.2 Mơ hình nghiên cứu đề x́t

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 59 - 89)

Hữu ích Dễ sử dụng Tin tưởng Xã hội Tính đổi mới Sự thay đổi cơng nghệ Tính hiệu quả H1(+) H2(+) H3 (+) H4 (+) H5 (+) H6 (+)

51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đã nghiên cứu những nội dung sau:

Thứ nhất, Luận văn trình bày chi tiết tồn bợ quy trình nghiên cứu. Từ thảo luận

nghiên cứu đến xây dựng thang đo và xây dựng bảng hỏi, nội dung thực hiện từ nghiên cứu sơ bợ đến nghiên cứu chính thức.

Thứ hai, trên cơ sở tác giả tổng hợp, phân tích, xây dựng mối quan hệ giữa các

nhân tố tác động đến sự thay đổi công nghệ để phù hợp với nghiên cứu tại Việt Nam. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng gồm 06 biến đợc lập: Sự hữu ích, Dễ sử dụng, Sự tin tưởng, Xã hội, Đổi mới và Hiệu quả.

Thứ ba, Luận văn trình bày nợi dung phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với

định lượng thích hợp để đánh giá và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được trình bày ở chương sau.

52

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng hiện nay

4.1.1 Sự phát triển của ngành ngân hàng

Cho đến nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh mẽ xét cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. Cùng với đó là việc thành lập và hoạt động của hàng loạt công ty tài chính và cơng ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng từ trung ương tới địa phương. Có thể nói, với thời gian trên 20 năm thực hiện quá trình đổi mới kinh tế, hệ thống ngân hàng và định chế phi ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp những vai trị to lớn đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta những năm qua. Bên cạnh các tổ chức tín dụng cịn có sự hiện diện và ngày càng phát triển của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Nếu như từ 1992 trở về trước, cả nước chỉ có 2 cơng ty tài chính, 2 cơng ty bảo hiểm thì đến năm 2001 đã có 7 cơng ty tài chính; 8 cơng ty cho th tài chính; 18 cơng ty bảo hiểm; 8 công ty chứng khốn. Ngồi ra, cịn có các cơng ty đầu tư, quĩ đầu tư, quĩ tiết kiệm bưu điện (Qũi này đã sáp nhập vào NHTMCP Liên Việt). Số lượng các định chế tài chính phi ngân hàng hoạt đợng trên thị trường Việt Nam thường xuyên thay đổi theo thời gian, và đã có sự tăng lên đáng kể so với đầu những năm 2000. Tính đến cuối năm 2017, theo thống kê Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước thì hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm 01 ngân hàng 100% vốn nhà nước (ngân hàng chính sách xã hợi), 03 ngân hàng do nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ; 03 NHTMCP mua lại bắt buộc (Nhà nước mua lại với giá 0 đồng là NH Xây Dựng, NH Đại Dương và NH Dầu Khí tồn cầu); 28 ngân hàng thương mại cổ phần ; 02 ngân hàng thuộc khối ngân hàng chính sách; 01 Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam; 09 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 02 ngân hàng liên doanh; 49 chi nhánh ngân hàng nước ngồi; 47 văn phịng đại diện; 16 cơng ty tài chính; 11 cơng ty cho thuê tài chính; 04 tổ chức tài chính vi mơ và 1.178 Quỹ tín dụng nhân dân8. Các định chế tài chính này đã và đang có sự cạnh tranh khá quyết liệt với các

53

NHTM trong một số lĩnh vực dịch vụ ngân hàng truyền thống. Một thực tế là sự cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong lĩnh vực huy động vốn và cho vay diễn ra rất quyết liệt, khiến mơi trường tín dụng trong nhiều giai đoạn là rất bất ổn. Hơn nữa, cũng cần một lưu ý là sự cạnh tranh quá mức lại chủ yếu tập trung tại một số khu vực đô thị lớn như Hà Nợi hay TP. Hồ Chí Minh, trong khi đó tại hầu hết các khu vực nơng thơn thì sự hoạt đợng của các tổ chức tín dụng lại rất mờ nhạt. Tăng trưởng vốn và tài sản

