Thời hiệu trong BLDS của nước Cộng hoà Pháp (còn gọi là Bộ luật Napoleon)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 38 - 43)

- Từ Đ.166 đến Đ.174a quy định về thời hiệu tiêu hủy.

1.2.2. Thời hiệu trong BLDS của nước Cộng hoà Pháp (còn gọi là Bộ luật Napoleon)

luật Napoleon)

Bộ luật của nước Cộng hòa Pháp được ban hành năm 1804 gồm 2283 điều. Cácquy định về thời hiệu được ghi nhận tại thiên XX từ các Đ.2219 đến Đ.2281. Khái quát các quy định về thời hiệu của Bộ luật này là có quy định thời hiệu chung cho các việc dân sự là 30 năm, có các quy định thời hiệu riêng đối với từng trường hợp cụ thể biệt lệ, quy định cụ thể về không áp dụng thời hiệu, về căn cứ gián đoạn thời hiệu.

- Bộ luật này có một số quy định biệt lệ quy định về đối tượng để áp dụng thời hiệu người nào không có quyền chuyển nhượng không thể khước từ thời hiệu hưởng quyền: Không thể áp dụng thời hiệu đối với những vật không được đem buôn bán. Điều này tương ứng quy định của Đ.169 BLDS Việt Nam về không áp dụng thời hiệu, nhưng pháp luật của nước ta quy định khác là: Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu toàn dân và yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm.

Để hưởng thời hiệu thì việc chiếm hữu phải liên tục và không bị gián đoạn, phải yên ổn, công khai, minh bạch và được thực hiện với danh nghĩa là chủ sở hữu (Đ.2229). Điều này tương tự Đ.255 BLDS Việt Nam về điều kiện để được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu.

Người thừa kế của người đã giữ vật với một trong các danh nghĩa quy định tại điều trên, cũng không được hưởng thời hiệu (Đ.2237). Có nghĩa là người quản lý di sản không bao giờ được công nhận xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Một số Luật gia của chúng ta đã đưa ra quan điểm là hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì người quản lý di sản được công nhận là chủ sở hữu di sản. [ Xem ]

Tôi thấy quy định của Bộ luật này là phù hợp, chúng ta nên tham khảo trong quá trình xây dựng luật.

- Từ các Đ.2242 đến Đ.2250 quy định về gián đoạn thời hiệu.

Thời hiệu có thể bị gián đoạn tự nhiên hoặc gián đoạn về mặt dân sự. Thời hiệu bị gián đoạn tự nhiên khi người chiếm hữu mất quyền hưởng dụng vật trong hơn một năm vì quyền lợi của chủ sở hữu hoặc người thứ ba. Giấy gọi ra Tòa, dù chỉ để xử cấp sơ thẩm, lệnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ hoặc kê biên, được tống đạt cho người chiếm hữu, làm gián đoạn thời hiệu cũng như thời hạn khởi kiện. Việc triệu tập đến phòng hòa giải làm gián đoạn thời hiệu kể từ ngày triệu tập, nếu sau đó có giấy gọi ra Tòa trong thời hạn luật định. Việc gọi ra Tòa, dù ra trước một Thẩm phán không đủ thẩm quyền cũng làm gián đoạn thời hiệu. Coi như không có gián đoạn thời hiệu nếu giấy gọi ra Tòa vô hiệu vì sai sót về hình thức; nếu nguyên đơn xin rút đơn; nếu nguyên đơn để việc kiện quá hạn; hoặc nếu đơn kiện bị bác.

Thời hiệu bị gián đoạn khi người có nghĩa vụ hoặc người bị chiếm hữu thừa nhận quyền của người mà mình đang kiện về thời hiệu. Việc đốc thúc

một trong những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại các điều trên hoặc việc họ thừa nhận nghĩa vụ, làm gián đoạn thời hiệu đối với tất cả những người có nghĩa vụ khác, kể cả người thừa kế của những người này. Việc đốc thúc một trong những người thừa kế của người có nghĩa vụ liên đới thực hiện nghĩa vụ hoặc việc người thừa kế đó thừa nhận nghĩa vụ mà mình thừa kế, không làm gián đoạn thời hiệu đối với những đồng thừa kế khác, dù đó là nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp trong trường hợp nghĩa vụ không thể phân chia được. Việc đốc thúc thực hiện nghĩa vụ hay việc thừa nhận nghĩa vụ đó chỉ làm gián đoạn thời hiệu đối với những người cùng có nghĩa vụ khác, tương ứng với phần nghĩa vụ mà người thừa kế nói trên phải thực hiện. Muốn làm gián đoạn thời hiệu toàn bộ nghĩa vụ đối với những người cùng có nghĩa vụ khác, phải đốc thúc tất cả những người thừa kế của người có nghĩa vụ đã chết, thực hiện nghĩa vụ hoặc tất cả những người thừa kế đó phải thừa nhận nghĩa vụ. Việc đốc thúc người có nghĩa vụ chính thực hiện nghĩa vụ hoặc việc người đó thừa nhận nghĩa vụ, làm gián đoạn thời hiệu đối với người bảo lãnh.

Từ quy định này tương tự với quy định tại Đ.171 BLDS nước ta là việc hoà giải được và bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hay toàn bộ nghĩa vụ coi là gián đoạn thời hiệu.

