3- Cơ quan Công an
2.1.2. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về trình tự, thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành
trình tự, thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành
Theo quy định chung, bản án và quyết định của Tịa án khi đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án sẽ ra quyết định thi hành, nhưng đối với bản án tử hình, pháp luật tố tụng hình sự quy định thêm thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành.
Khoản 1 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án được gửi ngay lên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. Là hình phạt đặc biệt, nên hình phạt tử hình khơng chỉ mang tính chất đặc biệt khi Tịa án áp dụng, mà việc thi hành nó cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục đặc biệt. Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, Tịa án đã ra bản án có hiệu lực pháp luật phải gửi hồ sơ vụ án lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và gửi bản sao bản án lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để xác định việc xét xử có chính xác hay khơng và có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm hay không.
Đối với bản án có hiệu lực pháp luật, Điều 278 và Điều 295 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định thời hạn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án là một năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm) hoặc một năm kể từ ngày nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện (kháng nghị theo thủ tục tái thẩm); cịn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì khơng hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Đối với bản án tử hình, khơng thể thi hành xong hình phạt tử hình, rồi sau đó mới phát hiện sai lầm, cho nên, trong thời hạn hai tháng kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Việc ra một trong các quyết định này của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là bắt buộc, không phụ thuộc vào việc người bị kết án có gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước hay không. Nếu người bị kết án đã gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, nhưng Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thấy việc xét xử khơng chính xác, thì vẫn có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Sau khi đã có kháng nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải báo cáo Chủ tịch nước biết về việc bản án tử hình đã bị kháng nghị.
Trong trường hợp người bị kết án làm đơn xin ân giảm án tử hình thì theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002: "Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình" và quy định tại khoản 6 Điều 27 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002: "Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình"; điểm 8 khoản 3 Điều 2 Quyết định số 207-QĐ/CTN ngày 6-7-1994 của Chủ tịch nước về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Chủ tịch nước quy định: "Văn phịng Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn về đặc xá". Theo Thông báo số 10-TB/VP-PL ngày 25-3-1999 của Văn phịng Chủ tịch nước, hồ sơ trình Chủ tịch nước xét đơn xin ân giảm của người bị kết án bao gồm: đơn xin ân giảm của người bị kết án viết trong thời hạn quy định (bảy ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật) hoặc đơn q hạn có lý do chính đáng (Đơn xin ân giảm phải là bản chính, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người bị kết án, trường hợp đơn xin ân giảm do người khác viết hộ hoặc phiên dịch, thì cũng phải có chữ ký, ghi rõ họ, tên của những người đó. Đơn xin ân giảm phải có xác nhận của đơn vị giam giữ người bị kết án); Tờ trình của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao; Tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định khơng kháng nghị của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao; quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các bản án sơ thẩm, phúc thẩm; đơn xin ân giảm cho người bị kết án của các tổ chức xã hộ,
nhân dân, chính quyền địa phương hoặc của những người thân thích như bố, mẹ, anh chị em ruột của người bị kết án (nếu có); biên bản khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của người bị kết án gây ra như đền bù vật chất cho người bị hại (nếu có); giấy tờ, tài liệu khác có liên quan đến việc xem xét đơn xin ân giảm của người bị kết án như giấy chứng nhận gia đình có cơng với cách mạng, Huân chương, Huy chương...
Đối với những trường hợp người bị kết án không gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước, Công văn số 127/KHXX ngày 9-1-1997 của Tịa án nhân dân tối cao về thi hành hình phạt tử hình đã hướng dẫn:
Sau khi xét xử sơ thẩm vụ án hình sự xong mà trong đó có người bị xử tử hình nhưng hết thời hạn kháng cáo, Tịa án cấp sơ thẩm khơng nhận được đơn kháng cáo và cũng không nhận được đơn xin ân giảm án tử hình, thì Tịa án cấp sơ thẩm cần phối hợp với trại tạm giam nơi đang giam giữ người bị phạt tử hình để xác minh xem người bị xử phạt tử hình có làm đơn kháng cáo hoặc có làm đơn xin ân giảm án tử hình hay khơng. Cần phải lập biên bản về kết quả xác minh này. Biên bản phải có chữ ký của cán bộ Tịa án, cán bộ trại tạm giam và người bị xử phạt tử hình...
Nếu kết quả xác minh cho thấy người bị xử phạt tử hình khơng làm đơn kháng cáo mà có làm đơn xin ân giảm, nhưng bị thất lạc, nay muốn làm đơn xin ân giảm án tử hình, thì cho người bị xử phạt tử hình viết đơn xin ân giảm án tử hình. Biên bản xác minh đơn xin ân giảm án tử hình và hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Ban thư ký Tòa án nhân dân tới cao.
Nếu kết quả xác minh cho thấy người bị xử phạt tử hình khơng làm đơn kháng cáo và không làm đơn xin ân giảm án tử hình, thì trong biên bản phải ghi rõ việc người bị xử phạt tử hình
khơng có kháng cáo và khơng làm đơn xin ân giảm án tử hình. Biên bản xác minh cùng hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Ban thư ký Tòa án nhân tối cao.
Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Bản án tử hình được thi hành, nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm". Quy định này bảo đảm chặt chẽ hơn so với quy định tương ứng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988: "Bản án tử hình được thi hành, nếu khơng có kháng nghị của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm". Theo tinh thần của điều luật này, thì chỉ cần có một quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là bản án tử hình được thi hành.
Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cịn có một quy định mới so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988:
Trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình, thì Tịa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm án tử hình.
Quy định này bảo đảm quyền của người bị kết án được làm đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước trong trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, nhưng bị cấp có thẩm quyền khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình.
Khoản 2 Điều 258 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Trường trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình, thì bản án
tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm". Như vậy, tương tự như quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, trong việc xem xét bản án tử hình đã có hiệu lực pháp luật, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta có quy định thời hạn kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhưng lại không quy định thời hạn cho Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm. Đây là vấn đề cũng được quy định tương tự trong pháp luật thi hành án hình sự của Liên bang Nga.