Tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 71)

Trƣờng hợp hịa giải khơng thành, tịa án sẽ mở phiên tịa sơ thẩm để xét xử giải quyết tranh chấp. Phiên tòa sơ thẩm là hoạt động tố tụng điển hình, thể hiện tập trung nhất đặc trƣng của hình thức tố tụng tịa án. Điểm nổi bật trong các quy định về phiên tòa sơ thẩm theo Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng dân sự đó là: các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xét hỏi và tranh luận thể hiện rõ mục đích nhằm nâng cao hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tƣ pháp.

Thành phần hội đồng xét xử sơ thẩm có thể là một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân hoặc hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân tùy theo tính chất đơn giản hay phức tạp của việc tranh chấp.

Phiên tịa về ngun tắc phải tiến hành cơng khai, liên tục, trực tiếp và bằng lời nói. Tố tụng đã chuyển từ xét hỏi sang tố tụng tranh luận. Các quyền tố tụng tại phiên tòa, đặc biệt là quyền yêu cầu, trình bày và tranh luận đƣợc bảo đảm tối đa. Mọi phán quyết của Hội đồng xét xử chỉ đƣợc phép dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Điều này thể hiện sự dân chủ, công minh, khách quan của hoạt động tố tụng, hạn chế các can thiệp bên ngồi. Tố tụng hiện hành của tịa án đã đƣợc cải cách đáng kể theo hƣớng tiến bộ và phù hợp thông lệ chung của các nƣớc.

Khi tòa án mở phiên tòa để xét xử tất cả những ngƣời tham gia tố tụng phải đƣợc triệu tập tham gia phiên tịa, gồm có: nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ngƣời đại diện của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, ngƣời giám định và ngƣời phiên dịch. Ngoài ra Viện kiểm sát cử kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

Về sự vắng mặt của những ngƣời tham gia tố tụng đƣợc triệu tập tham gia phiên tòa còn tồn tại nhiều quan điểm.

Quan điểm thứ nhất: Triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt là hai lần đƣợc tòa án triệu tập và cả hai lần đƣơng sự vắng mặt. Nhƣ vậy mỗi đƣơng sự đƣợc vắng mặt một lần. Do đó một vụ án có bao nhiêu đƣơng sự thì có khả năng phải hỗn phiên tịa bấy nhiêu lần.

Quan điểm thứ hai: Phải lấy số lần tống đạt hợp lệ giấy triệu tập để tính. Nếu đƣơng sự đã đƣợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai thì dù phiên tịa thứ nhất đƣơng sự có mặt hay khơng có mặt mà phiên tịa thứ hai vắng mặt thì vẫn đƣợc coi là đã triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt để ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay xét xử vắng mặt đƣơng sự.

Ví dụ: Phiên tịa lần 1 có mặt ngun đơn, vắng mặt bị đơn: Tòa án ra quyết định hỗn phiên tịa. Phiên tịa lần 2 có mặt bị đơn, vắng mặt nguyên đơn, nếu nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ thì tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Hoặc phiên tịa lần 1 có mặt bị đơn, vắng mặt nguyên đơn - phiên tòa hỗn. Phiên tịa lần 2 có mặt ngun đơn, vắng mặt bị đơn (khơng có lý do chính đáng), nếu bị đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ Tòa án xét xử vắng mặt bị đơn.

Từ những ý kiến khác nhau trên đây, theo chúng tôi nên áp dụng quan điểm thứ hai, bởi lẽ sẽ hạn chế đƣợc việc hoãn phiên tịa nhiều lần nhƣ vậy dù vụ án có nhiều đƣơng sự thì cũng sẽ đảm bảo phiên tịa khơng hỗn q ba lần, đồng thời tăng ý thức của đƣơng sự khi tham gia phiên tòa theo giấy báo, giấy triệu tập của tòa án.