Tính đến cuối tháng 12/2017, tổng tài sản của tồn hệ thống đạt 10.001,8 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6% so với cuối năm 2016; tổng vốn điều lệ toàn hệ thống đạt 512,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với cuối năm 2016; vốn tự có tồn hệ thống đạt 714,1 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2016. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng từng bước nâng cao năng lực quản trị của ngân hàng để dần tiếp cận với thơng lệ quốc tế; tích cực thối vốn các khoản đầu tư kém hiệu quả, rủi ro cao và cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng hiệu quả, an toàn; đồng thời tiếp tục tăng cường ứng dụng cơng nghệ thơng tin và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng.

Trong báo cáo về triển vọng hệ thống ngân hàng Việt Nam tháng 10/2017, tổ chức xếp hạng Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” và theo cơng bố của Tạp chí The Asian Banker, có 15 ngân hàng thương mại Việt Nam nằm trong danh sách 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây chính là kết quả tích cực của việc Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về thanh tra, giám sát ngân hàng, đặc biệt là các giải pháp triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020” và được các tổ chức quốc tế ghi nhận.

4.1.2 Thị phần

Ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ từ những năm 1990 cho đến nay. Theo số liệu thống kê 31/12/2018 từ hệ thống

54

FiinPro của Stoxplus, ngành ngân hàng hiện đứng đầu thị trường về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, theo sau là dịch vụ tài chính và dịch vụ cơng nghiệp.

Tồn thị trường hiện nay có 143 doanh nghiệp (17%) đã hoàn thành kế hoạch 2018 chỉ sau 9 tháng đầu năm, trong đó Đường Quảng Ngãi (406%), Hoàng Anh Gia Lai (230%) hay Vĩnh Hoàn (167%) là những đơn vị hoàn thành với kết quả cao. Trong khi các nhóm doanh nghiệp khác của nền kinh tế đang ghi nhận những tín hiệu sụt giảm như: Xây dựng, vật liệu và bảo hiểm thì ngành ngân hàng vẫn đang duy trì sự tăng trưởng tích cực và thị phần của mình.

Trong nhóm dẫn đầu, 17 ngân hàng niêm yết đạt tổng lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2018 tăng trưởng 38,9% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng hơn 50% trong nửa đầu năm. Dư nợ tín dụng cho vay khách hàng đến cuối quý III tăng 16,6% so với cùng kỳ và 11% tính từ đầu năm. Trong đó ba ngân hàng đứng đầu về tăng trưởng tín dụng kể từ đầu năm là TPB (16,1%), HDB (15,7%) và VCB (15,1%).

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang dẫn đầu thị phần về huy động và cho vay với tỷ lệ lần lượt 13,4% và 13,1%. Ngồi BIDV, các ngân hàng có gốc quốc doanh như Vietinbank (CTG), Vietcombank (VCB) cũng nắm giữ thị phần lớn đối với mảng cho vay và huy đợng tính đến ngày 30/6/2018. Đối với mảng huy động, Chứng chỉ tiền gửi đứng thứ hai về thị phần với tỷ lệ 12,5%; VCB đứng thứ ba (8,8%); tiếp đến lần lượt là các ngân hàng: Sacombank (STB) 3,5%; Ngân hàng Quân đội (MBB) và Ngân hàng Sài Gịn - Hà Nợi (SHB) cùng có thị phần 3%; VPBank (VPB) nắm giữ 2,3%; HDBank (HDB) 1,7%; Eximbank (EIB) 1,5%; LienVietPostBank (LPB) 1,3%.9

Cuộc cạnh tranh về thị phần càng trở nên gay gắt hơn khi quá trình tái cơ cấu ngân hàng được đẩy nhanh để giải quyết vấn đề nợ xấu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, hiện khối NHTMNN tập trung chủ yếu vào cho vay các tập đoàn, DNNN, trong khi khối NHTMCP tập trung cho vay DN nhỏ và vừa, khách

55

hàng cá nhân, trong khi khối ngân hàng ngoại tích cực chào vay các doanh nghiệp trong nước, thì khối ngân hàng nợi cũng tích cực tiếp cận doanh nghiệp FDI.

