- Thời kỳ đất nước thống nhất, quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (từ 1976 đến
2.2.1. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định củaPháp lệnh Thừa kế.
đánh dấu sự phát triển của pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ Cách mạng Dân tộc dân chủ đến thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng pháp luật chúng tôi thấy có những quy định trong pháp luật thừa kế chưa phù hợp với thực tế hoặc có những quy định được coi là đúng đắn nhưng vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan nó vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa phát huy được tác dụng. Việc vận dụng các quy định của pháp luật thừa kế tại TAND cũng còn gặp những khó khăn và lúng túng, ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.
2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ THỪA KẾ TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ. PHÁP LUẬT DÂN SỰ.
2.2.1. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của Pháp lệnh Thừa kế. Thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định lần đầu tiên trong Pháp lệnh Thừa kế tại Đ.36 như sau:
“1. Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
2. Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
3. Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được quyền khởi kiện trong thời hạn quy định tại K.1, K.2 điều này thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
4. Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này, thì thời hạn quy định tại K.1, K.2 điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.”
Như vậy, theo quy định trên của Pháp lệnh Thừa kế có 4 loại thời hiệu khởi kiện về thừa kế đó là: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế; thời hiệu khởi kiện để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác; thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Trong đó thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyên thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyên thừa kế của người khác giành cho người thừa kế là 10 năm. Còn thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản là ba năm đối với người không phải là người thừa kế. Thời hiệu khởi kiện đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này, thì được tính từ ngày công bố Pháp lệnh là 10-9-1990. Còn thời hiệu khởi kiện đối với các việc thừa kế đã mở sau ngày ban hành Pháp lệnh này, thì được tính từ thời điểm mở thừa kế.
Sau khi có Pháp lệnh thừa kế, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ra
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 hướng dẫn các Tòa án các cấp áp
dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế. Tại Đ.10 của Nghị quyết này hướng dẫn: Khi áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định tại Đ.36 của Pháp lệnh Thừa kế cần chú ý như sau:
a) Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà công dân, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích của mình. Quá thời hạn đó, họ không có quyền khởi kiện nữa. Có hai thời hạn cho hai loại quyền khởi kiện khác nhau đã được quy định cụ thể tại K.1, K.2 của Đ.36 khi áp dụng tránh nhầm lẫn.
b) Đối với những việc thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990, do đó:
- Sau ngày 10-9-2000, đương sự không còn quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền khởi kiện của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác;
- Sau ngày 10-9-1993 đương sự không còn quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản.
c) Đối với các trường hợp đã quá các thời hạn quy định tại điều này mà đương sự mới khởi kiện vì có trở ngại khách quan như đương sự bị mất năng lực hành vi, ốm đau, tai nạn.. .thì Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung. Trong trường hợp đương sự đã không thực hiện quyền khởi kiện trong thời hạn quy định mà không có lý do chính đáng thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho đương sự theo quy định tại K.2 Đ.36 PLTTGQCVADS.
d) Đối với người thừa kế là người chưa thành niên vào thời điểm mở thừa kế thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế được tính từ ngày họ đủ 18 tuổi.
đ) Pháp lệnh Thừa kế có hiệu lực kể từ ngày 10-9-1990. Do đó, kể từ ngày 10-9-1990, đối với các vụ án về thừa kế đang được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm hoặc đã có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì đều phải áp dụng các quy định của Pháp lệnh này để giải quyết.”
Từ hướng dẫn trên cho thấy: Đối với những việc thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì sau ngày 10-9-2000, đương sự không còn quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền khởi kiện của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác và sau ngày 10-9-1993 đương sự không còn quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản. Nhưng quá các thời hạn này mà
đương sự chứng minh được có trở ngại khách quan như đương sự bị mất năng lực hành vi, ốm đau, tai nạn...thì khoảng thời gian bị trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khởi kiện cho đến khi họ khởi kiện mà vẫn còn thời hiệu thì Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung. Ví dụ: Đến ngày 01-01-2001 A mới khởi kiện xin chia di sản thừa kế của cha mẹ để lại đối với B, C. Theo quy định của Nghị quyết thì thời hiệu khởi kiện đối với A đã hết, nhưng A chứng minh được A bị tai nạn và mất năng lực hành vi trong thời gian 6 tháng trước thời điểm A khởi kiện, thì Tòa án vẫn thụ lý và giải quyết yêu cầu chia thừa kế của A. Riêng đối với người thừa kế là người chưa thành niên vào thời điểm mở thừa kế thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế được tính từ ngày họ đủ 18 tuổi. Ví dụ: Cha của A chết ngày 10-9-1990, khi đó A mới tròn 14 tuổi, thì thời hiệu khởi kiện đối với A được tính từ ngày 10-9-1994.