Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 32 - 39)

2.1. Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo theo pháp luật quốc tế và một số quốc

2.1.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của một số quốc gia trên thế giới

2.1.2.1. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo tại Mỹ

Hoa Kỳ được biết đến là quốc gia siêu cường quốc về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, giáo dục. Những vấn đề này đều phản ánh những phương diện quan trọng về nước Mỹ, nhưng thế vẫn chưa đủ để phác họa về một nước Mỹ hồn chỉnh. Khi nĩi đến nước Mỹ khơng thể khơng nhắc đến một vấn đề chủ đạo đĩ chính là Tơn giáo.

Đối với nhân quyền, Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa nguyên về tơn giáo. Ngồi việc cĩ tất cả các tơn giáo lớn trên thế giới, Hoa Kỳ thực sự còn là đất nước của những nhĩm dân tộc thiểu số. Người Mỹ đề cao các tín ngưỡng và nghi lễ tơn giáo cơ bản, một nét đặc thù trong đời sống dân tộc trước đây cũng như ngày nay. Ngồi việc cĩ tất cả các giáo phái tơn giáo lớn trên thế giới, quốc gia này còn là đất nước của những nhĩm tơn giáo thiểu số với nhiều loại quan điểm, khuynh hướng. Ở đây tất cả các tơn giáo thế giới cũng như các tín ngưỡng bản địa cùng chung sống, đĩ là các Giáo hội Tin lành, Giáo hội Cơng giáo, Chính Thống giáo, Do Thái giáo, Islam giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo, Phật giáo, Baha’i giáo, Đạo giáo, tơn giáo tín ngưỡng bản địa của người Indian, các tơn giáo mới.

Tơn giáo tại Mỹ đặc trưng bởi sự đa dạng các niềm tin và thực hành tơn giáo. Theo các cuộc thăm dò ý kiến 76% tổng dân số nhận họ theo Kitơ giáo trong đĩ: 52%

theo Tin Lành, 24% theo Cơng giáo Rơma, 1% theo Do Thái giáo và 1% theo Hồi giáo. Theo một cuộc khảo sát khác, 40% nĩi rằng họ tham dự các buổi lễ gần như mỗi tuần hoặc nhiều hơn, và 58% nĩi rằng họ cầu nguyện ít nhất mỗi tuần28. Đa số cơng dân Hoa Kỳ cho biết tơn giáo giữ một vai trị rất quan trọng trong cuộc sống của mình. Tơn giáo ở Mỹ ảnh hưởng rất sâu đến đời sống xã hội29. Với họ, tơn giáo khơng chỉ là một loại tín ngưỡng tinh thần của thế giới nội tâm mà cịn là sự tồn tại được cảm nhận thơng qua thực tiễn đời sống của mình. Tơn giáo ở quốc gia này mang đặc điểm là hướng đến tồn bộ xã hội, mang vai trị phục vụ xã hội. Đại đa số cơng dân quốc gia này cĩ tín ngưỡng, tơn giáo, gia nhập tổ chức tơn giáo, tham gia hoạt động tơn giáo. Đối với họ tơn giáo mang lại sự giúp đỡ cụ thể, sự giúp đỡ ấy vừa là tinh thần, vừa là vật chất, nĩ giúp điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau, hịa giải các mâu thuẫn xã hội, duy trì xã hội ổn định, đảm bảo đời sống cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Xuất phát từ đặc thù về sự đa nguyên trong tơn giáo tại Hoa Kỳ, cần cĩ những những quy định pháp luật để quản lý và đảm bảo thực hiện tốt quyền này. Trước khi Hợp Chủng Quốc ra đời thì các nhà làm luật khơng đứng trên lập trường khoan dung tơn giáo, mỗi bang cĩ một quy định khác nhau về quyền này:

Năm 1780, Hiến pháp bang Massachusetts được phê duyệt. Trong các điều khoản của bản Hiến pháp này quy định thống đốc và phĩ thống đốc bang, hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ của Quốc hội trước khi nhậm chức phải ký một tuyên bố mình là tín đồ Kitơ giáo và cĩ đức tin vững chắc vào tính xác thực của tơn giáo này.

Theo Hiến pháp bang New Hampshire được thơng qua năm 1784, những người khơng phải là tín đồ Tin Lành giáo thì khơng thể trở thành nghị sĩ của Hạ viện hoặc Thượng viện bang này.