Bên cạnh đó thủ tục tống đạt trong một số vụ án lao động cũng gặp vƣớng mắc. Thực tế giải quyết án tranh chấp lao động cho thấy tại nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bản các tỉnh phía Nam, đội ngũ nhân viên bảo vệ đơng đảo, chun nghiệp, thƣờng xun có sự thay đổi nhân viên. Khi tịa án đến doanh nghiệp để tống đạt các quyết định, bản án hoặc thơng báo của tịa án, vì khơng có lệnh của chủ doanh nghiệp nên nhân viên bảo vệ khơng cho cán bộ tịa án vào doanh nghiệp, do đó cán bộ tịa án phải giao văn bản cho nhân viên bảo vệ. Về đánh giá tính hợp lệ của việc tống đạt này giữa các tòa án có sự khác nhau. Có tịa cho rằng việc tống đạt trên đã hợp lệ, có tịa cho rằng tống đạt nhƣ vậy chƣa hợp lệ. Chính vì vậy, thực tế xảy ra một số trƣờng hợp nhƣ tòa án cấp sơ thẩm cho rằng đã tống đạt hợp lệ giấy triệu tập 02 lần nhƣng đƣơng sự vẫn vắng mặt nên đã xử vắng mặt đƣơng sự, nhƣng đến cấp phúc thẩm cho rằng thủ tục tống đạt không hợp lệ nên đã hủy án sơ thẩm…

Điều 153 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức nhƣ sau:

Văn bản tố tụng phải đƣợc giao trực tiếp cho ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải đƣợc những ngƣời này ký nhận. Trong trƣờng hợp cơ quan, tổ chức đƣợc cấp, tống đạt hoặc thơng báo có ngƣời đại diện tham gia tố tụng hoặc cử ngƣời đại diện nhận văn bản tố tụng thì những ngƣời này ký nhận văn bản tố tụng đó. Ngày ký nhận là ngày đƣợc cấp, tống đạt hoặc thơng báo [27].

Nhƣ vậy nếu có đủ căn cứ xác định nhân viên bảo vệ đƣợc giao nhiệm vụ nhận văn bản thì phải u cầu nhân viên đó ký xác nhận, ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân, số thẻ nhân viên. Trƣờng hợp khơng có căn cứ xác định là nhân viên bảo vệ đƣợc giao nhiệm vụ nhận văn bản tố tụng thì cán bộ tịa án phải yêu cầu đƣợc vào trụ sở doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ tống đạt. Nếu nhân viên bảo vệ không cho cán bộ tòa án vào trong trụ sở doanh nghiệp để tống đạt thì tịa án tiến hành niêm yết công khai văn bản tố tụng theo Điều 154 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Phiên tòa sơ thẩm đƣợc tiến hành với các thủ tục sau: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm, thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm.

Hỏi tại phiên tòa là một trong những hoạt động tố tụng đặc trƣng của tịa án. Mục đích của việc hỏi là để Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án trƣớc khi quyết định. Việc hỏi tại phiên tòa cũng nhằm mục đích đảm bảo tính cơng khai của việc xét xử vụ án lao động và đây là một trong những nguyên tắc quan trọng về hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp lao động nói riêng.

Căn cứ vào nguyên tắc tự định đoạt của đƣơng sự, Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trƣớc khi hỏi về nội dung vụ án chủ tọa phiên tòa hỏi đƣơng sự về các vấn đề sau:

- Hỏi đƣơng sự về thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu hay không. Căn cứ trên đề nghị của đƣơng sự Hội đồng xét xử quyết định: chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vƣợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu; trƣờng hợp đƣơng sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với u cầu hoặc tồn bộ yêu cầu đƣơng sự đã rút. (Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự).

- Hỏi các đƣơng sự có thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Nếu các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đƣơng sự về việc giải quyết vụ án. Cần phải lƣu ý, tịa án khơng hịa giải tại phiên tịa mà chỉ hỏi các đƣơng sự có thỏa thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.

Sau khi chủ tọa thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết trên và các đƣơng sự vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Hội đồng xét xử bắt đầu xét xử bằng việc nghe các bên đƣơng sự trình bày về các yêu cầu, các căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tại phiên tịa, đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự cùng song hành tham gia tố tụng, cả hai cùng có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của đƣơng sự.