Tỷ lệ tín dụng/GDP ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với mức trung bình của các nước đang phát triển trong khu vực. Tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, qua đó cải thiện đáng kể của đợ sâu tài chính. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng. Số lượng ngân hàng lớn, nhưng quy mô của hầu hết các NHTM Việt Nam là nhỏ hơn so với các ngân hàng có quy mơ trung bình của khu vực.

4.1.3 Lợi nhuận

Theo ước tính của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), tổng lợi nhuận sau thuế của các tổ chức tín dụng năm 2018 tăng khoảng 40% so với năm 2017, với nguồn thu chính vẫn đến từ hoạt đợng tín dụng. Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt đợng dịch vụ cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ, với đóng góp tích cực cho ngành ngân hàng. Tuy nguồn thu từ dịch vụ đang dần cải thiện, nhưng hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam hiện vẫn phụ tḥc vào tín dụng, nhất là với các ngân hàng nhỏ. Do đó, để phân tán rủi ro, các ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển dịch vụ trên nền tảng công nghệ 4.0.

Kết quả đạt được trong năm qua của ngành ngân hàng không chỉ thể hiện sự phát triển tốt của nền kinh tế đất nước mà còn thể hiện sự bứt phá trong hoạt động của các ngân hàng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, hạn mức tín dụng năm 2018 chỉ có 14%, cho thấy hiệu quả cho vay cao hơn năm trước. Một trong những lý do khiến lợi nhuận ngân hàng gia tăng đột biến là do hoạt động đầu tư bất động sản sôi động của nửa đầu năm 2018, cùng với đó là đầu tư tư nhân hay các hoạt động cho vay tiêu dùng khác gia tăng.

Lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng cao là điều rất đáng mừng nhưng cũng cần hài hòa để đảm bảo lợi nhuận của cả doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Nếu chỉ thuần túy vì lợi ích của ngân hàng thì chắc chắn sẽ tạo ra những áp lực cho các hoạt động kinh tế và của doanh nghiệp. Bên cạnh đó áp lực về các tiêu

56

chuẩn Basel II ngày mợt lớn, ngân hàng muốn duy trì được lợi nhuận cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ, ứng dụng công nghệ vào hoạt đợng kinh doanh của mình.

4.1.4 Xử lý nợ xấu

Ước tính đến cuối tháng 12/2018, tồn hệ thống các TCTD đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Trong đó có 6 ngân hàng đã cơng bố xóa sạch nợ tại cơng ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) bao gồm: Vietcombank, Techcombank, MBBank, VietinBank, ACB và VIB.

Đánh giá của NFSC cho biết, trong năm 2018, giá trị xử lý nợ xấu tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC). Trong đó, sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng chiếm 59,8%; thu nợ từ khách hàng chiếm 33,2%; bán phát mại tài sản chiếm 3%, cịn lại là các hình thức khác.

Ở mợt số ngân hàng khác trong năm 2018 cũng chứng kiến khá nhiều ngân hàng giảm được tỷ lệ nợ xấu so với đầu năm như BIDV (giảm từ 1,62% về 1,49%), Eximbank (giảm từ 2,27% về 2,2%), VIB (giảm từ 2,49% về 2,33%), Sacombank (giảm từ 4,67% về 3,7%), LienVietPostBank (giảm từ 0,73% về 0,58%) và HDBank (giảm từ 1,52% về 1,43%).

