Chính sách của Nhà nước trong cơng tác đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 39 - 43)

2.1. Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo theo pháp luật quốc tế và một số quốc

2.2.1. Chính sách của Nhà nước trong cơng tác đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng,

ngưỡng, tơn giáo

Việt Nam là quốc gia đa tơn giáo và cĩ nhiều loại hình tín ngưỡng, bao gồm cả các tơn giáo nội sinh và các tơn giáo ngoại nhập. Việt Nam hội tụ hầu hết các tơn giáo lớn trên thế giới như Cơng giáo, Phật giáo, Tin lành, Hồi giáo, Bà-la- mơn,…Ngồi ra Việt Nam cũng đang tồn tại nhiều tơn giáo nội sinh như: Cao đài, Phật giáo Hịa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương,…Mỗi tơn giáo mang một bản sắc riêng, cĩ nội dung phong phú về tư tưởng, triết học, văn hĩa và đạo đức. Chính vì thế đã tạo ra rất nhiều thách thức cho chính sách của Nhà nước đối với việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo.

Tại Khoản 1 Điều 2 ICCPR 1966 đã quy định: “Các quốc gia thành viên Cơng ước cam kết tơn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền đã được cơng nhận trong Cơng ước này, khơng cĩ bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc địa vị khác”. Việt Nam với tư cách là thành viên của các cơng ước quốc tế. Việc chuyển hĩa Điều ước quốc tế vào pháp luật quốc gia là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện. Việc chuyển hĩa Điều ước quốc tế vào pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra sự tương thích và hài hòa pháp luật quốc tế đối với pháp luật quốc gia về quyền con người trong đĩ cĩ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Việc nội luật hĩa được thực hiện qua các cách thức:

Thứ nhất, sửa đổi bổ sung và ban hành pháp luật để đảm bảo thực hiện theo Điều ước quốc tế. Tại Khoản 2 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế năm 2016 quy định: “Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của Điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của Điều ước quốc tế, đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp tồn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đĩ đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đĩ”.

Căn cứ vào những quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ sẽ đưa ra quyết định chấp nhận sự ràng buộc của Điều ước quốc tế. Với những quyết định của Thủ tướng chính phủ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cần phải tiến hành nghiên cứu Điều ước quốc tế cĩ liên quan mà nước Việt Nam là một bên đã ký kết. Việc nghiên cứu Điều ước quốc tế nhằm đảm bảo tính tương thích giữa pháp luật Việt Nam với Điều ước quốc tế. Việc nghiên cứu, rà sốt Điều ước quốc tế nhằm đảm bảo pháp luật Việt Nam được thực hiện đúng và tuân thủ theo các quy định của Điều ước quốc tế. Đối với việc thực thi pháp luật nhà nước cĩ đối chiếu với Điều ước quốc tế giúp quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được quản lý chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo được tính pháp lý về mặt quốc tế.

Thứ hai, tiến hành chuyển hĩa quy phạm pháp luật của Điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực để gắn kết các cơng ước quốc tế và quyền tự do tơn giáo mang tính phổ quát vào hệ thống pháp luật của nước mình. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên cho đến các bản Hiến pháp tiếp theo thì quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã được quan tâm và chú trọng và đặc biệt tại Hiến pháp 2013, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo đã được nâng lên từ cơng dân thành mọi người. Ngồi văn bản cĩ tính pháp lý cao nhất như các bản Hiến pháp cho đến những quy phạm pháp luật chứa đựng trong các điều luật của các bộ luật (Luật Hình Sự, Luật tố tụng hình sự, Luật Đất Đai...). Từ năm 1991 đến nay thì các văn bản riêng về tín ngưỡng, tơn giáo đã được ban hành. Tháng 7 năm 2004 Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo được ra đời. Sau đĩ thì Chính phủ các Bộ và các cấp chính quyền theo thẩm quyền ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhằm thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2016 tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khĩa XIV đã chính thức thơng qua Luật tín ngưỡng, tơn giáo và luật này cĩ hiệu lực thi hành từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2018.Luật Tín ngưỡng, tơn giáo được Quốc hội thơng qua đánh dấu bước ngoặt trong việc thực thi quyền tự do tơn giáo của các tầng lớp nhân dân. Cĩ thể nĩi rằng hàng loạt các văn bản pháp lý ấy đã thể hiện sự sinh động, sự đổi mới của Đảng và Nhà nước về chính sách tơn giáo.

