TÒA SƠ THẨM KHU VỰC (Tòa lao động, Tòa dân sự…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 109 - 116)

(Tịa lao động, Tịa dân sự…)

TỊA SƠ THẨM KHU VỰC (Tòa lao động, Tòa dân sự…) (Tòa lao động, Tịa dân sự…) TỊA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

- Hoàn thiện tố tụng lao động: Tố tụng lao động ở Việt Nam, xét về thực tiễn là loại hình tố tụng ra đời muộn hơn so với tố tụng hình sự và tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế. Hiện nay việc kiện tụng về lao động đƣợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, các tranh chấp lao động đều đƣợc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 đƣợc coi là một sự kiện lớn trong lĩnh vực lập pháp của Việt Nam và đến nay lại càng đƣợc hồn thiện hơn nữa thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc Quốc hội thông qua năm 2011. Ƣu điểm của Bộ luật Tố tụng dân sự là đã đƣa ra một văn bản pháp luật tố tụng phi hình sự ở tầm cao nhất, làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng. Về hình thức, việc quy định thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, các việc lao động trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã thể hiện nhƣ là một giải pháp làm giảm bớt đi sự rắc rối so với các pháp lệnh riêng rẽ cho từng hình thức tố tụng trƣớc đây. Tuy nhiên, việc quy định nhƣ vậy đã không đảm bảo thực hiện đƣợc trọn vẹn tinh thần của nguyên tắc thứ tƣ về giải quyết tranh chấp lao động là đảm bảo có sự tham gia của đại diện cơng đồn và đại diện của ngƣời sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Việc khơng có quy định rõ ràng về thành phần hội đồng xét xử án lao động trong Bộ luật Tố tụng dân sự là điểm thiếu sót trong cơng tác xây dựng pháp luật. Hơn nữa, hạn chế lớn của tố tụng lao động theo Bộ luật Tố tụng dân sự là không gắn kết việc giải quyết tranh chấp lao động và giải quyết đình cơng, trong khi phần lớn đình cơng đều có nguồn gốc từ tranh chấp lao động. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, tố tụng lao động là hình thức tố tụng đặc biệt, tòa án lao động cũng đƣợc quy định là tòa án đặc biệt. Những quốc gia trong khối ASEAN nhƣ Thái Lan, Malayxia, Phillipin… đều có quy định riêng về tố tụng lao động và xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp lao động độc lập với hệ thống tòa án thƣờng.

Bộ luật Lao động quy định các vấn đề liên quan theo hệ thống dọc có tính xun suốt từ việc điều chỉnh các quan hệ lao động, việc làm đến quan

hệ giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết đình cơng. "Tính độc lập, chuyên biệt của luật lao động địi hỏi một hình thức tố tụng riêng - tố tụng lao động" [17, tr. 68], [19, tr. 29], "xây dựng thủ tục tố tụng về lao động để chun mơn hóa hoạt động xét xử các vụ án lao động" [2, tr. 50]. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội ở nƣớc ta hiện nay việc xây dựng một mơ hình tố tụng lao động riêng là chƣa có tính khả thi và điều đáng quan tâm ở đây là cần nghiên cứu, hoàn thiện tố tụng dân sự để tố tụng dân sự đảm bảo giải quyết tốt các tranh chấp lao động chứ không phải là rào cản đối với nó. Do đó theo chúng tơi cần đề cao u cầu sát thực tiễn - theo yêu cầu của thực tiễn nhằm đảm bảo tính khả thi của pháp luật trong khi áp dụng tố tụng, những nguyên tắc chung của Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc áp dụng để xem xét tính chung nhất cịn các ngun tắc riêng của Bộ luật Lao động phải đƣợc áp dụng trực tiếp. Bên cạnh đó tiếp tục nghiên cứu toàn diện hơn nữa về tố tụng lao động để tạo cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật, tổ chức và hoạt động của loại hình tố tụng này.

- Tòa án cần thống nhất nhận thức pháp luật: Một trong những vƣớng mắc dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp lao động tại Tòa án đó là nhận thức pháp luật lao động chƣa có sự thống nhất. Để hạn chế vấn đề này cần có sự giải thích pháp luật thống nhất của Tịa án nhân dân tối cao, về lâu dài thì cần hồn thiện hệ thống pháp luật lao động để có sự thống nhất nhận thức pháp luật trong ngành Tịa án.

