Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác đăng ký đất đai và cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở thành phố thanh hóa (Trang 34 - 38)

chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Thanh Hóa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa cách Hà Nội khoảng 154km về phía Nam, có tọa độ địa lý 105045’00’’kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’ vĩ độ Bắc. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:

- Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa, - Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương,

- Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn, - Phía Tây giáp huyện Đông Sơn.

Là cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Vị trí địa lý có lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Thanh Hóa mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một trong những cực phát triển phía Nam vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho thành phố Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới: Đó là thể hiện vai trò đầu tàu thúc đẩy, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, tránh tụt hậu so với cả nước.

Thành phố Thanh Hóa nằm gọn trong khu vực đồng bằng với địa hình khá bằng phẳng có hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông, độ cao trung bình từ

5 - 10 m so với mực nước biển, thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải cũng như các hoạt động thương mại,…

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan thành phố Thanh Hóa cũng được chú trọng thông qua việc quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới, các công trình văn hóa phúc lợi công cộng… làm cho cảnh quan Thành phố ngày càng đẹp hơn. Tuy nhiên, cảnh quan Thành phố cũng còn nhiều bất cập, đòi hỏi được đầu tư, cải tạo.

Việc quản lý, bảo vệ môi trường ngày càng được tăng cường. Cùng với sự đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều dự án về chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường được triển khai, góp phần quan trọng kiềm chế tốc độ gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường, khắc phục môi tình trạng môi trường vẫn còn nhiều bất cập do các chất thải, nhất là rác thải và nước thải đô thị chưa được xử lý triệt để.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Nền kinh tế thành phố trong những năm gần đây có sự phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và giảm tỷ trọng dịch vụ, Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

Thời kỳ từ năm 2007 đến ngày 30/06/2014, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,5%/năm, tăng 3,95% so với thời kỳ 2002 - 2007. Các ngành thương mại, dịch vụ vận tải, bưu chính, nhà hàng,… là các ngành chủ yếu đóng góp vào tang trưởng của khu vực dịch vụ. Chỉ tính riêng năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15%; GDP bình quân đầu người 3.930 USD; giá trị kim ngạch xuất khẩu 504 triệu USD; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 12.665 tỷ đồng; thu ngân sách Nhà nước 1.436 tỷ đồng... Hiện tại thành phố Thanh Hóa là đô thị có các chỉ số kinh tế tốt nhất trong 6 đô thị tỉnh lỵ Vùng Bắc Trung bộ.

2.1.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo thống kê năm 2013, dân số thành phố là 406.550 người,

Thành phố Thanh Hóa có cơ cấu dân số tương đối trẻ 57% dân số trong độ tuổi lao động. Trình độ dân trí tương đối cao, hầu hết được phổ cập PTCS (cấp II). Đặc biệt dân số có trình độ học vấn từ PTTH (cấp III) trở lên của thành phố Thanh Hóa nói riêng, của tỉnh Thanh Hóa nói chung đều cao hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước.

2.1.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Thành phố Thanh Hóa có quốc lộ 1A đi qua và nằm trên tuyến đường sắt xuyên việt, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố giao lưu thông thương với các huyện, tỉnh, với các tỉnh trong cả nước và với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó còn có một số tuyến quốc lộ chạy qua thành phố như QL47, QL45.

Các tuyến đường sông chủ yếu: Sông Mã, sông Thống Nhất, sông Hạc, kênh Vinh, kênh nhà Lê…

Thành phố có tuyền đường sắt Bắc Nam chạy qua, ga đường sắt Thanh Hóa có diện tích 46.500m2

với năng lực thông qua là 300 lượt khách/ngày đêm, năng lực bốc dỡ vẩn chuyển 500 tấn hàng hóa/ngày đêm.

- Giáo dục: Thành phố Thanh Hoá luôn dẫn đầu cả tỉnh về chất lượng giáo dục và quy mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ nét; hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích đầu tư phát triển; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 70%; cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố; đến nay đã có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 38,7%. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; các phường xã có trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.

- Cơ sở y tế: UBND thành phố Thanh hoá đã tạo điều kiện để việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày một tốt hơn; nhiều bệnh viện, phòng khám tư được thành lập, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình được quan tâm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì dưới 0,7%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2012 còn 14,5% giảm 3% so với năm 2007.

2.1.4. Chính sách pháp luật của Nhà nước

Quản lý Nhà nước nói chung cũng như quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng đều phải dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật. Chính sách pháp luật triệt để, rõ ràng, thống nhất sẽ giúp cho việc đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh thủ tục rườm rà. Ngược lại, chính sách pháp luật chồng chéo, không cụ thể, rõ ràng sẽ gây ra khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, có thể dẫn đến tùy tiện trọng việc vận dụng các quy định của luận, dẫn tới tình trạng phiền hà, sách nhiễu trong quá trình thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong những năm qua, pháp luật về đất đai luôn được Nhà nước quan tâm, điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển của đất nước; kết quả tổng kết gần 10 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2003 đã chỉ ra những tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật về đất đai cần phải được kịp thời điều chỉnh. Mặt khác, để thể chế hóa những quan Điểm, chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Ngày 09 tháng 12 năm 2013, Luật Đất đai năm 2013 đã được Chủ ti ̣ch nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh công bố . Luâ ̣t có hi ệu lực thi hành kể từ ngày 01

Ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận còn phải kể đến các yếu tố về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác lập hồ sơ địa chính, kiểm kê, đo đạc bản đồ; trình độ, năng lực của cán bộ chuyên môn thực hiện việc cấp giấy chứng nhận; công tác quản lý nhà nước về đất đai của cấp dưới, sự hiểu biết của nhân dân đối với công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở thành phố thanh hóa (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)