Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 34 - 38)

1.3 Quá trình phát triển của Fintech và sự thâm nhập vào hệ thống tài chính

1.3.2.2 Sự phát triển của Fintech tại Việt Nam

Theo thống kê, tại Việt Nam có 53% dân số sử dụng internet - tương ứng với khoảng hơn 50 triệu người. Đặc biệt, với hơn 124 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có 41 triệu th bao hoạt đợng thường xuyên, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để Fintech phát triển.

26

Fintech News (2017), Việt Nam có hơn 48 cơng ty Fintech và 48% công ty tham gia vào hoạt đợng thanh tốn, cung cấp cho khách hàng và các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh tốn kỹ thuật số. Mợt số ít cơng ty hoạt đợng trong lĩnh vực gọi vốn, chuyển tiền, Blockchain, quản lý tài chính cá nhân, quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thơng tin (Hình 1.2). So với một số quốc gia trong khu vực cho thấy, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam cịn khá ít; tại Indonesia, đã tăng trưởng nhanh chóng về sản phẩm dịch vụ và các cơng ty Fintech trong những năm gần đây, theo Hiệp hội Fintech Indonesia xác định có khoảng 120 cơng ty Fintech trong nước vào cuối 2016; tại Singapore, tính đến tháng 11/2016 có hơn 300 cơng ty khởi nghiệp Fintech, hơn 20 ngân hàng tồn cầu, các cơng ty bảo hiểm đã thiết lập các văn phòng và trung tâm nghiên cứu đổi mới ở Singapore (Clipford Chance, 2017).

Nguồn: Fintech News (2017), tác giả tổng hợp

Hình 1.2 Tỷ lệ các công ty Fintech theo lĩnh vực tại Việt Nam năm 2017

1.3.3 Những cơ hội và thách thức của cơng nghệ Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

Với khả năng tự đợng hóa và xử lý linh hoạt của cơng nghệ Fintech các giao dịch tài chính trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn, giúp cho thị trường tài chính hoạt đợng

27

hiệu quả hơn và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của Fintech cũng tạo nên một áp lực mạnh mẽ trong việc đổi mới đối với ngành tài chính.

Nghiên cứu của Phạm Xuân Hòe (2017), dưới áp lực của cạnh tranh và đổi mới, 96% các ngân hàng tại Việt Nam đã tìm hiểu về CMCN 4.0 qua các kênh khác nhau như: 84% thông qua phương tiện truyền thông, 48% thông qua các khách hàng và đối tác quen biết, 16% thông qua công ty tiếp thị sản phẩm. Đặc biệt, đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng thông qua công nghệ số là trụ cợt chính trong chiến lược phát triển của các ngân hàng. Cụ thể, 92% các ngân hàng đang có những chuẩn bị về đầu tư, đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số để đón nhận và thích ứng với những bước tiến của CMCN 4.0.

Với khả năng tối ưu hóa và trải nghiệm người dùng, Fintech được dự báo sẽ mang đến khơng ít những thách thức cho các ngân hàng truyền thống và cả ngành tài chính. Theo dự đốn của McKinsey, 10 - 40% lợi nhuận của ngành này sẽ bị đe doa do sự bùng nổ của Fintech thúc đẩy q trình số hóa, tất yếu dẫn đến giảm giá dịch vụ. Những tiến bợ của Fintech có thể mở rợng ngân hàng số lên đến 1,6 tỷ người trong các quốc gia đang phát triển và gia tăng tổng số tín dụng cho cá nhân và doanh nghiệp lên tới 2,1 nghìn tỷ đơ la vào năm 2025 (Manyika, 2016).

Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Hồng Hà và Trần Đình Uyên (2017), chiến trường chính giữa định chế tài chính truyền thống và Fintech sẽ là cho vay tiêu dùng. Quan điểm này của nhóm tác giả đồng quan điểm với nghiên cứu của Balyuk (2016) khi tác giả cho rằng thị trường tín dụng cho vay tiêu dùng sẽ chiếm thị phần lớn nhất với ước tính lên đến 3,5 triệu tỷ đô la. Trong một nghiên cứu khác được thực hiện tại Việt Nam, 65,3% người được phỏng vấn có quan điểm cho vay tiêu dùng sẽ là thị trường lớn nhất trong cuộc cạnh tranh giữa Fintech và các định chế tài chính truyền thống, thị trường thứ hai với 51% lựa chọn là lĩnh vực cho vay tín chấp. Trong hai lĩnh vực này, Fintech được cho là đang chiếm lợi thế hơn nhờ khả năng giải ngân nhanh, cùng với công nghệ và sử dụng các thuật tốn cao cấp để tính

28

tốn lãi cho từng trường hợp khách hàng cụ thể. Ngồi ra, với các lợi thế về chi phí, các Fintech có thể đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn hơn với các khách hàng vay tiền và người cho vay tiền. Đây cũng là những yếu tố các ngân hàng không thể bỏ qua bởi hầu như các nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam đã chỉ ra ở trên, lãi suất là nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn nơi gửi tiền hoặc vay tiền của khách hàng.

Qua những nghiên cứu ở trên, có thể nói làn sóng cơng nghệ đang có những tác động mạnh mẽ và mang lại những thách thức to lớn trong việc kinh doanh của ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, nếu như họ khơng bắt kịp cơng nghệ điều này sẽ là tất yếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản sau:

Một là, tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những khái niệm có

liên quan về c̣c CMCN 4.0, làm cơ sở cho những khái niệm, hiểu biết cơ bản về cuộc CMCN 4.0

Hai là, những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến đời sống xã hội, các ngành nghề,

hoạt đợng thương mại và chính sách của Chính phủ. Đặc biệt là những ảnh hưởng sâu rộng của CMCN 4.0 đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng và những khó khăn thách thức mà ngành ngân hàng phải đối mặt.

Ba là, Quá trình phát triển của Fintech và sự thâm nhập vào hệ thống tài chính, trình

bày những khái niệm, những ảnh hưởng tích cực và thách thức mà Fintech đã và đang mang lại cho hệ thống ngân hàng hiện nay.

Những nợi dung trên có ảnh hưởng đến khá nhiều đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và là cơ sở để tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu ở những chương sau.

29

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)