Trong suốt quá trình lãnh đạo của mình Đảng và Nhà nước luơn thực hiện theo chủ trương tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo; thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc, đồn kết tơn giáo và đảm bảo đây là một trong những quyền cơ bản của cơng

dân. Nhà nước luơn luơn tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người; bảo đảm cho các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. Để phịng chống quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo bị xâm phạm thì tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã cĩ quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm44. Người nào thực hiện hành vi gây chia rẽ người theo tơn giáo và khơng theo tơn giáo, giữa người theo các tơn giáo khác nhau, chia rẽ chính quyền tơn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm45. Những quy định này khẳng định lịng kiên quyết đẩy lùi những tệ nạn, âm mưu xâm hại đến quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo trong chính sách của Đảng và Nhà nước. Khẳng định sự bảo hộ với quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Nhà nước đã hồn thành tốt với chủ trương và đường lối chính sách đúng đắn.

Tại Điều 16 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hĩa, xã hội. Điều này đã đẩy quyền con người lên mức cao nhất thơng qua từng quy định pháp luật bảo hộ cho quyền con người, nhất là quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt giới tính, màu da, dân tộc…Quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi người được cơng nhận trong tất cả lĩnh vực, bao gồm đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hĩa, xã hội. Trong cùng một điều kiện như nhau, mọi người được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, cĩ tư cách pháp lý như nhau.

Ở khía cạnh luật chuyên ngành: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hĩa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án46. Cơng dân Việt Nam

44 Khoản 1 Điều 164 Bộ luật Hình sự 2015

45 Điềm c Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015

cĩ tín ngưỡng tơn giáo, với chủ trương đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, ngồi quyền được hưởng tất cả các quyền cơ bản của cơng dân như sinh sống, làm việc, học tập, di trú… thì họ cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một người cơng dân đối với Tổ quốc: Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, tuân theo Hiến pháp và pháp luật…

Ngồi ra, nhằm mục đích bảo vệ giá trị văn hĩa đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tơn giáo như hoạt động lễ hội nhớ ơn những người đi trước, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tơn vinh các vị anh hùng cĩ cơng với làng, xã, đất nước…Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách đáp ứng các nhu cầu này của nhân dân. Trong một năm thì nhiều lễ hội truyền thống được diễn ra ở khắp cả nước dưới sự quản lý của Nhà nước. Ngày Giải phĩng miền nam (ngày 30 tháng 4), Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), ngày Quốc Khánh (ngày 02 tháng 9) những ngày này thì mọi người lao động được nghỉ làm việc47.Với chính sách của mình, Nhà nước hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống nhằm duy trì các giá trị văn hĩa đặc sắc, tiêu biểu, đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân. Khuyến khích các hoạt động văn hĩa, văn nghệ, thể thao dân gian truyền thống; ứng dụng khoa học, cơng nghệ hiện đại trong tổ chức lễ hội văn hĩa, lễ hội ngành nghề, lễ hội cĩ nguồn gốc từ nước ngồi. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên mơn, nghiệp vụ về quản lý hoạt động lễ hội. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lễ hội48.

Cĩ thể thấy việc Đảng và Nhà nước ta cơng nhận quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo là một quyền cơ bản của mọi người và đưa ra chính sách đảm bảo quyền này được thực hiện đã giúp nhân dân vững tin hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, gia tăng sức mạnh, tạo động lực to lớn để mỗi người dân phấn đấu xây dựng đất nước, phát triển quốc gia. Sự đổi mới về chính sách tơn giáo gĩp phần quan trọng trong việc phát huy dân chủ, đáp ứng tốt hơn cho cuộc sống tinh thần và đời sống tâm linh cho người dân. Quyền tự do tơn giáo hay bất cứ quyền nào khác, khơng chỉ cần sự ghi nhận hay khẳng định trong Hiến pháp mà cần các cơ chế, biện pháp cụ thể để thừa nhận, thực thi và bảo vệ.

47 Điều 115 Bộ Luật Lao động 2012

48 Điều 4 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội, ngày 29 tháng 8 năm 2018

Một phần của tài liệu Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo theo pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam 1 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)