Về hoàn thiện quy định pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 105 - 109)

- Hồn thiện pháp luật lao động.

Trong chƣơng trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới đã xác định nhiệm vụ cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động. Đây là nhu cầu có tính bức thiết. Tuy nhiên, nhƣ vậy là chƣa đủ. Bởi vì, bản thân Bộ luật lao động chƣa thể giải quyết đƣợc tất cả các vấn đề của quan hệ lao động. Và có thể khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động sẽ lại nảy sinh những vấn đề khác mà Bộ luật lao động khơng thể qn xuyến. Do đó, điều quan trọng và cần thiết là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Đây là mục tiêu lớn và cần đƣợc lập kế hoạch cho nhiều giai đoạn, trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Thực tế, Bộ luật lao động phải thực hiện đồng thời quá nhiều mục tiêu nhƣ: bảo vệ ngƣời lao động, điều chỉnh quan hệ lao động, thực hiện các chính sách việc làm, chính sách tiền lƣơng, chính sách an tồn, vệ sinh lao động, chính sách an sinh xã hội, giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng… Điều đó làm cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động không đƣợc đồng bộ, chẳng những làm giảm hiệu quả điều chỉnh pháp luật mà còn ảnh hƣởng đến tác dụng vốn có của mỗi chính sách. Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi (lần 2) đã đƣợc đƣa ra để góp ý nhƣng có nhiều ý kiến cho rằng Bộ luật lao động sửa đổi vẫn đƣợc xây dựng theo hƣớng dành quá nhiều ƣu ái cho ngƣời lao động, khiến cho lợi ích của ngƣời sử dụng lao động bị gạt ra rìa nên đổi thành luật

bảo vệ ngƣời lao động, cũng có ý kiến ngƣợc lại. Nhìn lại thì thấy một loạt các nội dung cơ bản trong Bộ luật lao động đã đƣợc tách ra thành nhiều đạo luật nhƣ: Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng năm 2006, Luật Dạy nghề năm 2006, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, Luật Cơng đồn năm 1990. Sắp tới cịn dự kiến ban hành Luật tiền lƣơng tối thiểu và cịn có thể một số luật khác nữa. Phần cịn lại dựa vào một loạt các Nghị định, Thơng tƣ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành.

Để khắc phục những nhƣợc điểm và hạn chế của Bộ luật lao động, cần có sự nghiên cứu cơng phu hơn nhằm đánh giá tác động pháp luật trên phạm vi rộng lớn và chính xác, khơng thể chỉ dựa vào các báo cáo. Tuy nhiên việc nghiên cứu xây dựng một Bộ luật lao động hồn chỉnh, có tính pháp điển cao với tƣ cách một "Bộ luật" với đầy đủ các nội dung và có khả năng thi hành dễ dàng khi áp dụng vào đời sống lao động là rất cơng phu, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian. Thực tế hiện nay sự tồn tại của Bộ luật lao động vẫn rất cần thiết nhƣng Bộ luật lao động chỉ nên quy định cơ đọng các vấn đề, trong đó lƣu ý đến phạm vi điều chỉnh, các khái niệm và cơ chế căn bản để vận hành. Phần chi tiết sẽ thay thế bằng các đạo luật chuyên biệt về việc làm, học nghề - dạy nghề, Luật về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngồi (có thể đƣa vào luật Việc làm), Luật về quan hệ lao động, Luật về tiêu chuẩn lao động (hoặc Luật bảo vệ lao động), Luật về giải quyết tranh chấp lao động (trong đó quy định mở về tài phán lao động theo định hƣớng cơ chế ba bên), Luật về đình cơng (bao gồm cả quy định về đình cơng và giải quyết đình cơng) và hủy bỏ dần việc ban hành nhiều nghị định, thông tƣ, những cái thƣờng gây ra sự phức tạp cho những ngƣời áp dụng, đặc biệt là ngƣời lao động và các doanh nghiệp.

Trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật lao động, cần chú trọng tới việc thích ứng các quy phạm quốc tế về lao động, đồng thời cần tổ chức thực hiện nghiên cứu dƣới dạng một hoặc nhiều đề tài khoa học với sự tham

gia rộng rãi của các bên liên quan và các nhà khoa học ở các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, xã hội ở cả trong và ngoài nƣớc. Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cần chủ trì xây dựng một Chƣơng trình hành động và tổ chức phối hợp với các bên trong quan hệ lao động, các nhà khoa học chuyên ngành luật lao động để cùng nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh đối với quan hệ lao động trong bối cảnh hiện nay và sau này. Là một nƣớc thành viên của ILO, trong điều kiện hội nhập kinh tế và tồn cầu hóa trong nhiều lĩnh vực, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế khơng chỉ bó hẹp trong 17 Công ƣớc của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn mà cịn phải tính đến các nguyên tắc cơ bản của ILO nhƣ loại bỏ lao động cƣỡng bức, việc làm đầy đủ và nhân văn, tự do liên kết và thƣơng lƣợng tập thể, chống phân biệt đối xử, đảm bảo các quyền cơ bản của ngƣời lao động tại nơi làm việc… Khi đƣa các tiêu chuẩn quốc tế vào pháp luật quốc gia sẽ làm cho ngƣời sử dụng lao động buộc phải thực hiện chúng và điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập tốt hơn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động, các quy tắc ứng xử liên quan đến tiêu chuẩn lao động.

