Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 103 - 105)

QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẠI TÒA ÁN

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án

Từ khi triển khai thực hiện Bộ Luật Lao động đến nay, vị thế của nƣớc ta đã có nhiều thay đổi: là thành viên chính thức ASEAN, tham gia AFTA, ký hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ, và đặc biệt là gia nhập WTO một tổ chức thƣơng mại lớn nhất thế giới… Trong bối cảnh mới của đất nƣớc, rõ ràng nhiều qui định trong Bộ Luật Lao động "chƣa tiếp thu hết những quy tắc căn bản của quan hệ lao động trong kinh tế thị trƣờng" [21], chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mới cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu hiện nay tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của cơng nhân lao động So với năm ngối, số vụ đình cơng trên địa bàn Hà Nội tại thời điểm này ít hơn cũng có phần từ nhận thức của ngƣời lao động. Họ hiểu phải biết chấp nhận khó khăn, cùng doanh nghiệp vƣợt qua thách thức để duy trì việc làm, ổn định cuộc sống. Song nếu quyền lợi của ngƣời lao động bị doanh nghiệp xâm hại thì nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động và đình cơng là khó tránh khỏi. Thực trạng giải quyết án lao động gần đây cho thấy số lƣợng án lao động đƣợc thụ lý và giải quyết đang tăng dần và tính chất của các vụ án cũng ngày càng khó khăn hơn. Điều này cũng tạo khó khăn cho Tịa án trong việc giải quyết các vụ án lao động.

Trên bình diện chung nhất, tăng cƣờng vai trò và hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp lao động là một vấn đề có tính bức xúc trong giai đoạn hiện nay, khi nƣớc ta đang tiến hành xác lập, vận hành nền kinh tế thị trƣờng và thị trƣờng lao động. Tính chất phức tạp của nền kinh tế thị trƣờng và bối cảnh tồn cầu hóa mối quan hệ lao động và đặc biệt là càng ngày càng có nhiều vấn đề phát sinh trong q trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động địi hỏi phải có một nền tài phán mạnh và hồn chỉnh, trong đó có tài phán lao động.

Nhƣng nếu xét ở khía cạnh thực tiễn, tăng cƣờng vai trò và hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động nói chung và giải quyết tranh chấp lao động tại tịa án nói riêng liên quan đến một loạt các vấn đề hiện đang đặt ra. Đó là: 1- Yêu cầu về một nền tƣ pháp mạnh để giải quyết các nhu cầu cụ thể của các chủ thể của quan hệ lao động trong xã hội; 2- Đáp ứng cho cơng tác hồn thiện hệ thống cơ quan tƣ pháp vốn có nhƣng chƣa đạt đƣợc độ hoàn chỉnh cần thiết; 3- Củng cố cơ chế điều chỉnh của pháp luật lao động để đáp ứng những đòi hỏi và yêu cầu của việc hội nhập và phát triển kinh tế nhằm bảo vệ và nâng cao đời sống ngƣời lao động, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo vệ ngƣời lao động, chủ thể yếu thế trong thị trƣờng lao động hiện đại...

Những thành tích đạt đƣợc trong thời gian qua trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại Tịa án là đáng khích lệ nhƣng xét cho cùng vẫn cịn rất khiêm tốn. Tồn bộ cơng sức của cả nƣớc trong việc triển khai thực hiện Bộ luật Lao động, trong đó có việc triển khai thực hiện các quy định về giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án trong thực tế chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn. Nền tài phán lao động nhƣ còn xa lạ đối với các bên trong quan hệ lao động và đối với xã hội, ảnh hƣởng của các quyết định của các cơ quan tƣ pháp còn ở mức độ rất hạn chế. Tranh chấp lao động và đình cơng xảy ra liên tiếp và rất phức tạp nhƣng số vụ việc đƣợc đƣa ra giải quyết với số lƣợng khơng nhiều. Tịa án mới chỉ thụ lý, giải quyết một phần các tranh chấp lao động và thụ lý và ra quyết định một số ít cuộc đình cơng. Tình trạng đó, nhƣ

đã đƣợc phân tích, là do những nguyên nhân từ phía Nhà nƣớc, hệ thống pháp luật, ý thức pháp luật của các chủ thể và những tồn tại, hạn chế xuất phát từ chính các cơ quan tƣ pháp. Do đó, hồn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án một mặt nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhu cầu của xã hội, mặt khác là hoạt động hoàn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh mối quan hệ lao động, hơn nữa chính là một trong cơng tác quan trọng hoàn thiện khâu tổ chức cũng nhƣ tăng cƣờng các mặt hoạt động của các cơ quan tƣ pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)