Những quy định này cho thấy chủ trƣơng đổi mới hoạt động tƣ pháp của Đảng và Nhà nƣớc đã đƣợc thể chế hóa. Đó là kết quả của việc mở rộng quyền dân chủ trong hoạt động tƣ pháp và vai trò của đƣơng sự, của những ngƣời tham gia tố tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ cho Tòa án, thực hiện nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Sau khi Hội đồng xét xử nghe xong lời trình bày của các đƣơng sự, việc hỏi từng ngƣời về từng vấn đề của vụ án đƣợc tiến hành ngay. Hoạt động hỏi tại phiên tòa đƣợc thực hiện bởi Hội đồng xét xử, ngƣời bảo vệ quyền lợi

của đƣơng sự, đƣơng sự, những ngƣời tham gia tố tụng khác và kiểm sát viên (nếu có). Các chủ thể khác khơng có quyền xét hỏi mà chỉ có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần đƣợc hỏi thêm. Trong quá trình xét hỏi, những ngƣời tham gia đặt câu hỏi đƣợc xếp theo thứ tự nhƣ sau: Hội đồng xét xử - ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự - đƣơng sự - những ngƣời tham gia tố tụng khác - kiểm sát viên (nếu có).

Cũng trong quá trình này, Hội đồng xét xử sẽ tiến hành xem xét các vật chứng, công bố các tài liệu của vụ án nếu thấy cần thiết.

Tuy nhiên, pháp luật khơng có quy định nào về thời gian dành cho quá trình xét hỏi. Phải chăng, tùy thuộc vào tính chất của vụ án mà thẩm phán chủ tọa sẽ định trƣớc thời gian xét xử tại phiên tòa? Nhƣng thực ra, trong một số trƣờng hợp, phần xét hỏi có thể vƣợt quá dự kiến về thời gian do khơng tính hết đƣợc những khả năng có thể xảy ra.

Kết thúc phần xét hỏi, Hội đồng xét xử điều khiển việc tranh luận tại phiên tòa. Tranh luận tại phiên tòa là hoạt động trung tâm của phiên tòa, bảo đảm cho đƣơng sự bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình trƣớc tịa án. Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định mở rộng quyền tranh luận của đƣơng sự, để cao vai trò chủ động của đƣơng sự trong việc tranh luận tại phiên tòa. Bộ luật Tố tụng dân sự đã dành hẳn một mục với bốn điều luật, từ Điều 232 đến Điều 235 quy định về hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Điều này thể hiện vai trò quan trọng của hoạt động tranh luận và xu hƣớng đổi mới hoạt động tƣ pháp ở nƣớc ta. Các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về tranh luận tại phiên tòa phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về cải cách tƣ pháp là "Muốn nâng cao chất lƣợng xét xử thì phải nâng cao chất lƣợng tranh tụng dân chủ tại phiên tòa" [11].

Trên cơ sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận quyết định các vấn đề của vụ án. Việc nghị án đƣợc thực hiện theo tinh thần đổi mới hoạt động tƣ pháp, đó là:

Việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của…nguyên đơn, bị đơn và những ngƣời có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời hạn pháp luật quy định [11]. Hoạt động nghị án của các thành viên của Hội đồng xét xử là một hoạt động đặc biệt mà những ngƣời tham gia tố tụng khác không đƣợc phép thực hiện các hành vi chi phối hoặc là ảnh hƣởng tới q trình đó, xét cả về mặt thủ tục và về nội dung của việc nghị án. Hội đồng xét xử nghị án tại phòng riêng. Khi nghị án, chủ tọa nêu từng vấn đề để Hội đồng xét xử thảo luận quyết định, Hội đồng xét xử quyết định theo nguyên tắc đa số, Hội thẩm nhân dân biểu quyết trƣớc, Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Phải có biên bản nghị án ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Khơng có bất kỳ quy định nào hạn chế hay xác định thời gian của việc nghị án. Do đó, có những vụ việc, việc nghị án có thể đƣợc kéo dài. Nếu thấy có tình tiết chƣa đƣợc xem xét, việc hỏi chƣa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận.

Sau khi nghị án, chủ tọa phiên tòa sẽ cơng bố tồn văn bản án và giải thích cho đƣơng sự biết quyền kháng cáo và nghĩa vụ chấp hành bản án (khi bản án có hiệu lực pháp luật). Riêng các quyết định về tiền lƣơng, tiền bồi thƣờng, trợ cấp do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho ngƣời lao động hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định thì Hội đồng xét xử có thể quyết định cho thi hành ngay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)