Nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở thành phố thanh hóa (Trang 78 - 82)

đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Thanh Hóa

Từ kết quả nghiên cứu về hoạt động của VPĐK thành phố Thanh Hóa cho thấy hiệu quả hoạt động của VPĐK còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau:

2.5.1. Khó khăn về công tác cán bộ của Văn phòng đăng ký

Tổng số cán bộ nhân viên văn phòng đăng ký (tính đến ngày 30/6/2014) là 48 người, trong đó công chức là 04 người, viên chức (hợp đồng dài hạn) là 26 người, còn lại 18 người vẫn đang là hợp đồng ngắn hạn.

Với khối lượng công việc lớn, xử lý hồ sơ về đất đai có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội mà số lượng cán bộ được biên chế còn quá ít, chủ yếu là hợp đồng lao động thời vụ, hiện tại số lượng cán bộ viên chức trong biên chế định biên là 04 người và 26 cán bộ hợp đồng dài hạn, còn lại 18 người vẫn là hợp đồng ngắn hạn (ký hợp đồng năm một), mà việc tuyển dụng lao động không đúng chuyên môn nên chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Vì vậy thực chất chỉ có 03 đồng chí trực tiếp thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận và thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại 37 phường, xã. Mặt khác, trong công tác tuyển dụng cán bộ vào làm việc tại Văn phòng đăng ký của Văn phòng đăng ký là hoàn toàn thụ động do cơ chế tuyển dụng của Lãnh đạo cấp trên nên đã không tuyển dụng được những người đúng chuyên môn, có trình độ và làm được việc. Sau khi thành phố Thanh Hóa được sáp nhập thêm 19 phường, xã của các huyện lân cận (năm 2012) địa giới hành chính của thành phố được mở rộng lên thành 37 phường, xã với diện tích tự nhiên tăng 2/3 so với diện tích thành phố trước đây. Khối lượng công việc tăng, đòi hỏi việc bổ sung lãnh đạo và cán bộ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố để đáp ứng nhiệm vụ.

2.5.2. Khó khăn về cơ sở vật chất

Khó khăn nhất hiện nay là điều kiện phòng làm việc của VPĐK còn quá chật hẹp, các phòng làm việc không được bố trí gần nhau, ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Phòng lưu trữ hồ có hai phòng thì hiện nay đã đầy trong khi số lượng hồ sơ lưu trữ quá lớn nên hồ sơ lưu phải để cả ở phòng làm việc chiếm diện tích làm việc của cán bộ, bên cạnh đó gây ra tình trạng mất hồ sơ trong quá trình lưu trữ.

Mặt khác, các máy in ấn, phô tô còn hạn chế, sử dụng đã lâu nên không đáp ứng được nhu cầu công việc cũng rất cần đầu tư hiện đại hóa.

Việc thực hiện nhiệm vụ trích đo, trích lục, hiện tại VPĐK QSD đất mới chỉ có 02 máy toàn đạc điện tử phục vụ công tác trích đo, trích lục, trong khi nhu cầu của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong lĩnh vực này rất lớn nên không đảm bảo được tiến độ cần thiết.

2.5.3. Tồn tại trong việc xác nhận hồ sơ của một số phường, xã

Do tính chất công việc hết sức phức tạp, nhạy cảm, trình độ chuyên môn, tin học của cán bộ địa chính một số đơn vị phường, xã còn hạn chế, nhất là các phường, xã mới được sáp nhập không chịu cập nhật các chính sách, văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước nên cán bộ địa chính nhiều phường, xã chưa có thái độ và làm hết trách nhiệm trong việc xác nhận hồ sơ của công dân. Lập hồ sơ qua loa, đối phó với cấp trên dẫn đến hồ sơ khi chuyển lên cơ quan chuyên môn cấp trên thường bị trả đi trả lại nhiều lần làm mất thời gian, gây bức xúc cho nhân dân.

2.5.4. Chính sách pháp luật còn nhiều bất cập, việc thực thi chính sách pháp luật chưa triệt để sách pháp luật chưa triệt để

Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, sau khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, ban hành Luật Đất đai năm 1988 và thay đổi bằng Luật Đất đai năm 1993, sau đó được thay thế bằng Luật Đất đai

năm 2003 và hiện nay là Luật Đất đai năm 2013. Theo thống kê tính đến thời điểm hiện tại có tới hơn 400 văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi qua các thời kỳ, cơ quan chuyên môn cấp trên triển khai đến cơ quan cấp dưới và đến người dân để hoàn chỉnh hồ sơ tại thời điểm mất một khoảng thời gian khá dài do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Khi làm xong thì đã có nhiều văn bản áp dụng không còn phù hợp nữa.

Nhiều nội dung có tính nhạy cảm lại chưa được quy chuẩn thành văn bản quy phạm pháp luật như: giao đất trái thẩm quyền mà phiếu thu, hóa đơn chứng từ không có hoặc có thì không ghi cụ thể, chính xác mục đích là cấp đất mà là mục đích khác.

Hiện tại Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa ban hành quyết định thay thế cho Quyết định số 2012/QĐ –UBND ngày 30 tháng 06 năm 2009 cho phù hợp với Nghị định 88/2009/CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính Phủ và Thông tư số 16/2011/TT- BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 20/05/2011, thông tư Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan dến thủ hành chính về lĩnh vực đất đai.

Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách trọn vẹn. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung cấp thông tin.

2.5.5. Đối tượng giải quyết

Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cách hành chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về pháp Luật Đất đai người dân không đều, một số khâu trong thủ tục chủ sử dụng đất còn chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp Luật Đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa thường xuyên. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp Luật Đất đai về tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm một cửa liên thông phải hướng dẫn bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ THANH HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở thành phố thanh hóa (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)