Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tơn

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 51 - 56)

3.1. Thực trạng quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo tại Việt Nam

3.1.2. Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tơn

diễn đàn quốc tế về sự tiến bộ trong việc tổ chức và phát triển tín ngưỡng, tơn giáo.

Năm 2020 Ban Tơn giáo Chính phủ đã kiện tồn Ban Chỉ đạo triển khai Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo; triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ Nội vụ với Bộ Văn hĩa, Thể thao và Du lịch trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng. Xây dựng quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo. Bộ Nội Vụ in ấn các tài liệu hỏi đáp pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo; tài liệu văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo. Bộ cũng đã tổ chức 11 hội nghị cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành với 2.977 lượt người tham dự; 04 hội nghị cho cán bộ, cơng chức làm cơng tác tơn giáo với 625 người tham dự; đưa ra 5.342 bộ tài liệu tuyên truyền pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo cho đại biểu tham dự hội nghị.Ban Tơn giáo Chính phủ đã xây dựng 02 bộ tài liệu mơn học Lịch sử Việt Nam và Pháp luật Việt Nam để triển khai giảng dạy trong các cơ sở đào tạo tơn giáo. Bộ cũng tổ chức 277 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo cho 77.004 cán bộ, cơng chức làm cơng tác tơn giáo; tổ chức 809 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo cho 162.571 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tơn giáo(trong đĩ, cĩ 189 lớp cho 20.500 chức sắc; 620 lớp cho 142.071 tín đồ52.

Việc khơng ngừng đổi mới về chính sách đối với tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đưa lại nhiều thành tựu quan trọng, đã làm thay đổi cơ bản đời sống tơn giáo ở Việt Nam. Thơng qua việc nội luật hĩa pháp luật quốc tế, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo luơn được đảm bảo và mở rộng, pháp luật luơn được cập nhật để đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

3.1.2. Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo tơn giáo

3.1.2.1. Những hạn chế của việc quản lý Nhà nước đối với vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo

52http://sonoivu.namdinh.gov.vn/qlnn-ve-ton-giao/ket-qua-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-tin-nguong-ton- giao-trong-nam-2020-1327 truy cập ngày 15 tháng 05 năm 2021

Bên cạnh những thành tựu thì việc thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam cũng bộ một số hạn chế, thiếu sĩt nhất định.

Khi xã hội ổn định thì các quyền của con người được đảm bảo, nhưng khi xã hội bất ổn thì những quyền này sẽ rất khĩ được đảm bảo. Từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện nay là khoảng thời gian đầy biến động tại Việt Nam và trên tồn thế giới. Hơn một năm qua trên thế giới xảy ra nhiều biến cố, nhiều tai nạn thiên nhiên xảy ra, dịch bệnh, trong đĩ khơng thể khơng nhắc đến dịch bệnh COVID-19. Vào cuối tháng 12 năm 2019với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhĩm người mắc viêm phổi khơng rõ nguyên nhân tại chợ buơn bán hải sản Hoa Nam, Trung Quốc53. COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi tồn cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dịch bệnh lan rộng là do những tín đồ tơn giáo bị nhiễm bệnh, họ tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo cùng các tín đồ khác làm lây lan dịch bệnh. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, văn hĩa, xã hội của đất nước.

Để đảm bảo dịch bệnh khơng lan rộng trong cộng đồng Nhà nước đã yêu cầu tạm dừng các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo tập trung đơng người, trong trường hợp cần thiết phải thực hiện nghiêm các biện pháp phịng chống dịch54. Lợi dụng tình hình dịch bệnh và chủ trương tạm dừng các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo một số hội nhĩm, giáo phái, hiện tượng tơn giáo cực đoan nhân danh hoạt động tâm linh để tổ chức tuyên truyền các nội dung sai sự thật, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan. Nhiều câu lạc bộ tiến hành các hoạt động tuyên truyền phản khoa học về phịng, chống COVID-19 và tùy tiện phát tán thuốc ngừa COVID-19. Nhiều hoạt động trục lợi, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tơn giáo đã cho thấy được lỗ hổng trong tác quản lý của Nhà nước về vấn đề này. Sự phân chia nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nhân dân chưa tối ưu, khi xã hội biến động thì quyền con người dễ bị xâm phạm và lợi

53 https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_d%E1%BB%8Bch_COVID-19

