3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
3.2.2. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quyền quản lý
quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam
Việc hoàn thiện các quy định pháp luật một mặt nó đã có tác dụng tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nhằm tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật lao động nói chung và pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ nói riêng.
* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật Muốn pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ được thực thi hiệu quả trong thực tiễn thì trước hết chủ thể thực thi phải hiểu biết và nhận thức đầy đủ, chính xác các nội dung quy định của pháp luật về vấn đề này. Do vậy công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng, trong đó mục đích cơ bản là giúp các chủ thể hiểu đầy đủ quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ lao động. Đây là hoạt động đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, nó là cầu nối góp phần đưa pháp luật lao động vào cuộc sống. Cần phải xây dựng một kế hoạch triển khai thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, với các giải pháp cụ thể như: tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến luật; xuất bản các ấn phẩm hỏi đáp luật; giới thiệu nội dung của pháp luật lao động trên các trang, mục của các phương tiện thông tin đại chúng… Mỗi giải pháp trên có một đặc trưng riêng và đều có mục đích chung
là nhằm tuyên truyền, phổ biến, đưa pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân, xuất phát từ việc là để thực thi tốt luật thì trước hết mọi người phải hiểu những nội dung quy định của luật.
Việc tổ chức hôi nghị tuyển truyền, phổ biến pháp luật tập trung việc phổ biến các quy định của luật cho các đối tượng được tiếp thu là cán bộ các cấp, các ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động và các lĩnh vực có liên quan, NSDLĐ, NLĐ trong các đơn vị lao động. Hoạt động tuyên truyền pháp luật có thể được thực hiện bởi nhà nước, cũng có thể được thực hiện bởi NSDLĐ tiến hành tuyên truyền pháp luật cho NLĐ trong đơn vị mình, có thể là tổ chức công đoàn, tổ chức xã hội khác tuyên truyền cho thành viên của tổ chức mình.
Đối với hoạt động tuyên truyền giới thiệu luật trên các phương tiện thông tin đại chúng thì đối tượng của nó là mọi tầng lớp nhân dân, quảng đại quần chúng, là những NLĐ, NSDLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay chưa thực sự sâu rộng và mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng; chưa tạo ra những bước chuyển tích cực trong nhận thức của mọi người dân, trong khi các phương tiện thông tin đại chúng với những ưu thế đặc biệt đã thực sự là một công cụ tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả xã hội cao.Thông qua các phương tiện nghe, nhìn của đài phát thanh, đài truyền hình, sách báo in, báo ảnh, tạp chí, báo mạng... người dân có thể nắm bắt những nội dung pháp luật, những điều cần phải làm, những vấn đề mà mình cần quan tâm, hiểu biết pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà nước. Cho nên việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết, có nhiều ưu thế và là một trong những phương thức tuyên truyền giáo dục pháp luật có hiệu quả cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh nhiều hơn nữa hình thức này để phát huy những thế mạnh của nó, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp
Ngoài ra có thể thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật khác như: tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ và các nội dung liên quan; thông qua các cuộc hội thảo pháp luật, các dự án nhằm tác động đến nhận thức của những chủ thể mà hoạt động tuyên truyền muốn hướng đến,…
Tóm lại, có thể thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật bằng nhiều cách thức khác nhau. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ này cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm tạo ra sự tác động lâu dài, dần nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật của không chỉ NSDLĐ, NLĐ mà của toàn xã hội.
* Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động trong hoạt động QLLĐ của NSDLĐ
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm luôn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong hoạt động quản lý nhà nước. Đối với lĩnh vực lao động lại càng có ý nghĩa quan trọng trong tình hình thực tế hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động, tạo điều kiện tốt nhất để phát triển quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong hoạt động QLLĐ của NSDLĐ, đây là hoạt động mà chủ thể chịu sự tác động là NLĐ, và NSDLĐ là chủ thể thực hiện quyền. Do vậy để tránh sự lạm quyền gây ảnh hưởng đến lợi ích của NLĐ đồng thời đảm bảo sự tuân thủ từ phía NLĐ thì cần thiết phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.