- Mơ hình tài phán tƣ pháp về lao động: Xu hƣớng vận động phát triển của các quan hệ kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng, điều đó cho thấy tranh chấp lao động sẽ ngày càng phổ biến. Do đó, cơ chế tài phán về lao động cũng phải thay đổi để đáp ứng đƣợc yêu cầu cải cách tƣ pháp trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam.

Theo quy định hiện hành, mơ hình Tịa lao động trong hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam. Theo quan điểm thứ nhất (tiếp cận mơ hình Tịa án ở các nƣớc Anh, Mỹ) cho rằng không cần thiết phải tồn tại một tòa lao động nhƣ một tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân. Sự tồn tại này chỉ làm cồng kềnh và tốn kém hơn cho bộ máy tƣ pháp. Bởi chỉ khoảng 5 - 6 tỉnh,

thành phố có nhiều án lao động thì Tịa lao động hoạt động thực sự, nhiều tỉnh mặc dù thành lập Tòa lao động nhƣng cũng khơng có việc để làm, chủ yếu lại là xét xử án dân sự. Vì vậy, khơng cần thiết phải có một Tòa lao động riêng biệt, đặc biệt là sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự đƣợc ban hành, các thủ tục về tố tụng dân sự, kinh tế, lao động đƣợc quy định chung vì vậy chỉ các tranh chấp lao động sẽ do Tòa dân sự giải quyết.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng, việc tồn tại Tòa lao động nhƣ hiện nay là hồn tồn phù hợp, cịn việc kém hiệu quả trong hoạt động trong thời gian qua không phải là yếu tố quyết định có tồn tại hay khơng tồn tại Tịa lao động. Bởi lẽ, mơ hình tổ chức Tịa lao động của các quan điểm khác nhau đều có cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. "Việc thành lập Tòa lao động chuyên biệt trong nền kinh tế thị trƣờng là một sự cần thiết" [2, tr. 50]. Thực tiễn Tòa lao động hoạt động còn kém hiệu quả thì chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, khơng nên và khơng cần thành lập Tịa lao động ở tất cả các tỉnh vì đó là một sự lãng phí khơng đáng có, khơng cần thiết. Chỉ nên có Tịa lao động theo khu vực thay cho đơn vị hành chính nhƣ hiện nay.

Trong nội dung cải cách tƣ pháp hiện nay, sự cần thiết phải thay đổi mơ hình tổ chức, ngun tắc hoạt động của ngành tịa án nói chung và tịa lao động nói riêng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc xác định là trọng tâm, là yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp. Một trong những nội dung của cải cách tƣ pháp là: "Tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính…" [13].

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, tịa lao động có thể đƣợc tổ chức theo mơ hình tịa án khu vực và theo nguyên tắc hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm. Cụ thể Tòa sơ thẩm khu vực tùy theo tình hình thực tế số án mà có thể thành lập các tòa chuyên trách dân sự, kinh tế, lao động …, hoặc việc xét xử án lao động thuộc Tòa dân sự. Tòa phúc thẩm khu vực cũng tƣơng tự về mơ hình tổ chức và có

nhiệm vụ xét xử lại các bản án lao động sơ thẩm của Tòa sơ thẩm khu vực chƣa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Tịa án nhân dân tối cao có các Tịa chun trách dân sự, kinh tế, lao động… thực hiện giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết công tác xét xử, nghiên cứu và hƣớng dẫn xét xử. Với mơ hình nhƣ vậy đảm bảo triệt để thực hiện hai cấp xét xử, trình tự tố tụng phân biệt rạch rịi cho hai cấp sơ và phúc thẩm, khơng có sự nhầm lẫn về thẩm quyền giữa cấp tỉnh với cấp huyện. Việc giám đốc thẩm, tái thẩm chỉ thực hiện một lần ở các Tòa chuyên trách của Tòa án nhân dân tối cao. Thực hiện nhƣ vậy vừa đảm bảo sự chuyên sâu về chất lƣợng giám đốc, tái thẩm các bản án, vừa đảm bảo về mặt thời gian tố tụng, khơng chồng chéo thẩm quyền. Có thể nói mơ hình này đã và đang đƣợc các nƣớc áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trƣờng.

Theo đó, mơ hình tổ chức hệ thống Tịa án nhân dân đƣợc hồn thiện theo hƣớng nhƣ sau:

Hình 3.2: Mơ hình tổ chức hệ thống Tịa án nhân dân được hồn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật việt nam (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)