- Thời kỳ đất nước thống nhất, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (từ 1976 đến
3.1. VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH “SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG” VÀ “TRỞ NGẠI KHÁCH QUAN” LÀ THÒI GIAN KHÔNG TÍNH VÀO THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
KHÁCH QUAN” LÀ THÒI GIAN KHÔNG TÍNH VÀO THỜI HIỆU KHỞI KIỆN
Theo quy dịnh tại điểm a K.1 Đ.170 BLDS thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện khi có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm người có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu. Để vận dụng đúng quy định của điều luật khi xác định thời hiệu khởi kiện trong
các trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thế nào cho đúng, thì hiện nay còn có ý kiến khác nhau.
Theo giải thích thuật ngữ của BLDS thì:
- Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xẩy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép. Ví dụ: động đất, bão lụt...
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh tác động hoặc các sự kiện bất khả kháng mà người có quyền dân sự không thể khởi kiện đúng thời hạn. Ví dụ: động đất, bão lụt, chiến tranh...
Như vậy, theo cách giải thích trên đây thì khái niệm trở ngại khách quan rộng hơn khái niệm sự kiện bất khả kháng, ngoài những trở ngại do hoàn cảnh tác động, nó còn bao gồm cả sự kiện bất khả kháng, nó chỉ bao gồm những sự kiện xẩy ra một cách khách quan, ngẫu nhiên không thể lường trước được hoặc do hoàn cảnh tác động làm cho người có quyền dân sự không thể khởi kiện đúng thời hạn. Đối với sự kiện bất khả kháng thì không có gì vướng mắc. Nhưng đối với trở ngại khách quan do hoàn cảnh tác động làm cho người có quyền dân sự không thể khởi kiện đúng thời hạn, thì việc hiểu và vận dụng còn khác nhau.
Theo quy định tại điểm c Đ.10 của Nghị quyết số 02/HĐTP: “Đối với các trường hợp đã quá các thời hạn quy định tại điều này mà đương sự mới khởi kiện vì có trở ngại khách quan như đương sự bị mất năng lực hành vi, ốm đau, tai nạn... thì Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung.”. Tại điểm 4 Mục III Nghị quyết số 03/HDTP ngày của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành PLTTGQCVADS thì các trường hợp đương sự không thể có mặt tại Tòa án để tiến hành hoà giải được do trở ngại khách quan như bị tai nạn, ốm đau... Hướng dẫn này được áp dụng trong thời hạn Tòa án giải quyết vụ án.
Trong thời gian qua, có một số vụ án mà trong thời hạn khởi kiện, đương sự không khởi kiện tại Tòa án mà gửi đơn đến các cơ quan khác như UBND, cơ quan công an ... để yêu cầu giải quyết. Khi cơ quan đã nhận đơn của đương sự không giải quyết hoặc giải quyết không theo yêu cầu của người khởi kiện, lúc đó người có quyền khởi kiện mới có đơn khởi kiện tại Tòa án thì đã hết thời hiệu khởi kiện. Xin nêu ví dụ dưới đây:
Vụ án chia di sản thưa kế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế giữa: Nguyên đơn là ông Trần Văn Nhân với bị đơn là bà Trần Thị Mai.
Di sản của cụ Phạm Thị Tiêu là một ngôi nhà xây ba gian lợp tôn có diện tích sử dụng là 35m2, trên diện tích đất 2 sào 12 thước tại thôn lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ Tiêu sinh được 4 người con là ông Trần Văn Kiều (cha ông Trần Văn Nhân nguyên đơn), chết năm 1968, bà Trần Thị Mai (đang quản lý nhà đất tranh chấp) , bà Trần Thị Huệ, bà Trần Thị Tuyết. Ngày 11-3-1989 cụ Tiêu lập di chúc phân chia di sản là nhà đất trên cho ông Nhân là cháu đích tôn được hưởng. Ngày 12-3-1993 cụ Tiêu chết. Tháng 8-2001 ông Nhân mới biết có di chúc của cụ Tiêu để lại di sản cho ông. Từ tháng 8-2002 đến tháng 2-2003 ông Nhân liên tục có đơn gửi UBND xã Phú Thượng và UBND huyện Phú Vang xin giải quyết nhận di sản theo di chúc. Ngày 12-2-2003 và ngày 20-2-2003 UBND xã Phú Thượng đã tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự nhưng không thành. Tháng 7- 2003 ông Nhân làm đơn khởi kiện gửi đến TAND huyện Phú Vang, thì TAND huyện Phú Vang trả lại đơn vì đã hết thời hiệu khởi kiện.