Trước hết, các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần tiến hành rà soát, kiểm tra và đánh giá việc ban hành nội quy lao động, đăng ký nội quy lao động của các đơn vị sử dụng lao động để rút ra những kinh nghiệm cũng như sai sót để hướng dẫn các đơn vị lao động đăng ký nội quy lao động theo đúng thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền. Cần thiết có thể hướng dẫn các đơn
vị sử dụng lao động trong việc soạn thảo các văn bản nội bộ theo quy định pháp luật và phục vụ tốt nhất cho hoạt động QLLĐ.
Thường xuyên kiểm tra, thanh tra trực tiếp đối với các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam về ý thức tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện quyền QLLĐ của NSDLĐ. Nếu phát hiện ra sai phạm thì phải tiến hành việc xử phạt một cách khách quan, nghiêm minh theo quy định để ngăn chặn các hành vi sai phạm, giáo dục ý thức pháp luật cho NSDLĐ và răn đe các đối tượng khác để bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ.
Muốn như vậy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hoàn chỉnh đội ngũ cán bộ của mình. Cần tăng cường thêm đội ngũ cán bộ về chất và về lượng. Ngoài ra phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về lao động để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
* Tăng cường bồi dưỡng năng lực QLLĐ và ý thức chấp hành pháp luật lao động cho người sử dụng lao động
Thực tiễn các sai phạm xảy ra trong thời gian qua cho thấy sự hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật và năng lực QLLĐ của NSDLĐ về mặt bằng chung là chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt và hội nhập quốc tế. Do vậy để duy trì và ổn định trật tự trong quá trình sản xuất cần phải nâng cao năng lực QLLĐ và hiểu biết pháp luật cũng như ý thức pháp luật của NSDLĐ.
Trước hết là trách nhiệm của các cơ quan ban ngành: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng pháp luật cho đơn vị sử dụng lao động, cần giúp NSDLĐ thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các quy định pháp luật; Cơ quan xét xử là tòa án từ việc giải quyết những vụ án cụ thể có thể phân tích những sai phạm thường gặp, đưa ra kinh nghiệm xét xử đối với các đơn vị sử
dụng lao động, đây là một cách thức giúp các đơn vị sử dụng lao động hình dung và nắm bắt được dễ dàng nhất những quy định pháp luật về ranh giới quyền và nghĩa vụ của mình.
Tự bản thân NSDLĐ phải có ý thức nâng cao hiểu biết pháp luật của mình, trao dồi kiến thức chuyên môn về QLLĐ, quản trị nhân sự như: Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về QLLĐ cho đơn vị sử dụng lao động; học tập kinh nghiệm QLLĐ của nước ngoài, tham gia vào tổ chức đại diện NSDLĐ,…
* Tăng cường các biện pháp bảo đảm kỷ luật lao động trong đơn vị sử dụng lao động
Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì việc tăng cường các biện pháp bảo đảm kỷ luật lao động cũng cần phải được chú trọng để tác động đến ý thức pháp luật của NLĐ. Thực tế hiện nay hiểu biết pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật của NLĐ chưa cao nếu không nói là thấp, do vậy cách thức tác động trực tiếp và có hiệu quả nhất là việc tăng cường kỷ luật lao động trong đơn vị trên cơ sở thực hiện các biện pháp và cách thức khác nhau Có thể sử dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục thuyết phục. Biện pháp này tác động vào ý thức tự giác của NLĐ, cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. NSDLĐ có thể phối hợp với tổ chức công đoàn để sử dụng hiệu quả biện pháp này, thông qua các hoạt động cụ thể như: phổ biến, giải thích các nội dung của nội quy lao động, quy chế của đơn vị; thông báo tình hình kỷ luật lao động trong đơn vị đến từng NLĐ, tổ chức các đợt thi tìm hiểu pháp luật lao động và quy định về kỷ luật lao động trong đơn vị, …
Có thể sử dụng biện pháp khuyến khích, động viên về vật chất và tinh thần cho NLĐ thực hiện tốt kỷ luật lao động. Sử dụng tốt biện pháp này sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích NLĐ trở thành động lực để NLĐ cố gắng trong lao động, chấp hành tốt kỷ luật lao động.