Điều này cho thấy mợt tín hiệu đáng mừng, là q trình xử lý nợ xấu của các TCTD đã được đẩy nhanh hơn. Thuyết minh báo cáo tài chính cũng cho thấy, các TCTD cũng hạn chế chuyển nợ sang VAMC mà tích cực xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản đảm bảo và sử dụng dự phòng rủi ro…

Từ những thống kê trên cho thấy, công tác tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu đang được triển khai rất quyết liệt tại các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước tiếp tục triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Đồng thời, kiểm sốt và nâng cao chất lượng tín dụng gắn với tăng cường xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường; hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý

57

nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Việc xử lý nợ xấu gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh và nâng cao chất lượng tín dụng của các TCTD Việt Nam trong việc xử lý nợ xấu để đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững.

4.2 Đánh giá hoạt động sử dụng và khai thác công nghệ tại các ngân hàng

4.2.1 Đánh giá tình hình sử dụng công nghệ trong các ngân hàng

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có những bước tiếp cận nhanh chóng với CMCN 4.0 khi nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Để có thể phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và thế giới các ngân hàng liên tục tăng cường và đổi mới công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh.

Ứng dụng CNTT đã triển khai quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống quản lý tài sản đảm bảo và hạn mức tín dụng SmartLender (CLIMS) với mục đích cải thiện hệ thống quản trị. Bên cạnh đó, NHTM cũng đã tăng cường hệ thống Giám sát an ninh doanh nghiệp (ESM); hệ thống giám sát ứng dụng tập trung (CAM); hệ thống Quản lý nội dung doanh nghiệp (ECM)…

Theo kết quả khảo sát của Viện Chiến lược ngân hàng được thực hiện vào tháng 5/2017 vừa qua tại 18 Hợi sở chính các NHTM, 01 ngân hàng chính sách xã hợi, 04 ngân hàng 100% vốn nước ngồi và 2 tổ chức tài chính vi mơ (đại diện cho 65% tổng tài sản của ngành ngân hàng), 92% ngân hàng trả lời đang có những chuẩn bị về đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển kênh bán hàng qua cơng nghệ số để đón nhận và thích ứng với những bước tiến đang đến của CMCN 4.0 và 76% chuẩn bị về thu hút lao động trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ cao & công nghệ thông tin. Đặc biệt, 96% các ngân hàng hiện nay đang xây dựng chiến lược phát triển công nghệ cao/công nghệ đặc trưng của CMCN 4.0 đến năm 2025, trong đó có 03 ngân hàng (NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng, NHTMCP Tiên Phong, NH HSBC) có chiến lược phát triển về robot tự động và tiên tiến.

58

Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam đang có sự đầu tư lớn về hạ tầng CNTT, phần mềm Corebanking thế hệ mới, triển khai các công nghệ nền tảng mới, ứng dụng các giải pháp sáng tạo theo xu hướng chung về chuyển đổi số, số hóa dịch vụ của ngành ngân hàng với mục tiêu cuối cùng là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số theo hướng đơn giản, thân thiện, tự động, thông minh và tiếp cận khách hàng đa kênh đồng nhất (Omni-Channel).

Song song đó là sự phát triển, mở rợng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước với sự góp mặt của các doanh nghiệp Fintech phát triển dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu, hành vi thay đổi của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số. Xu hướng hợp tác đơi bên cùng có lợi, cợng hưởng sức mạnh giữa ngân hàng - Fintech đang là xu hướng phát triển chủ đạo tại thị trường tài chính, ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Như vậy, với việc đón nhận những tiến bợ khoa học cơng nghệ, những thông tin, tri thức, các dịch vụ tiên tiến… từ cuộc CMCN 4.0, các ngân hàng Việt Nam sẽ có cơ hợi tiếp cận thị trường quốc tế, học hỏi trình đợ quản trị điều hành và kinh doanh tiên tiến, phát huy tiềm năng to lớn về lĩnh vực tài chính ngân hàng và có những thay đổi kịp thời với xu thế cơng nghệ mới. Tuy nhiên, nhìn vào xuất phát điểm của

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến sự thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 (Trang 59 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)