc người khơng phải tín đồ phải trung thành với tín ngưỡng, tơn giáo, hoặc chính thức từ bỏ tín ngưỡng, tơn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo là quyền chỉ bị giới hạn bởi pháp luật vì những lý do nhất định như để bảo vệ an ninh, trật tự cơng cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của người khác. Quy định này của Cơng ước cũng đã xác định quyền tự do của bố mẹ hoặc những người giám hộ pháp lý định hướng giáo dục đạo đức và tơn giáo phù hợp với đức tin của họ mà vẫn đảm bảo được việc giáo dục đạo đức và tơn giáo cho con trẻ. Cơng ước cũng tạo điều kiện cho các quốc gia cĩ đặc thù riêng được thực hiện quyền theo nhu cầu và tính chất của tín ngưỡng, tơn giáo tại quốc gia mình.

Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, quyền này là một trong mười một quyền về dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới27. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là một quyền của con người, nhưng khơng thể tách rời các quyền khác của con người và trong khi thực hiện quyền tự do của cá nhân hay tập thể của mình, khơng được phép xâm phạm quyền tự do của người khác, của cộng đồng xã hội. Các văn bản trên đều phân định rõ ràng giữa quyền

26 Khoản 1234 Điều 18 Cơng ước quốc tế về các Quyền dân sự - chính trị năm 1966(ICCPR)

27 Cơng ước quốc tế về các Quyền dân sự - chính trị năm 1966(ICCPR), 11 quyền về dân sự chính trị: quyền sống; quyền đời tư; quyền tự do và an ninh cá nhân, khơng bị tra tấn, truy bức, nhục hình; quyền tự do cư trú, đi lại; quyền bình đẳng giới; quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do ngơn luận; quyền hội họp hịa bình; quyền bình đẳng giữa các dân tộc và quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo.

tự do tơn giáo với tự do thực hành tơn giáo, cho phép hạn chế quyền tự do thực hành tơn giáo theo pháp luật khi cần thiết nhằm bảo vệ an tồn, trật tự, sức khỏe, đạo đức xã hội hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác. Quyền lựa chọn tơn giáo là tuyệt đối, còn quyền thực hành tơn giáo khơng phải là tuyệt đối. Con người cĩ quyền tự do cĩ tơn giáo và tự do về tơn giáo. Nĩ thể hiện ở sự chấp nhận hay khơng chấp nhận, lựa chọn hay thay đổi một tơn giáo nào đĩ. Tựdo tơn giáo của mỗi người nằm trong sự bảo vệ tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, tơn giáo. Tự do về tư tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo được áp dụng như nhau cho các tín ngưỡng hữu thần hoặc vơ thần. Tự do tơn giáo được pháp luật quốc tế bảo vệ vơ điều kiện. Khơng ai cĩ thể bị ép buộc theo hay khơng theo một tơn giáo. Các tơn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)