Ngoài ra đối với những trường hợp vi phạm kỷ luật lao động, NSDLĐ cần xử lý một cách nghiêm minh theo quy định pháp luật và nội quy lao động của đơn vị để tăng cường ý thức chấp hành của NLĐ. Tuy nhiên cần tránh việc xử lý vi phạm một cách tùy tiện trái quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến kỷ luật trong đơn vị và ý thức chấp hành của NLĐ.
KẾT LUẬN
Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành được xây dựng, kế thừa và phát triển những quy định trong thời kỳ trước, về cơ bản đã tạo lập hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động QLLĐ của NSDLĐ. So với các quy định trước đây, quyền QLLĐ của NSDLĐ nhìn một cách tổng thể đã được mở rộng hơn so với trước. Nhiều quy định đã để mở hơn cho NSDLĐ tự do lựa chọn các cách thức quản lý phù hợp trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật. Nhiều quy định đã thể hiện sự phù hợp với pháp luật lao động quốc tế cũng như pháp luật của các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ cũng không tránh khỏi những điểm chưa phù hợp với thực tiễn. Một số quy định chưa thực sự linh hoạt, tính khả thi thấp, một số quy định chưa thông thoáng để đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế. Những hạn chế đó đặt ra yêu cầu phải sửa đổi và hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Việc hoàn thiện pháp luật cần phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản của tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Đạt được những yêu cầu đó, pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ mới thực sự phát huy được hết vai trò quan trọng của nó, đồng thời tạo điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong thực tiễn của quan hệ lao động.
Quyền QLLĐ là quyền quan trọng quyết định tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động. Pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ tạo điều kiện cần thiết để NSDLĐ thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên việc thực hiện tốt hoạt động QLLĐ này, NSDLĐ phải biết vận dụng các quy định pháp luật vào tình hình thực tế của đơn vị mình. Pháp luật lao động về quyền QLLĐ của NSDLĐ ngày càng hoàn thiện, năng lực quản lý của NSDLĐ ở Việt Nam ngày càng cao sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1 Bộ lao động - thương binh và xã hội (2013), Thông tư số 10/2013/TT- BLĐTBXH ngày 10/6/2013 ban hành danh mục các công việc và nơi
làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên, Hà Nội.
2 Bộ lao động - thương binh và xã hội (2013), Thông tư số 11/2013/TT- BBLĐTBXH ngày 11/6/2013 về việc ban hành danh mục công việc nhẹ
được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc, Hà Nội.
3 Bộ lao động - thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 26/2013/TT- BLĐTBXH ngày 18/10/2013 về việc ban hành danh mục cấm sử dụng
lao động nữ, Hà Nội.
4 Bộ lao động - thương binh và xã hội (2015), Thông tư số 16/2015/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 75/2014/NĐ-CP ngày 28/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt
Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
5 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2010), Pháp luật
lao động các nước Asean, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
6 Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Vụ pháp chế (2010), Tài liệu tham
khảo pháp luật lao động nước ngoài, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.
7 Cacmac (1960), Tư bản, quyển thứ nhất, tập 2, NXB Sự thật, Hà Nội. 8 Đỗ Thị Dung (2014), Pháp luật về quyền quản lý lao động của người
sử dụng lao động ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
9 Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (2011), “Chủ đề thực tiễn 15 năm thi hành Bộ luật lao động kết quả đạt được
10 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2012), Pháp luật về quan hệ lao
động Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Đề tài nhóm
B – Đại học quốc gia Hà Nội.
11 Trần Thị Thúy Lâm (2009), “Những vấn đề cần sửa đổi về hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động”, Tạp chí Luật học (9).
12 Hoàng Thị Minh (2011), Thỏa ước lao động tập thể - Nghiên cứu so
sánh giữa pháp luật Việt Nam và Thụy Điển, Luận án tiến sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
13 Lê Thanh Nga, Nguyễn Thị Huyền (Đồng chủ biên) (2003), Hỏi – đáp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao đông, người lao động
trong quan hệ lao động của các loại hình doanh nghiệp, NXB Chính trị
quốc gia – sự thật Hà Nội.
14 Quốc hội (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, Hà Nội.
15 Quốc hội (2006), Luật bình đẳng giới, Hà Nội. 16 Quốc hội (2012), Bộ luật lao động, Hà Nội.
17 Quốc hội (2013), Nghị định số 55/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và Danh mục
công việc được thực hiện cho thuê lại lao động, Hà Nội.