Hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 78 - 91)

3- Cơ quan Công an

3.3.1.Hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình

phải được thực hiện cơng bằng, bình đẳng, dân chủ, khơng phân biệt người bị kết án là ai.

Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật

tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình phải bảo đảm để các bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực tế.

Bảo đảm để các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế là mục đích tối thượng của thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Việc thực hiện mục đích này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là cơ chế quản lý, tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, sự quan tâm của chính quyền các cấp, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của người bị kết án, các điều kiện kinh tế, xã hội... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình phải được tổ chức đủ mạnh, được quan tâm, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để họ thực hiện thi hành án có hiệu quả.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI Ở NƯỚC TA

3.3.1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình thi hành hình phạt tử hình

Trong gần 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hoạt động xây dựng pháp luật của nước ta đã được đẩy mạnh ở cả ba cấp độ: lập pháp của Quốc hội, lập quy của các cơ quan Trung ương, lập quy của chính quyền địa phương. Năng lực lập pháp, lập quy của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương ngày càng được nâng cao; cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động xây dựng pháp luật ngày càng được hoàn thiện, mối quan tâm của toàn xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật ngày càng tăng. Nhờ vậy mà hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng đã được đổi mới về cơ bản, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực này, bảo đảm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tuy nhiên, việc xây dựng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng còn chậm trễ, chưa đáp ứng những vấn đề cần nảy sinh trong thực tiễn áp dụng.

Có thể nói, hệ thống các quy phạm pháp luật tố tụng về thi hành hình phạt tử hình rất nghèo nàn. Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ có hai điều: Điều 258 về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành và Điều 229 về thi hành hình phạt tử hình, nhưng cũng chỉ quy định những vấn đề mang tính chất cơ bản; những vấn đề khác như có cho phép thân nhân người bị kết án xin xác về chơn hay khơng, có được đáp ứng nguyện vọng của người bị kết án được xin hiến xác hoặc các bộ phận của cơ thể vì mục đích nhân đạo khơng... hoặc chưa được văn bản pháp luật nào điều chỉnh, hoặc chỉ được văn bản pháp quy của một ngành đã được ban hành cách đây 30 năm điều chỉnh như Chỉ thị số 138-KC1 ngày 13-2-1974 của Bộ Công an hoặc được quy định trong các văn bản không phải là các văn bản quy phạm pháp luật như Cơng văn số 127/KHXX ngày 9-11-1979 của Tịa án nhân tối cao về thi hành hình phạt tử hình...

tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cân đối, hồn chỉnh, thống nhất, khắc phục tình trạng lỗi thời, mâu thuẫn và những lỗ hổng của hệ thống pháp luật, làm cho nội dung những quy phạm này phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn thi hành hình phạt tử hình, các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, có hình thức rõ ràng, dễ hiểu, tiện lợi cho việc áp dụng. Việc hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cần phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, đó là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc bình đẳng...

Trước mắt, phải hoàn thiện những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình, tức là phải xem xét lại chúng cả về cơ cấu, kỹ thuật lập pháp, nội dung quy phạm để sửa đổi những quy định khơng hợp lý, bảo đảm tính khoa học, tính chính xác, cụ thể, dễ nhận biết của quy phạm pháp luật. Hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cịn có nghĩa là phải hướng dẫn đầy đủ, thống nhất các quy phạm pháp luật hiện hành cịn có vướng mắc trong quá trình nhận thức và áp dụng trong thực tiễn. Theo chúng tơi, hướng hồn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình như sau:

Thứ nhất, bổ sung khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định thời hạn người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nhưng không quy định thời hạn Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng số người bị kết án tử hình đang chờ Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm trong các trại giam còn rất lớn. Trong thời gian chờ đợi, khơng ít người bị kết án tìm cách chống đối, tự sát, bỏ trốn... gây nhiều khó khăn, căng thẳng, phức tạp cho công tác giam giữ.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định thời hạn ra quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Bộ luật đã quy định quyền của người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, thể hiện thái độ thận trọng, tôn trọng quyền được sống của công dân, nhưng theo chúng tôi, thời gian xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước cũng cần được pháp luật quy định, bởi lẽ chúng ta đang trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đương nhiên, mạng sống của con người là vốn quý, việc xét đơn xin ân giảm địi hỏi phải có thời gian để có thể xem xét từ các góc độ khác nhau, bảo đảm tính khách quan, tồn diện, chính xác, cụ thể.

Vì vậy, chúng tơi xin đề xuất sau cụm từ: "trong thời hạn bảy ngày, kể

từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước" tại khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bổ

sung quy định về thời hạn xét đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước như sau: "Trong thời hạn một năm, Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm hoặc quyết

định bác đơn xin ân giảm".

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003.

Khoản 1 Điều 250 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Tịa án, Viện Kiểm sát và Cơng an".

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Chánh án Tòa án ra quyết định thi hành án tử hình là hợp lý và phù hợp với quy định tại Điều 256 của Bộ luật: "Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án", nhưng giao cho Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm thành lập Hội đồng thi hành án là không hợp lý, bởi hai lý do sau:

Một là, trong hệ thống hình phạt, cũng như hình phạt tù có thời hạn, tù

chung thân, hình phạt tử hình là một hình phạt chính. Thực tiễn thi hành án hình sự cho thấy, cơ quan cơng an được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân và trong việc thi hành hình phạt tử hình, cơ quan Công an đang thực hiện các nhiệm vụ như giam giữ người bị kết án, tiến hành công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh trật tự cho việc thi hành hình phạt tử hình; kiểm tra căn cước, chuẩn bị pháp trường, tổ chức Đội vũ trang thi hành án, khám nghiệm pháp y, tổ chức mai táng người bị kết án... Vì vậy, giao cho giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, có đại diện Tòa án, Viện Kiểm sát tham gia là hợp lý hơn.

