NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 75 - 78)

3- Cơ quan Công an

3.2.NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo mọi hoạt động của Nhà nước ta. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Khơng có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì khơng thể có độc lập dân tộc; khơng có quyền làm chủ thực sự của nhân dân; khơng có Nhà nước của dân, do dân và vì dân; khơng thể thực hiện được cơng bằng xã hội; khơng thể có chủ nghĩa xã hội.

Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình cũng vậy phải quán triệt các quan điểm của Đảng về lĩnh vực này. Để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình, cần nghiên cứu quán triệt các chủ trương của Đảng về thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng trong các văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) và nhất là trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, cụ thể Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ:

Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan và cán bộ tư pháp trong công tác điều tra, bắt giam giữ, truy tố, xét xử và thi hành án, không để xảy ta các trường hợp oan, sai, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Sắp xếp lại hệ thống Tòa án nhân dân, phân định hợp lý thẩm quyền của Tòa án các cấp. Tăng cường đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cả về số lượng lẫn chất lượng. Tổ chức lại cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án theo hướng gọn đầu mối [22, tr. 72]. Qua nghiên cứu các văn kiện nói trên, có thể rút ra một số quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cần quán triệt trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình như sau:

Thứ nhất, thi hành hình phạt tử hình phải thực hiện đúng đường lối,

chủ trương của Đảng, bám sát và phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng phải ln bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn của cách mạng. Trước mắt, cần thực hiện tốt chủ trương của Đảng về thi hành hình phạt tử hình được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-02-2002 của Bộ Chính trị về một số

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về công tác thi hành án, cần sớm xây dựng, hồn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan thi hành án, bảo đảm các quyết định, bản án của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được tơn trọng và thi hành nghiêm chỉnh. Xây dựng Đề án thay đổi việc tổ chức thi hành hình phạt tử hình và nghiên cứu hạn chế án tử hình trong Bộ luật hình sự. Thực hiện chủ trương trên, cần tổng kết, đánh giá việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình, rút ra những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân của những nhược điểm đó, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Việc thi hành hình phạt tử hình phải phục vụ các yêu cầu chính trị, đối ngoại, vừa có tác dụng răn đe, giáo dục những người dễ bước vào con đường phạm tội, vừa bảo đảm không để kẻ địch lợi dụng vu cáo ta vi phạm nhân quyền.

Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp

luật tố tụng hình sự về thi hành án hình sự cần đặt trong tổng thể đổi mới công tác thi hành án nói chung, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, cải cách bộ máy nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình là nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, xã hội và mọi công dân, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an tồn xã hội, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Đổi mới thi hành án nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng, hiện đang được Đảng và Nhà nước coi là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp. Kết quả của toàn bộ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, có được thực hiện trên thực tế hay không phụ thuộc vào hiệu quả thi hành án hình sự, trong đó có thi hành

đang đặt ra những đòi hỏi mà một trong số đó là tơn trọng sự tối thượng của pháp luật, tôn trọng và bảo đảm các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền được sống. Đây cũng là những yêu cầu được đặt ra đối với thi hành hình phạt tử hình, khi một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thi hành án phụ thuộc vào ý thức chấp hành, tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình do pháp luật tố tụng hình sự quy định của các cơ quan có thẩm quyền, của các cơ quan, tổ chức và cơng dân; thi hành hình phạt tử hình cũng phải được thực hiện cơng bằng, bình đẳng, dân chủ, khơng phân biệt người bị kết án là ai.

Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật

tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình phải bảo đảm để các bản án, quyết định hình sự của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi trên thực tế.

Bảo đảm để các bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế là mục đích tối thượng của thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Việc thực hiện mục đích này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đó là cơ chế quản lý, tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình, sự quan tâm của chính quyền các cấp, tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của người bị kết án, các điều kiện kinh tế, xã hội... Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành hình phạt tử hình phải được tổ chức đủ mạnh, được quan tâm, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để họ thực hiện thi hành án có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 75 - 78)