- Hồn thiện cơ chế Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong giải quyết các tranh chấp lao động.

Trong hoạt động của Tòa án, vai trò của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mang tính quyết định. Bởi đó là những ngƣời nhân danh quyền lực nhà nƣớc làm trọng tài phán xử về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Hoạt động tố tụng của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quyết định hiệu quả xét xử của Tòa án trong thực tiễn.

Theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-BCT ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48 và 49 về cải cách tƣ pháp thì cơng tác xét xử của Tòa án là trọng tâm của hoạt động cải cách tƣ pháp. Trong đó khâu quan trọng trong hoạt động tố tụng nói chung và cơng tác xét xử nói riêng vẫn là con ngƣời, mà cụ thể trong công tác xét xử là đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thƣ ký. Pháp luật hiện hành của Việt Nam, đã có những quy định về điều kiện, nguyên tắc về hình thành đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cho ngành Tòa án và cơ chế hoạt động tố tụng. Tuy nhiên sự quy định này đã bắt đầu thể hiện sự lạc hậu, khơng cịn phù hợp và không đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng.

Chúng ta chƣa tiếp cận đƣợc với kinh nghiệm của các nƣớc về cơ chế hình thành đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân về phƣơng thức đào tạo và kỹ năng nghiệp vụ. Phạm vi quyền hạn trách nhiệm của các chủ thể này trong tố tụng cũng chƣa đƣợc xác định một cách cụ thể và phù hợp. Sự hạn chế này đã làm ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng giải quyết các loại án trong đó có án lao động. Thể hiện là hầu nhƣ ở tất cả các báo cáo tổng kết các năm của ngành Tịa án đều có nêu số lƣợng án bị cải sửa, hủy và án tồn đọng. Báo cáo đều phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục, song chỉ là các biện pháp tạm thời.

Ngành Tòa án chúng ta đang thiếu nghiêm trọng chuyên gia về pháp luật để phục vụ cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc; vì vậy khi tình hình kinh tế xã hội thay đổi, địi hỏi cán bộ tòa án đƣợc bồi dƣỡng những kiến thức mới thì Trƣờng cán bộ Tịa án khơng thể đáp ứng đƣợc. Điều đó đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến cơng tác xét xử của ngành Tịa án.

Nhƣ vậy, trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, chất lƣợng, trình độ xét xử của các Thẩm phán và Hội thẩm tham gia giải quyết các loại án là vấn đề vơ cùng quan trọng, nó thể hiện sức mạnh của nền tƣ pháp, thể hiện tính chuyên nghiệp nhƣ thế nào. Vì vậy việc nâng cao năng lực, chất lƣợng đào đạo và xây dựng cơ chế pháp lý cho đội ngũ này sẽ là cơ sở thực hiện thành công trong nội dung cải cách tƣ pháp.

Để khắc phục tình trạng trên, trƣớc hết chúng ta cần thay đổi chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ sang thừa nhận Thẩm phán là một nghề, bổ nhiệm một lần. Pháp luật ở nhiều quốc gia đã đã thừa nhận quy định nhiệm kỳ thẩm phán là suốt đời nhƣ Anh, Mỹ và những nƣớc có nền khoa học pháp lý hiện đại đều có lịch sử lâu đời trong quan điểm lập pháp về nhiệm kỳ vô thời hạn của Thẩm phán và cho thấy hiệu quả thực tiễn rất cao của cơ chế này trong sự tồn tại và phát triển thể chế tƣ pháp của mỗi nƣớc. Bởi ngƣời ra lý giải rằng khơng thể hy vọng các Thẩm phán có thái độ trung thành với Hiến pháp và với quyền tự do cơ bản của công dân nếu nhiệm kỳ và chức vụ của các vị Thẩm phán có tính chất tạm thời, ngắn ngủi. Nếu Thẩm phán chỉ đƣợc bổ nhiệm trong nhiệm kỳ thì họ khó mà có đƣợc một tinh thần độc lập, cƣơng quyết của nhánh quyền lực tƣ pháp nhƣ mong muốn. Thông thƣờng hoạt động xét xử của các Thẩm phán ngày càng nhiều thêm, các vụ tranh tụng mỗi ngày một phức tạp hơn trƣớc thì kiến thức, kinh nghiệm về pháp luật và thực tiễn của Thẩm phán càng dồi dào và đồ sộ. Vì vậy đây là một nghề cần có thâm niên, có sự tích lũy lâu dài.