54https://moh.gov.vn/web/dich-benh/cac-van-ban-chi-dao-cua-dang-nha-nuoc/-

/asset_publisher/zRev3D15XCJB/content/thu-tuong-chinh-phu-vua-ban-hanh-chi-thi-so-16-ct-ttg-ngay-31-3- 2020-ve-thuc-hien-cac-bien-phap-cap-bach-phong-chong-dich-covid-19 truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2021

dụng. Khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra mọi nguồn lực Nhà nước tập trung đảm bảo cho y tế, thì quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người dân khơng còn được đảm bảo. Trong thời kỳ dịch bệnh việc thực thi, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa được thực hiện một cách cĩ hiệu quả. Mặc dù những quy định của pháp luật đã quy định nhưng một số chính quyền, địa phương cùng các cán bộ, người dân chưa nhận thức đầy đủ và rõ ràng về các quy định của pháp luật nên việc thực thi chưa được đảm bảo.

Trong những năm gần đây hoạt động tơn giáo luơn được tăng cường cùng với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước những việc thực thi pháp luật lại chưa cĩ được sự hợp tác của người dân. Tình trạng tuyên truyền đạo trái phép vẫn cịn diễn ra. Điển hình như việc tuyên truyền về Hội thánh Đức Chúa Trời mẹ. Tổ chức này khơng được nhà nước cơng nhận nhưng tổ chức này vẫn lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo để thực hiện việc truyền đạo trái phép. Thơng qua nhiều hoạt động khác nhau, lén lút tiếp cận nhân dân và tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

Vào tháng 5 năm 2016 cơng an tỉnh Tuyên Quang phát hiện một nhĩm gồm 4 người địa chỉ thường trú tại Cầu Giấy Hà Nội đến thuê trọ tại phường Nơng Tiến, thành phố Tuyên Quang để hoạt động tuyên truyền, thuyết giảng về Hội thánh Đức chúa trời mẹ55. Ngày 27 tháng 03 năm 2021 Cơng an thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn phát hiện 6 người đang hoạt động thuyết giảng, tuyên truyền về Hội thánh Đức chúa trời mẹ tại tổ Tổng Nẻng, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn56. Những hoạt động của tổ chức này gây nhiều phức tạp về trật tự xã hội, làm ảnh hưởng khơng tốt đến đời sống tín ngưỡng, tơn giáo của người dân. Từ những vụ việc nêu trên cho thấy việc phịng ngừa các hoạt động, tổ chức trái pháp luật về tín ngưỡng chưa cao, tạo sơ hở để chúng cĩ cơ hội tiếp cận người dân, tuyên truyền đạo trái pháp luật. Người dân chưa được nhân cao nhận thức để phịng tránh những việc làm trái pháp luật, nhận thức của một số cơ quan chính quyền đối với vấn đề tơn giáo chưa được đồng bộ với chính sách của Nhà nước. Chính vì thế nhiều hoạt động trái pháp luật

55https://tuyenquang.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=7434&l=Tintuc truy cập ngày 08 tháng 5 năm 2021

56http://cand.com.vn/Phap-luat/Phat-hien-2-nhom-len-lut-sinh-hoat-Hoi-thanh-Duc-chua-troi-me-635569/

của các tổ chức chưa được pháp luật cơng nhận còn đang diễn ra ở rất nhiều nơi gây khĩ khăn cho cơng tác quản lý nhà nước.

Một bộ phận khơng nhỏ các tín đồ tơn giáo ở nước ta cịn nhận thức hạn chế, chưa nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của một tín đồ tơn giáo cũng như cơng dân của một đất nước. Những người này dễ bị lơi kéo bởi những phần tử cực đoan, chúng luơn lợi dụng tơn giáo và câu kết với các thế lực thù địch trong và ngồi nước, tập trung những tín đồ tơn giáo để tuyên truyền những thơng tin sai lệch về chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước ta, gây mất đồn kết dân tộc, làm mất đi niềm tin của nhân dân nhân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

3.1.2.2. Những hạn chế trong Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016

Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016 thơng qua thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo. Quyền này của người dân được đảm bảo theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013. Hành lang pháp lý trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo ngày càng vững chắc và ổn định. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tơn giáo tiếp tục được mở rộng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016 cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế, gây khĩ khăn cho hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo.