Bên cạnh đĩ, hiến pháp bang Delaware được thơng qua năm 1776 cĩ điều khoản quy định khi được bầu vào Hạ viện hay được bổ nhiệm vào một chức vụ chính quyền nào đĩ, người được bầu phải tuyên thệ mình tin vào Chúa Ba Ngơi – Chúa

28 Robert D. Putnam and David E Campbell, American Grace: How Religion Divides and Unites Us (2010) ch 1 at note 5

29 “U.S. Stands Alone in its Embrace of Religion”. Pew Global Attitudes Project. Truy cập ngày 13 tháng 04 năm 2021

Cha, Chúa Giêsu Kitơ và Chúa Thánh Thần, đồng thời xác tín Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước. Điều khoản này tồn tại trong Hiến pháp của bang cho tới năm 1972.

Ngồi ra, theo luật của bang Virginia, nếu người nào khơng đi lễ nhà thờ thì cĩ thể bị phạt lao động khổ sai. Khi cuộc Cách mạng Mỹ bắt đầu nổ ra, bang Virginia cũng như nhiều bang khác khơng cơng nhận Giáo hội Anh giáo vì người dân ở các vùng di dân đồng nhất Giáo hội này với Chính phủ Hồng Gia Anh. Đến năm 1776, Hiến pháp của bang Virginia đã đảm bảo sự bình đẳng cho mọi người được tự do hành đạo, nhưng việc tuyên bố Giáo hội hồn tồn tách biệt khỏi Nhà nước đã bất ngờ bị dừng lại.

Vào năm 1786, bang Virginia đã thơng qua dự luật về tự do tơn giáo với tên gọi Đạo luật Virginia do Thomas Jefferson soạn thảo. Trong đạo luật Virginia cĩ điều khoản quy định: “Khơng ai bị buộc phải thường xuyên lui tới một địa điểm tơn giáo nào hoặc ủng hộ việc hành đạo hay bất cứ một mục sư đồn nào”30. Hay: “Khơng một người nào bị ép buộc phải duy trì sự sùng bái một tơn giáo nào đĩ…tất cả mọi người tự do tin theo, bảo vệ ý kiến của mình trong các sự việc tơn giáo, và điều này trong mọi trường hợp đều khơng được giảm bớt, khơng được mở rộng hoặc xúc phạm đến các quyền của họ”31.

Năm 1789, Luật về các quyền hay Tuyên ngơn nhân quyền đã được Quốc hội Hoa Kỳ thơng qua và cĩ hiệu lực vào năm 1791. Luật về các quyền gồm 10 điều sửa đổi (10 tu chính án) đề cập tới quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, tự do tơn giáo và các quyền cơ bản khác32. Từ đâynĩ trở thành một phần khơng thể tách rời của Hiến pháp Hợp Chúng QuốcHoa Kỳ. Khi đề cập tới tự do tơn giáo điều sửa đổi đầu tiên (Tu chính án I) viết: “Quốc hội sẽ khơng ban hành một đạo luật nào liên quan đến việc thành lập một tơn giáo, hoặc cấm tự do tín ngưỡng”33.

30 Melvin Urofsky. Các quyền con người:Tự do nhân tuyên ngơn nhân quyền, tr.17. https://photos.state.gov/libraries/vietnam/8616/trans_PeopleRights.pdf. Nguyên bản: Rights of the People: Individual Freedom and the Bill of Rights. Washington 2003. https://usa.usembassy.de/etexts/gov/PeopleRights.pdf

31TS. Nguyễn Văn Dũng. Tơn giáo với đời sống chính trị - xã hội ở một số nước trên thế giới . NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2012, tr.70.

32Tuyên ngơn nhân quyền 1948. https://photos.state.gov/libraries/amgov/30145/publications-other- lang/VIETNAMESE.pdf

33Tuyên ngơn nhân quyền 1948. https://photos.state.gov/libraries/amgov/30145/publications-other- lang/VIETNAMESE.pdf

Đến năm 1868, Hoa Kỳ thơng qua sửa đổi lần thứ 14 Hiến pháp nước này, trong đĩ cĩ điều khoản quy định rằng: “Khơng một bang riêng lẻ nào được ban hành hay sửa đổi các điều luật nhằm hạn chế đặc quyền và tự do của cơng dân”. Đến lúc này, điều sửa đổi lần thứ nhất Hiến pháp Hoa Kỳ mới thực sự trở thành luật chung cho tồn Liên bang34.

Tiếp đĩ, năm 1993 Quốc hội Hoa Kỳ thơng qua điều khoản khơi phục quyền tự do tơn giáo nhằm thực hiện nghiêm chỉnh các điều luật về tự do tơn giáo, chấn chỉnh những điều luật của Liên bang cũng như của các bang trái với điều sửa đổi đầu tiên (Tu chính án I) trongLuật về các quyền hayTuyên ngơn nhân quyền.