Hai là, Tịa án có chức năng chủ yếu là xét xử, cho nên nhiệm vụ thi

hành án hình sự, trong đó có nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, nên giao cho các cơ quan chức năng khác thực hiện, thì khách quan hơn và cũng là bớt gánh nặng cho ngành Tịa án.

Vì những lý do trên, khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nên được sửa đổi, bổ sung như sau: "Trong thời hạn bảy ngày sau khi

Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thi hành hình phạt tử hình. Hội đồng thi hành hình phạt tử hình gồm đại diện Cơng an, Viện Kiểm sát, Tòa án".

Thứ ba, sửa đổi khoản 3 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Khoản 3 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn".

Việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe, trấn áp tội phạm, nâng cao khí thế của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, so với hình thức thi hành hình phạt tử

hình bằng tiêm thuốc độc đang được thực hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, thì hình thức thi hành hình phạt tử hình có những nhược điểm sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, thi thể của người bị kết án không nguyên vẹn, máu chảy lênh

láng đã tác động tiêu cực lên tâm lý của những cán bộ trực tiếp thi hành hình phạt tử hình, nhất là số cán bộ được giao trói, bịt mắt, nhét giẻ vào mồm, bắn, hạ xác, khâm liệm người bị kết án. Trong trường hợp người bị kết án là nữ, thì ảnh hưởng về mặt tâm lý lên người bị kết án càng lớn.

Hai là, trong trường hợp phải thi hành hình phạt tử hình từ hai người

bị kết án trở lên, phải huy động một số lượng lớn những người tham gia đội vũ trang thi hành án. Đây cũng là vấn đề phải cân nhắc trong khi chúng ta đang sống trong hịa bình.

Ba là, hiện nay chúng ta mới có bảy địa phương đã xây dựng pháp trường,

18 địa phương tự hình thành nên pháp trường, nhưng chưa đầu tư xây dựng, 39 địa phương hoàn tồn chưa có pháp trường. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì hình thức thi hành hình phạt tử hình, thì lơgíc tất yếu xảy ra là phải xây dựng pháp trường, mà việc này vừa tốn quỹ đất của địa phương, vừa phải đầu tư một khoản kinh phí lớn, vì thực tiễn xây dựng pháp trường Hà Nội cho thấy, xây dựng một pháp trường, phải tốn kém từ 4 - 5 tỷ đồng.

Từ những luận cứ nêu trên, nên chăng cần sửa đổi hình thức thi hành hình phạt tử hình từ xử bắn sang tiêm thuốc độc. Việc thay đổi hình thức thi hành hình phạt tử hình này, nếu được thực hiện là hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới: "Xây dựng Đề án thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt tử hình và nghiên cứu hạn chế án tử hình trong Bộ luật hình sự" và phù hợp với xu hướng nhân đạo hóa việc thi hành hình phạt tử hình đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay. Xét về mặt kinh tế, thì việc thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc không

động một lực lượng lớn tham gia và xét về mặt y học, tạo điều kiện cho người bị kết án tử hình được "ra đi" nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi xin kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: "Hình phạt tử hình được

thi hành bằng tiêm thuốc độc".

Thứ tư, ngoài những vấn đề chủ yếu của việc thi hành hình phạt tử

hình đã được đề cập trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, cần nghiên cứu quy định những vấn đề khác có liên quan đến việc thi hành hình phạt tử hình trong Bộ luật thi hành án hoặc trong Pháp lệnh về thi hành hình phạt tù.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định về những thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình. Tuy nhiên, cịn rất nhiều vấn đề có liên quan đến việc thi hành hình phạt tử hình như chế độ giam giữ người bị kết án, địa vị pháp lý của người bị kết án, việc giải quyết nguyện vọng xin hiến xác hoặc hiến những bộ phận trong cơ thể của người bị kết án, việc giải quyết nguyện vọng của gia đình người bị kết án xin xác về mai táng, các trường hợp được hỗn thi hành án, chế độ, chính sách đối với những cán bộ trực tiếp thi hành án... hoặc chưa được quy định hoặc được quy định trong các văn bản đã khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Vì vậy, chúng tơi xin kiến nghị thực hiện một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Nếu Nhà nước ta sẽ ban hành Bộ luật thi hành án, thì

cần có một chương về thi hành hình phạt tử hình.

Phương án 2: Nếu Nhà nước ta chưa có chủ trương ban hành Bộ luật

thi hành án, thì chúng tơi xin kiến nghị Nhà nước cần ban hành Pháp lệnh về thi hành hình phạt tử hình.

Trong cả phương án 1 hoặc phương án 2, thì nội dung của chương về thi hành hình phạt tử hình hoặc của Pháp lệnh về thi hành hình phạt tử hình phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, có quy định về chế độ giam giữ đặc biệt đối với người bị kết

án tử hình.

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 7-11-1998 của Chính phủ ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam đã đề cập việc giam, giữ người bị kết án tử hình:

1. Việc giam, giữ bố trí theo khu vực và phân loại như sau: - Phụ nữ;

- Người chưa thành niên; - Người nước ngồi;

- Người có bệnh truyền nhiễm;

- Loại cơn đồ hung hãn, giết người, cướp tài sản, tái phạm nguy hiểm;

- Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia; - Người bị Tịa án tun phạt tử hình.

Việc giam, giữ người bị kết án tử hình theo khu vực là cần thiết, nhưng chưa đủ, bởi lẽ người bị kết án tử hình là nguy hiểm nhất trong số những người phạm tội. Thực tiễn giam, giữ số người bị kết án tử hình cho

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 78 - 91)