Hơn nữa, Việt Nam khi xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền theo đúng nghĩa của nó khơng thể thiếu đƣợc một nền tƣ pháp độc lập bởi lẽ tính tối thƣợng của pháp luật chỉ có thể đƣợc thực hiện khi có các vị quan tịa áp dụng pháp luật một cách độc lập. Độc lập xét xử cùng có ý nghĩa rất quan trọng để bảo đảm một môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh lành mạnh vì khi đó các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc sẽ yên tâm rằng những tranh chấp đầu tƣ và hợp đồng kinh doanh của họ sẽ đƣợc bảo vệ bởi một cơ chế phán xét độc lập, vô tƣ và khách quan. Trong điều kiện hiện tại với việc mở rộng quan hệ thƣơng mại quốc tế, kêu gọi đầu tƣ trở thành chiến lƣợc của mỗi quốc gia trong cơ chế thị trƣờng thì chúng ta phải chuyên nghiệp đội ngũ Thẩm phán. Việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ chính là một cản trở rất lớn ảnh hƣởng đến tâm lý nghề nghiệp, các tác động tiêu cực xã hội dễ dàng ảnh hƣởng đến hoạt động tố tụng trong nhiệm kỳ của Thẩm phán. Vì vậy trong cơng cuộc cải cách tƣ pháp hiện

nay ở Việt Nam cần quy định thừa nhận Thẩm phán là một nghề, thực hiện chế độ bổ nhiệm vơ thời hạn, đồng thời có các quy định chặt chẽ về việc bãi nhiệm nếu Thẩm phán vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc miễn nhiệm cho những trƣờng hợp vì lý do sức khỏe, nghỉ hƣu, và chuyển công tác khác…

Về đào tạo nguồn Thẩm phán, thực trạng cho thấy chỉ tiêu biên chế Thẩm phán toàn ngành vẫn chƣa đủ, đặc biệt ở một số Tịa án phía Nam nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đồng Nai, Bến Tre… đang bị quá tải về công việc dẫn đến các vụ án bị tồn đọng vẫn chƣa giải quyết dứt điểm. Trong đó có những tỉnh, thành có nhiều lƣợng án lao động do tập trung nhiều cơng nghiệp. Chính vì sức ép nhƣ vậy, cần có các quy định mở rộng nguồn thẩm phán. Đối với những nơi khơng cịn nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán và số lƣợng Thẩm phán cịn thiếu thì cần mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán theo hƣớng lựa chọn các Hội thẩm nhân dân, tuy chƣa đƣợc đào tạo về nghiệp vụ xét xử nhƣng có trình độ đại học luật, đã qua một nhiệm kỳ hội thẩm mà có kết quả tham gia cơng tác xét xử tốt và có đủ các điều kiện khác theo quy định để bổ nhiệm làm Thẩm phán. Tuy nhiên những trƣờng hợp này, sau khi đƣợc bổ nhiệm Thẩm phán phải đƣợc tập huấn về kinh nghiệm giải quyết, xét xử các loại vụ án nhƣ đối với Thẩm phán. Ngoài bổ sung nguồn là các Hội thẩm nhân dân, cịn có thể bổ sung nguồn bổ nhiệm Thẩm phán là các chuyên gia pháp luật, các giảng viên tham gia giảng dạy tại các trƣờng đào tạo luật, các luật sƣ có kinh nghiệm… Tuy nhiên đối với từng đối tƣợng cụ thể cần có kế hoạch bồi dƣỡng nghiệp vụ và kỹ năng giải quyết, xét xử các loại án đảm bảo yêu cầu trình độ pháp lý, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghiệp vụ xét xử.

