bị xâm hại quyền trong tố tụng hình sự, vì thế cần phải được bảo vệ đặc biệt. Nhiều quyền của người bị hại, người làm chứng là riêng biệt, chỉ áp dụng với hai nhóm đối tượng này. Bởi người bị hại, người làm chứng là những đối tượng dễ bị tổn thương, bên cạnh các thiết chế pháp lý của nhà nước, việc huy động các thiết chế xã hội, như hoạt động của các tổ chức xã hội về nhân quyền, trong việc bảo vệ nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng.
1.5. Các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền của ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng làm chứng
1.5.1. Bảo đảm về chính trị
Quyền của người bị hại, người làm chứng tất yếu phát sinh nghĩa vụ của chủ thể có liên quan, mà trước hết là các cơ quan tiến hành tố tụng – là các cơ quan quan trọng của nhà nước, chuyên trách giữ gìn trật tự an ninh của quốc gia. Ở nhiều quốc gia, các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền lực rất lớn, việc giám sát, kiểm soát quyền lực của các cơ quan này rất khó khăn. Vì vậy, để bảo đảm các quyền của người bị hại, người làm chứng, các quốc gia phải có quyết tâm chính trị cao, thể hiện ở việc có những chính sách vĩ mô kiên quyết, toàn diện, hiệu quả về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền nói chung, về bảo vệ các quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn xác định việc bảo đảm quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, tư duy và nhận thức chính trị về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ngày càng củng cố đã tạo tiền đề cho việc khắc phục quan niệm bó hẹp trước đây về nội dung quyền con người cũng như phương thức đảm bảo quyền con người. Đảng đã ban hành Nghị quyết số 49 năm 2005 quy định một cách toàn diện về cải cách tư pháp, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, bảo đảm các quyền con người trong tố tụng hình sự.
nói chung, về quyền con người trong tố tụng hình sự nói riêng, sẽ góp phần bảo đảm cho người bị hại, người làm chứng được thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quyền chính đáng của họ trong các vụ án hình sự. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, các nhánh quyền lực trong Bộ máy Nhà nước hoạt động trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước nỗ lực xây dựng và kiện toàn các thiết chế đảm bảo quyền con người trên thực tế. Hệ thống các cơ quan nhà nước được xây dựng bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của con người, quyền công dân trong đó bao gồm các quyền tố tụng của cá nhân công dân. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bị hại, người làm chứng thụ hưởng quyền. Quyền của người bị hại, người làm chứng được thông tin và tham gia đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách, phản biện xã hội, đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng pháp luật ngày càng được tôn trọng và bảo đảm tốt hơn…
1.5.2. Bảo đảm về pháp lý
Trong toàn bộ những bảo đảm về quyền của người bị hại, người làm chứng, bảo đảm về pháp lý là quan trọng nhất. Đó là bởi các quyền của những đối tượng này gắn liền với những hành vi phạm tội, nên cần phải được quy định bằng pháp luật một cách chi tiết, cụ thể, và phải có những cơ chế, biện pháp pháp lý đi kèm thì mới có thể buộc các chủ thể liên quan phải tôn trọng, thực hiện.
Ở Việt Nam, chế định quyền con người được hình thành từ Hiến pháp 1946, được hoàn thiện liên tục qua các bản Hiến pháp về sau, và đặc biệt là được củng cố, đổi mới trong Hiến pháp 2013. Từ Đổi mới (năm 1986) đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành, sửa đổi hàng chục ngàn văn bản pháp luật, trong đó có những văn bản trực tiếp ghi nhận các quyền cơ bản của con người, quyền của người bị hại, người làm chứng như Bộ luật TTHS. Hệ thống
pháp luật Việt Nam đã thể hiện sự tương thích ở mức độ cao với các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người bằng việc khẳng định tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người. Dù vậy, để bảo đảm hiệu quả các quyền của người bị hại, người làm chứng, vẫn cần rà soát, củng cố, bổ sung các quy định hiện hành có liên quan ở nước ta.