- Từ các Đ.2251 đến Đ.2258 quy định áp dụng thời hiệu và không áp dụng thời hiệu:

Thời hiệu áp dụng đối với tất cả mọi người, trừ trường hợp họ được hưởng ngoại lệ theo luật định. Thời hiệu không áp dụng đối với những người chưa thành niên không có quyền tự lập và những người thành niên bị giám hộ. Thời hiệu không áp dụng giữa vợ chồng. Thời hiệu áp dụng đối với người phụ nữ có chồng, về phần tài sản do người chồng quản lý, mặc dù người phụ nữ ấy không ly thân theo hôn ước hoặc theo quyết định của Tòa án, trừ khi đã

kiện người chồng. Ngoài ra, Bộ luật này còn quy định không áp dụng thời hiệu đối với một nghĩa vụ phụ thuộc vào một điều kiện, cho đến khi điều kiện xảy ra như: Đối với một vụ kiện đòi bảo đảm, cho đến khi thực sự mất quyền đối với tài sản có bảo đảm; đối với một nghĩa vụ có kỳ hạn, cho đến khi hết kỳ hạn đó.

Theo Đ.170 BLDS nước ta chỉ không áp dụng thời hiệu với người chưa thành niên, còn quy định này khác biệt là không áp dụng thời hiệu cả giữa vợ và chồng, có nghĩa là không áp dụng thời hiệu trong quan hệ hôn nhân gia đình. Không áp dụng thời hiệu đối với người thừa kế về những nghĩa vụ thừa kế. Áp dụng thời hiệu đối với di sản không có người thừa kế, kể cả trong trường hợp không có người quản lý di sản.

Đ.2260 và Đ.2261 quy định cách tính thời hiệu: Thời hiệu tính theo ngày, chứ không tính theo giờ; được hưởng thời hiệu khi ngày cuối cùng của thời hiệu đã hết. Quy định này tương tự Đ.165 BLDS nước ta.

- Các quy định về thời hiệu đối với từng loại việc cụ thể từ Đ.2262 đến Đ.2279:

Tất cả các vụ kiện, dù về quyền tài sản hay quyền nhân thân, đều có thời hiệu chung là ba mươi năm,

Về xác lập quyền sở hữu: Người nào ngay tình và bằng chứng thư hợp thức đã mua một bất động sản thì sau mười năm sẽ trở thành chủ sở hữu do áp dụng thời hiệu, nếu người chủ sở hữu thực sự của bất động sản cư trú trong địa phận quản hạt của Tòa phúc thẩm nơi có bất động sản; sau hai mươi năm nếu người chủ sở hữu cư trú ngoài quản hạt (Đ.2265). Theo Đ.225 pháp luật Việt Nam thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với bất động sản dài hơn là ba mươi năm.

Những vụ kiện về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng sẽ hết thời hiệu sau mười năm kể từ khi xảy ra thiệt hại (Đ.2270-1).

Thời hiệu khởi kiện của thầy dạy và giáo viên khoa học, nghệ thuật về giờ giảng tính theo tháng; thời hiệu khởi kiện của các chủ khách sạn và chủ nhà hàng về chỗ ở và món ăn mình đã cung cấp là sáu tháng (Đ.2271).

Thời hiệu khởi kiện của các thừa phát lại đòi tiền công tống đạt các văn bản và tiền công thực hiện ủy thác, thời hiệu khởi kiện của các chủ trọ đòi tiền trọ theo tháng của các học trò, thời hiệu khởi kiện của các thầy dạy khác đòi tiền học nghề là một năm (Đ.2272).

Thời hiệu khởi kiện của các luật sư đại diện đòi thù lao là hai năm, tính từ ngày xét xử việc kiên hoặc hòa giải giữa các bên hoặc từ ngày thôi nhờ luật sư đại diện. Đối với những việc không giải quyết xong, họ không thể đòi thù lao ngược về trước quá năm năm (Đ.2273).

Hết thời hiệu khởi kiện sau năm năm đối với các vụ kiện đòi trả tiền công, trả tiền lợi tức từng kỳ và lợi tức trọn đời, đòi tiền cấp dưỡng, đòi tiền thuê nhà, thuê đất, đòi tiền lãi các món tiền cho vay và nói chung các khoản phải thanh toán hàng năm hoặc trong những thời hạn ngắn (Đ.2277).

Về động sản, người chiếm hữu được coi là chủ sở hữu. Tuy nhiên, người nào đã đánh mất hoặc đã bị lấy trộm một vật thì có thể đòi lại vật từ người đang giữ trong thời hạn ba năm kể từ ngày mất, nhưng người giữ vật có thể kiện lại người đã chuyển nhượng vật cho mình (Đ.2279). Quy định này khác với Đ.255 BLDS Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu đối với động sản phải là 10 năm.

Tóm lại: Trong Bộ luật này quy định thời hiệu có 3 loại là 10 năm, 20

năm và 30 năm, ngoài ra có những quy định về thời hiệu đặc biệt trong một số trường hợp cụ thể từ 6 tháng đến 5 năm. Đ.2262 Bộ luât quy định thời hiệu

đối với tất cả các vụ kiện kể cả quyền tài sản và quyền nhân thân phi tài sản đều có thời hiệu là 30 năm, Đ.2265 đến Đ.2270 quy định các loại thời hiệu 10 năm và 20 năm, từ Đ.2271 đến Đ.2281 quy định một vài thời hiệu đặc biệt, có loại 6 tháng (Đ.2271), có loại 1 hoặc 2 năm (Đ.2272). Riêng về thời hiệu khởi kiện về thừa kế không có quy định riêng, song có quy định cụ thể về: Người quản lý di sản không được công nhận quyền sở hữu đối với di sản theo thời hiệu. Người thừa kế thừa nhận nghĩa vụ sẽ được coi gián đoạn thời hiệu đối với chính người đó. Về nghĩa vụ thanh toán từ di sản không hạn chế thời hiệu. Các quy định này phù hợp với pháp luật Việt Nam, nhưng pháp luật của nước ta chưa có quy định cụ thể như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)