Ngày 2 tháng 6 năm 2020 Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành Lệnh hành pháp về việc thăng tiến tự do tơn giáo quốc tế. Tại Điều 1 của Lệnh hành pháp này viết: “Tự do tơn giáo, quyền tự do đầu tiên của Hoa Kỳ, là một lệnh truyền luân lý và cĩ tính quốc gia về an ninh. Tự do tơn giáo cho mọi người khắp thế giới là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hợp Chúng Quốc và Hợp Chúng Quốc sẽ tơn trọng và mạnh mẽ cổ vũ quyền tự do này”. “Chính sách của Hợp Chúng Quốc là vận động mạnh mẽ và liên tục để các tổ chức và xã hội dân sự, kể cả các tổ chức tại các nước bên ngồi, chịu thơng báo cho Chính phủ Hợp Chúng Quốc các chính sách, chương trình và hoạt động liên quan tới tự do tơn giáo quốc tế”35.

Người Mỹ quan niệm rằng, tự do tơn giáo là một trong những quyền tự do giá trị nhất của cơng dân Hoa Kỳ và họ cũng cho rằng tơn giáo khơng thiếu vắng trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng quyền tự do tơn giáo ở Hoa Kỳ được hiểu một cách đơn chiều là quyền tự do tin theo tơn giáo, chứ khơng được hiểu bao gồm cả quyền tự do khơng tin theo tơn giáo.

34L.N. Veljkovic. Tơn giáo và giáo hội ở Hoa Kỳ. Nxb. Khoa học, Moskva, 1978

35Vũ Văn An. Lệnh hành pháp về việc thăng tiến tự do tơn giáo quốc tế của Tổng thống Donald Trump. http://vietcatholic.org/News/Html/256847.htm

2.1.2.2. Quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo tại Pháp

Pháp một đất nước từ lâu đã cĩ vị thế là một trung tâm của thế giới về nghệ thuật, khoa học và triết học. Quốc gia này cĩ số di sản thế giới UNESCO nhiều thứ ba tại châu Âu. Là một quốc gia phát triển, Pháp cĩ thành tích cao trong các xếp hạng quốc tế về giáo dục, y tế, tuổi thọ dự tính, và phát triển con người.

Quốc gia này sử dụng hệ thống tư pháp dân luật36, theo đĩ luật bắt nguồn chủ yếu từ các đạo luật thành văn; các thẩm phán khơng tạo ra luật mà đơn thuần là diễn giải nĩ (song mức độ diễn giải tư pháp trong một số lĩnh vực nhất định khiến nĩ tương đương với luật phán lệ). Các nguyên tắc cơ bản của pháp quyền dựa theo bộ luật Napoléon (bộ luật này lại dựa phần lớn vào luật hồng gia được soạn dưới thời Louis XIV). Phù hợp với các nguyên tắc trong Tuyên ngơn Nhân quyền và Dân quyền, luật sẽ chỉ cấm các hành động cĩ hại cho xã hội.

Pháp luật của Pháp được chia thành hai khu vực chính: Luật tư và luật cơng. Luật cơng gồm cĩ luật hành chính và luật hiến pháp. Tuy nhiên, trong khái niệm thực tiễn, pháp luật của nước này gồm cĩ ba lĩnh vực chính: Luật dân sự, luật hình sự và luật hành chính. Pháp khơng cơng nhận luật tơn giáo là một động cơ thúc đẩy ban hành các cấm đốn. Theo một cuộc khảo sát của Institut Montaigne về Tơn giáo tại quốc gia này năm 2016: Kitơ giáo (51.1%), Khơng tơn giáo (39.6%), Hồi giáo (5.6%), Do Thái giáo (0.8%), Tơn giáo khác (2.5%), Khơng xác định (0.4%)37.

Pháp là một quốc gia thế tục, và tự do tơn giáo là một quyền lợi theo hiến pháp. Chính sách tơn giáo của Pháp dựa trên quan niệm lạcité. Quan niệm lạcité là tách biệt nghiêm ngặt nhà thờ và nhà nước, theo đĩ sinh hoạt cơng cộng đi theo hướng hồn tồn thế tục. Ở đây tơn giáo và xã hội tách biệt nhau. Vai trị của tơn giáo đối với xã hội là vơ cùng hạn chế, là quốc gia cĩ rất ít tơn giáo nhưng tơn giáo đối với cơng dân nước này là lựa chọn cá nhân. Quan niệm Lạcité khơng cĩ nghĩa là nhà

36 “The World Factbook: France”. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2010.https://www.webcitation.org/5nXdBl0QT?url=https://www.cia.gov/library/publications/the-world- factbook/geos/fr.html. Truy cập ngày 14 tháng 04 năm 2021.

37https://web.archive.org/web/20170915201551/http://www.institutmontaigne.org/res/files/publications/a- french-islam-is-possible-report.pdf, trang 13, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021

nước chống lại tơn giáo, nhưng nĩ cĩ nghĩa là nĩ phải đảm bảo rằng tất cả các tín ngưỡng tơn giáo đều được đối xử bình đẳng và tách biệt với xã hội 38.