Về việc xác định thẩm quyền tiếp nhận thơng báo phong phẩm trong tơn giáo. Theo quy định tại Điều 33 Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016: “Tổ chức tơn giáo cĩ trách nhiệm thơng báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở trung ương về người được phong phẩm hoặc suy cử làm hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành; phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài; giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và các phẩm vị tương đương của tổ chức tơn giáo khác chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử”. Đối với phẩm vị “linh mục” của Cơng giáo khơng thể xác định được cĩ tương đương với phẩm vị “mục sư” của các tổ chức Tin lành hay khơng. Quy định này chưa rõ dẫn đến khĩ khăn trong cơng tác quản lý của địa phương khi xác định khái niệm “phẩm vị tương đương của tổ chức tơn giáo khác” cũng như khi hướng dẫn các tơn giáo thực hiện quy định này. Quy định này cũng tồn tại bất cập, các mục sư Tin lành hoạt động tơn giáo ở các cơ sở tại các điểm sinh hoạt tơn giáo tập trung do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý. Việc phân

cấp cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương tiếp nhận thơng báo đối với phẩm vị “mục sư” của các tổ chức Tin lành là chưa cĩ sự phù hợp.

Đối với việc quản lý chức sắc, chức việc nhà tu hành thuyên chuyển nơi hoạt động. Theo quy định tại Điều 35, Luật Tín ngưỡng, tơn giáo, khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành chỉ cần thơng báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên mơn làm cơng tác tín ngưỡng, tơn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến, khơng gửi kèm lý lịch cá nhân và lý lịch tư. Quy định này dẫn đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo khơng quản lý được chức sắc, chức việc, nhà tu hành, nhất là những trường hợp thuyên chuyển từ tỉnh thành khác đến.

Về quản lý hành chính đối với cơ sở tơn giáo. Luật tín ngưỡng, tơn giáo cĩ nhiều quy định liên quan đến thành lập, hoạt động giải thể cơ sở đào tạo tơn giáo. Nhưng các vấn đề này đều thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan trung ương. Khác với Pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo các vấn đề này thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp tỉnh trở lên. Việc luật tín ngưỡng tơn giáo 2016 bỏ qua vai trị quản lý địa bàn, lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tạo lỗ hổng trong cơng tác quản lý đối với cơ sở đào tạo tơn giáo.

Về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng. Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016 đã dành chương III để quy định về hoạt động tín ngưỡng. Tuy nhiên, Luật chỉ cĩ những quy định liên quan đến vấn đề nhân sự của cơ sở tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng. Khi cĩ những vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của cơ quan tổ chức, cơ sở tín ngưỡng, vấn đề cơng nhận, thành lập tổ chức tín ngưỡng hoặc cơ sở tín ngưỡng, vấn đề về nhân sự, hoạt động xây dựng cơ sở tín ngưỡng, đất đai, cơ quan chính quyền địa phương gặp nhiều khĩ khăn khi giải quyết.

Theo quy định của Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016 việc quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo các cấp. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 22 Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật tín ngưỡng, tơn giáo việc quản lý nhà nước về lễ hội tín ngưỡng và các cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hĩa, danh lam thắng cảnh lại do Bộ Văn hĩa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm. Những quy định khơng được đồng nhất với nhau giữa các văn bản pháp luật ảnh hưởng đến tính thống nhất, tính đồng bộ trong việc quản

lý nhà nước đối với vấn đề hoạt động tín ngưỡng. Chính vì thế, trong quá trình tham mưu xây dựng hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo cần cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, để tạo ra tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật để tránh gặp những khĩ khăn trong quá trình thực hiện.

Về thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức, cơ sở tơn giáo theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016 thì việc chuyển đổi, chuyển nhượng tặng cho, cho thuê, thế chấp, gĩp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Tuy nhiên, theo Luật Đất đai 2013 quy định: “Cơ sở tơn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất khơng được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; khơng được thế chấp, gĩp vốn bằng quyền sử dụng đất”57. Quy định của Luật tín ngưỡng, tơn giáo 2016 đã cĩ nảy sinh mâu thuẫn với quy định của Luật đất đai 2013 dẫn đến khĩ khăn khi tổ chức tơn giáo giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai.

Chính vì thế, trong quá trình tham mưu xây dựng hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo cần cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, để tạo ra tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật tránh gặp những khĩ khăn trong quá trình thực hiện.

3.2.Giải pháp đảm bảo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)