1.5.3. Bảo đảm về văn hóa
Văn hoá là yếu tố tác động trực tiếp đến việc bảo đảm thực thi các quyền con người, trong đó có các quyền của người bị hại, người làm chứng. Trong tố tụng hình sự, thái độ của xã hội, của cộng đồng và của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với người bị hại, người làm chứng có ý nghĩa rất lớn với việc bảo đảm quyền của các nhóm này.
Theo cách tiếp cận trên, việc nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức về quyền của các chủ thể có liên quan cần phải được tính đến trong quá trình bảo đảm các quyền của người bị hại, người làm chứng. Xuất phát từ yếu tố văn hóa như vậy, cần chú trọng đến cách tiếp cận dựa trên quyền trong quá trình làm chính sách về tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội trong việc thực hiện và bảo đảm quyền của người bị hại, người làm chứng cần được tính đến, kết hợp trách nhiệm của nhà nước với việc xã hội hóa các phương thức thực hiện quyền của người bị hại, người làm chứng, bởi đây cũng là những yếu tố gắn với đặc thù văn hoá Việt Nam.
1.5.4. Bảo đảm về kinh tế
Thuộc nhóm quyền dân sự, các quyền của người bị hại, người làm chứng đặt ra nghĩa vụ với các quốc gia phải bảo đảm thực thi ngay, không được viện dẫn lý do hạn chế về nguồn lực để trì hoãn.
Mặc dù vậy, việc thực thi các quyền này, giống như với tất cả các quyền con người nói chung, ít hoặc nhiều, vẫn cần đến nguồn lực vật chất để bảo đảm. Đối với các quốc gia, đây là một trong những nghĩa vụ (nghĩa vụ
thực hiện) về quyền, vì vậy nên hầu hết đều cam kết và thực tế là danh ngân sách cho việc thực hiện quyền này.
Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, phải đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề vật chất để thực hiện và bảo đảm quyền con người nói chung, trong đó có các quyền dân sự, chính trị và quyền trong tố tụng hình sự. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, khoa học công nghệ, củng cố cơ sở hạ tầng và các điều kiện để có thể đáp ứng nhu cầu thực hiện các quyền của người bị hại, người làm chứng. Việc bảo đảm thực thi các quyền của người bị hại, người làm chứng trong thực tế không đòi hỏi những điều kiện vật chất lớn, vì vậy chắc chắn không gây khó khăn cho nhà nước cả hiện tại và lâu dài.
Kết luận Chƣơng 1
Người bị hại và người làm chứng là những người thuộc nhóm dễ bị tổn thương, vậy nên việc bảo vệ quyền của những người này là một yêu cầu tất yếu. Các quyền của người làm chứng và người bị hại có đầy đủ các đặc trưng của quyền con người nói chung và quyền của người tham gia tố tụng nói riêng là tính phổ biến, tính đặc thù, tính không thẻ tước đoạt, tính không thể phân chia và tính liên quan và liên hệ lẫn nhau. Để có sự bảo vệ và thúc đẩy quyền một cách toàn diện các thể chế phải có những đảm bảo để thực thi quyền một cách tối ưu nhất bao gốm những đảm bảo về chính trị, về pháp lý về văn hóa và về kinh tế.
Mỗi quốc gia có tập quán pháp luật khác nhau nên việc bảo vệ quyền của người bị hại và người làm chứng ở mỗi đất nước có khác biệt, tuy nhiên, có những nguyên tắc chung mà các quốc gia phải tuân thủ. Việc nghiên cứu các quy định về quyền của người bị hại và người làm chứng trong pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự Việt Nam trong chương sau sẽ góp phần hoàn thiện hơn pháp luật hình sự nói riêng cũng như hệ thống pháp luật liên quan của nhà nước ta về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người làm chứng và người bị hại.
Chương 2
QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN CỦA NGƢỜI BỊ HẠI VÀ NGƢỜI