Cộng hịa Pháp là một trong những quốc gia ở châu Âu cĩ hệ thống pháp quy đầy đủ và chi tiết về vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo. Luật ngày 09 tháng 12 năm 1905 về việc tách nhà thờ và nhà nước của quốc gia này được dựa trên nguyên tắc “thế tục”39. Điều 1 luật này ghi nhận: “Nền Cộng hòa đảm bảo tự do lương tâm. Nĩ đảm bảo việc thờ phượng tự do theo những hạn chế duy nhất được ban hành vì lợi ích của trật tự cơng cộng”40. Pháp luật đảm bảo đảm bảo cho quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân, nhưng việc thờ phượng thì bị hạn chế để đảm bảo cho lợi ích chung, hạn chế được đặt ra để bảo vệ lợi ích trật tự cơng cộng.

Đạo luật này cịn bao gồm các quy định thể hiện sự quản lý của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm lợi ích cộng đồng. Điều 35 của Đạo luật ghi nhận: “Nếu một bài phát biểu hoặc một bài viết được trưng bày hoặc phát tán cơng khai ở những nơi thực hiện việc thờ cúng, chứa đựng sự khiêu khích trực tiếp nhằm chống lại việc thực thi luật pháp hoặc các hành vi hợp pháp của cơ quan cơng quyền, hoặc nếu nĩ cĩ xu hướng nâng cao hoặc vũ trang một số cơng dân chống lại những người khác, vị thừa tác viên thờ phượng phạm tội sẽ bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, khơng ảnh hưởng đến hình phạt của tội đồng lõa, trong trường hợp sự khiêu khích xảy ra sau đĩ là sự dụ dỗ, nổi dậy hoặc nội chiến”41. Những nơi thờ cúng để xảy ra hành vi loan truyền,

38https://web.archive.org/web/20091001185931/http://www.understandfrance.org/France/Society.html#ancre 623428 truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2021

39 Pháp luật Cộng Hịa Pháp về tín ngưỡng, tơn giáo: Nguyên tắc thế tục. http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=19122015535535715&MaMT=26 truy cập ngày 18 tháng 04 năm 2021

40 Loi du 9 décembre 1905 concernant la séparation des Eglises et de l'Etat.

Article 1: “La République assure la liberté de conscience. Elle garantit le libre exercice des cultes sous les seules restrictions édictées ci-après dans l'intérêt de l'ordre public”.

https://www.legifrance.gouv.fr/loda/id/LEGITEXT000006070169/ truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021

41 Loi du 9 décembre 1905 concernant la séparation des Eglises et de l'Etat.

Article 35: “Si un discours prononcé ou un écrit affiché ou distribué publiquement dans les lieux ó s'exerce le culte, contient une provocation directe à résister à l'exécution des lois ou aux actes légaux de l'autorité publique, ou s'il tend à soulever ou à armer une partie des citoyens contre les autres, le ministre du culte qui s'en sera rendu coupable sera puni d'un emprisonnement de trois mois à deux ans, sans préjudice des peines de la complicité, dans le cas ó la provocation aurait été suivie d'une sédition, révolte ou guerre civile.

truyền bá những thơng tin nhằm chống lại quy định pháp luật, chống lại cơ quan cơng quyền hoặc cổ súy, kích động mọi người xâm phạm trật tự cơng cộng thì người giáo sĩ của của tơn giáo và những người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của luật.

Luật tách biệt nhà thờ và nhà nước của Pháp vào năm 1905 là cơ sở cho chủ nghĩa thế tục nhà nước: Nhà nước khơng chính thức cơng nhận bất kỳ tơn giáo nào, ngoại trừ tại Alsace-Moselle. Năm 2004 lệnh cấm mang các biểu trưng tơn giáo trong trường học, bảo vệ các bé gái Hồi giáo khỏi bị ép mang khăn trùm đầu, song luật cũng hạn chế những người muốn mang khăn trùm đầu hoặc bất kỳ biểu trưng tơn giáo dễ nhận biết nào khác, bao gồm các chữ thập Cơ Đốc giáo cỡ lớn và khăn xếp của người Sikh, để biểu thị tín ngưỡng của họ42. Năm 2010, Pháp cấm mang khăn che mặt Hồi giáo tại nơi cơng cộng; các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền mơ tả luật này là sự kỳ thị chống lại người Hồi giáo43.

Nhìn chung, pháp luật các quốc gia đều đặt ra những quy định của pháp luật để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Quyền này luơn phải đặt trong mối quan hệ với xã hội với nhà nước và pháp luật. Đồng thời quyền của cá nhân cũng phải được đảm bảo trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ trật tự cơng cộng và quyền của

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)