- Thời kỳ đất nước thống nhất, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (từ 1976 đến
2.2.4. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 10-8-
02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 10-8-2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, có hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế như sau:
“2.1. Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế:
a. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01-7-1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế” khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-7-1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
b. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 01-7-1996 thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 648 của Bộ luật Dân sự.
2.3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản
a. Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01-7-1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”. Nếu nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ tài sản được phát sinh
trước ngày 01-7-1991 có liên quan đến nhà ở thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
b. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 01-7-1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Việc xác định thời hiệu khởi kiện phải căn cứ vào quy định tại các điều 639, 640 và 418 của Bộ luật Dân sự và hướng dẫn tại các tiểu mục 1.2, 1.3, 1.4 mục 1 Phần I của Nghị quyết này.
2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản được chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết theo thủ tục chung.
b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”
Từ quy định trên nhận thấy:
1- Đ.648 BLDS có quy định: “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. BLDS chỉ có quy định về thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản, nhưng lại không có quy định thời hiệu khởi kiện
để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thanh toán các chi phí từ di sản.
Trường hợp thời điểm mở thừa kế vào ngày 30-6-1996 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản (nếu không có trở ngại khách quan) thì đến sau ngày 30-6-1999 là đã hết thời hiệu khởi kiện.
Thông tư liên ngành số 03/TTLN có hướng dẫn tại điểm b, K.1 Mục III như sau: “Theo quy định tại K.2 Đ.36 Pháp lệnh Thừa kế thì trong trong thời hạn ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản. Quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 1-7-1996. Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 1- 7- 1996 thì người có quyền nói trên không bị hạn chế thời gian khởi kiện trước Tòa án, vì BLDS không có quy định, do đó, họ có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào sau thời điểm mở thừa kế, kể cả trường hợp di sản đã được chia, nếu pháp luật không có quy định khác, thời điểm mở thừa kế từ ngày 1- 7- 1996 trở đi thì người có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán từ các khoản chi từ di sản nói trên không bị hạn chế thời gian, họ có quyền khởi kiện trước Tòa án bất cứ lúc nào kể từ thời điểm mở thừa kế.”
2- Tại Đ.30 Pháp lệnh Thừa kế có quy định về sự phát sinh quyền lợi, nghĩa vụ của người thừa kế: “Từ thời điểm mở thừa kế, di sản thuộc quyền sở hữu của người thừa kế và từ đó họ có quyền lợi, nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.”. Từ nội dung điều luật này, chúng ta có thể hiểu quyền thừa kế và quyền sở hữu đối với di sản được phát sinh đồng thời cùng một lúc tại thời điểm mở thừa kế.
Theo Đ.639 BLDS quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.”. Như vậy, tuy Đ.639 BLDS không chỉ rõ quyền thừa kế và quyền sở hữu đối với di sản của người thừa kế phát sinh đồng thời tại thời điểm mở thừa kế như quy định tại Đ.30 của Pháp lệnh Thừa kế, nhưng theo nội dung của điều luật, ta có thể nhận thấy rằng, tại thời điểm mở thừa kế, người chết để lại các quyền, nghĩa vụ tài sản nào thì các quyền, nghĩa vụ tài sản ấy được chuyển giao sang người thừa kế của họ mà quyền đối với tài sản của người chết để lại cho người thừa kế là quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp của họ. Tuy nhiên, người thừa kế muốn được thực hiện quyền tài sản của người chết để lại, họ phải thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định như kê khai, đăng ký quyền sở hữu di sản (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu) để Nhà nước công nhận cho họ có quyền sở hữu đối với di sản đó. Trường hợp có tranh chấp về phân chia di sản đó thì họ phải khởi kiện để yêu cầu Toà án phân chia di sản thừa kế cho họ. Do đó, pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện việc tranh chấp quyền thừa kế, nếu quá thời hạn của thời hiệu khởi kiện, người thừa kế không còn quyền khởi kiện nữa.
Nếu Tòa án xác định quyền của người thừa kế là quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật (Đ.634 BLDS), họ có quyền được hưởng di sản theo hai cách là yêu cầu phân chia di sản và xác nhận quyền thừa kế của mình đối với di sản. Việc yêu cầu phân chia di sản tại Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà hết thời hiệu khởi kiện, thì người thừa kế vẫn có quyền tự thỏa thuận phân chia di sản để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận quyền thừa kế của mình tức là họ có thể yêu cầu công nhận phần quyền sở hữu của họ đối với di sản. Vì vậy, hết thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản, người thừa kế vẫn có quyền yêu cầu xác
nhận quyền sở hữu đối với di sản với điều kiện không có tranh chấp việc phân chia di sản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Cùng với sự phát triển của pháp luật thừa kế nói chung, thời hiệu khởi kiện về thừa kế nói riêng đã được quy định lần đầu tiên trong Pháp lệnh thừa kế và tiếp đó lại được quy định trong BLDS, nó đánh dấu sự phát triển của xã hội, do các quan hệ tài sản có xu hướng biến động, di sản ngày càng có giá trị lớn và bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, để ổn định xã hội pháp luật cần phải có quy định cho người thừa kế một khoảng thời gian nhất định cho người thừa kế thực hiện quyền thừa kế của mình. Song các quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong PLDS còn rất đơn giản, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật lại rất khó hiểu, làm cho việc áp dụng pháp luật để xác định thời hiệu khởi kiện còn rất nhiều bất cập.
Chương 3