Việc bổ nhiệm Thẩm phán cũng nên thay bằng phƣơng thức tổ chức kỳ thi quốc gia tuyển chọn Thẩm phán, khi trúng tuyển đƣợc bổ nhiệm vô thời hạn. Thực hiện điều này vừa đảm bảo tuyển chọn đƣợc đội ngũ Thẩm phán có trình độ, có đủ tài và đức để đảm nhận chức, trách cũng nhƣ tránh tiêu cực và giảm tốn kém cho việc bổ nhiệm theo nhiệm kỳ nhƣ hiện nay. Việc trả lƣơng

cho Thẩm phán và các chức danh khác của tòa án nên từ ngân sách riêng, không phụ thuộc vào ngân sách địa phƣơng. Việc khen thƣởng Thẩm phán, tăng lƣơng, tăng ngạch nên thực hiện theo kênh độc lập, không theo phƣơng pháp quản lý đặc trƣng của hệ thống hành chính.

Bằng cách bổ nhiệm Thẩm phán vĩnh viễn và ngăn chặn giảm lƣơng, cố gắng hạn chế áp lực tài chính từ các hệ thống khác đối với các Thẩm phán góp phần giảm áp lực cho các Thẩm phán và góp phần đảm bảo sự độc lập của Thẩm phán và sự độc lập của hệ thống tƣ pháp, đảm bảo cho các Thẩm phán không phải đƣơng đầu với sự thù địch từ hệ thống khác khi họ ra các quyết định khơng có lợi cho hệ thống đó, hoặc phải ra các quyết định theo áp lực của các tổ chức chính trị.

Mặc dù Thẩm phán độc lập nhƣng trách nhiệm tƣ pháp vẫn không thể thiếu để đảm bảo thực thi pháp luật. Khi Thẩm phán có sai phạm thì các Thẩm phán cũng có thể bị chất vấn, độc lập tƣ pháp không phải là bảo vệ Thẩm phán không bị điều tra hay bị phê phán bởi các cơ quan chức năng; các Thẩm phán sẽ bị đƣa ra xét xử nếu nhƣ có những sai phạm [15, tr. 46].

Ngồi ra ngành Tịa án phải chú trọng đến cơng tác đào tạo đội ngũ Thẩm phán chuyên trách án lao động có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội. Lãnh đạo, Thẩm phán và cán bộ các đơn vị cần đầu tƣ thời gian nghiên cứu luật lao động, các văn bản hƣớng dẫn áp dụng, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong cơng tác, khắc phục thiếu sót để nâng cao chất lƣợng xét xử, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Thẩm phán cần nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, Bộ luật lao động, Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hƣớng dẫn thi hành để vận dụng đầy đủ, chính xác trong hoạt động xét xử. Lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời đối với các vụ án thuộc thẩm quyền của mình, chủ động trao đổi nghiệp vụ với Lãnh đạo ngành, Lãnh đạo Tòa chuyên trách khi có

vƣớng mắc để sớm giải quyết vụ án, đảm bảo chất lƣợng xét xử và chỉ tiêu công tác.

Để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ Hội thẩm nhân dân cần tăng cƣờng mở các khóa đào tạo ngắn ngày và dài ngày về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng xét xử cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân, nhất là Hội thẩm nhân dân cấp huyện. Có cơ chế giúp cho Hội thẩm nhân dân tiếp cận đƣợc các văn bản pháp luật hiện hành để họ nắm bắt đƣợc những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật và hoạt động tố tụng, cũng nhƣ thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động tố tụng. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện tốt nhất cho Hội thẩm nhân dân nghiên cứu hồ sơ vụ án trƣớc khi đƣa vụ án ra xét xử; cần có chế độ thù lao thỏa đáng cho đội ngũ Hội thẩm nhân dân, cần quan tâm thực hiện các chính sách ƣu đãi về xã hội cho các Hội thẩm nhân dân đồng thời tạo điều kiện kinh phí tổ chức tham quan học hỏi và giao lƣu trao đổi nghiệp vụ trong đội ngũ Hội thẩm nhân dân, giữa các địa phƣơng trong cả nƣớc.

Nếu chúng ta giải quyết đƣợc các vấn đề nêu trên một cách thỏa đáng, kịp thời nhất định công tác xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân trong thời gian tới sẽ đƣợc nâng cao về chất lƣợng, góp phần đẩy mạnh hoạt động cải cách tƣ pháp và giảm bớt tình trạng sai sót trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)