Ngày 22-4-2004 ông Nhân lại tiếp tục có đơn gửi TAND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu được chia di sản. Tại công văn số 21/GĐ-KT/TT ngày 14- 5-2004 của TAND tỉnh Thừa Thiên Huế gửi TANDTC xin ý kiến về việc thụ lý vụ kiện. Tại công văn số 237CV/DSngày 25-5-2004 của TDS TANDTC trả lời TAND tỉnh Thừa Thiên Huế: “Thời điểm khởi kiện là thời điểm đương sự
nộp đơn tại Tòa án. Việc hoà giải tranh chấp tại UBND không phải là thủ tục bắt buộc nên không được coi thời gian giải quyết tại UBND là “trở ngại khách quan để được trừ thời hạn của thời hiệu”.
Nhận xét vụ án: Ngày 12-3-1993 cụ Tiêu chết, đến ngày 12-3-2003 là hết thời hiệu khởi kiện đối với di san của cụ Tiêu. Đến tháng 7-2003 ông Nhân mới làm đơn khởi kiện gửi đến TAND huyện Phú Vang, thì TAND huyện Phú Vang trả lại đơn vì đã hết thời hiệu khởi kiện là đúng. Bởi vì, căn cứ Đ.37 PLTTGQCVADS thì Tòa án thụ lý vụ án kể từ ngày nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí. Thời điểm khởi kiện là thời điểm Tòa án thụ lý vụ án, từ thời điểm này thời hiệu khởi kiện mới được tính. Song từ tháng 8-2002 đến tháng 2-2003 ông Nhân đã có đơn gửi UBND xã Phú Thượng và UBND huyện Phú Vang xin giải quyết nhận di sản theo di chúc, đến ngày 12-2-2003 và ngày 20-2-2003 UBND xã Phú Thượng đã tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự nhưng không thành và sau đó không hướng dẫn cho ông Nhân khởi kiện ngay, mà để đến khi ông Nhân khởi kiện ra Tòa thì đã hết thời hiệu khởi kiện. Vậy thời gian UBND giải quyết có coi là trở ngại khách quan để được trừ thời hạn của thời hiệu khởi kiện của ông Nhân không ?
Kiến nghị:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu, là những sự kiện thực tế nhất định có tính chất khách quan và không phụ thuộc vào ý chí hoặc mong muốn của người khởi kiện. Không chỉ giới hạn ở các sự kiện động đất, bão lụt, chiến tranh...
- Sự kiện bất khả kháng có thể là: Bị tai nạn, ốm đau phải đi chữa trị tại các cơ sở y tế, đi công tác đột xuất ở trong nước hay nước ngoài, người có nghĩa vụ bỏ trốn mà chưa tìm ra nơi cư trú.. . như hướng dẫn tại điểm 4 Mục
III Nghị quyết số 03/HDTP, mà cần mở rộng cả các sự kiện nằm ngoài ý chí người khởi kiện như giai đoạn hòa giải ở cấp cơ sở.
- Nếu có sự kiện thực tế làm gián đoạn thời hiệu mà người có quyền khởi kiện xuất trình những bằng chứng cần thiết để chứng minh các sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan có cơ sở tin cậy, thì phải trừ đi khoảng thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện cho họ. Thời gian bị ốm đau, bị tai nạn ít nhất phải từ 1 tháng trở lên và phải có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên về thời gian họ bị tai nạn, ốm đau, mà thậm chí cả thời gian UBND hoà giải ở cấp cơ sở.
Do đó, khi sửa đổi, bổ sung BLDS ban soạn thảo cần nghiên cứu về vấn đề này để quy định cho phù hợp với thực tế khách quan.