Ở Việt Nam hệ thống tòa án đƣợc tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Việc phân định thẩm quyền chủ yếu dựa vào tính chất các loại việc tranh chấp.
* Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm các tranh chấp về lao động cá nhân giữa ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động quy định tại khoản 1 Ðiều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự.
* Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo trình tự sơ thẩm các tranh chấp lao động sau:
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với ngƣời sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều 31 Bộ luật Tố tụng dân sự, - Những vụ việc lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
- Những tranh chấp mà có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần phải ủy thác tƣ pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngồi, cho tịa án nƣớc ngoài.
Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền phúc thẩm các bản án hoặc quyết định chƣa có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tịa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc hoặc tái thẩm theo quy định của pháp luật.
* Tịa án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
Phúc thẩm các bản án hoặc quyết định chƣa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
Giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Nhƣ vậy, Tịa án nhân dân tối cao khơng đƣợc quy định thẩm quyền sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án lao động mà chỉ có thẩm quyền hậu kiểm theo các phƣơng thức phúc thẩm và giám đốc hoặc tái thẩm đối với các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp. Đây cũng là điểm khác nhau giữa thủ tục giải quyết các vụ án lao động và thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.