Các giải pháp chung thúc đẩy quyền của người bị hại và ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị hại và người làm chứng trong luật nhân quyền quốc tế và luật hình sự việt nam (Trang 89 - 102)

3.2. Các giải pháp thúc đẩy quyền của ngƣời bị hại và ngƣời làm

3.2.3. Các giải pháp chung thúc đẩy quyền của người bị hại và ngườ

làm chứng

Từ kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy sự chuyên trách là một hình thức thực thi hiệu quả những cam kết bảo vệ, tôn trọng quyền con người, do đó có thể đề xuất hai giải pháp chung, mang tính chất chuyên trách và toàn diện để thúc đẩy quyền của cả người bị hại và người làm chứng ở nước ta hiện nay, đó là xây dựng một đạo luật riêng là Luật Bảo vệ và trợ giúp người bị hại và người làm chứng và sửa đổi Luật trợ giúp pháp lý.

3.2.3.1. Xây dựng Luật Bảo vệ và trợ giúp người bị hại và người làm chứng

Luật này có thể bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

Chƣơng 1. Phần những quy định chung

- Đưa ra các khái niệm:

+ Người làm chứng; người bị hại; người đại diện hợp pháp của người bị hại; người đại diện hợp pháp của người làm chứng là trẻ em; người thân, người phụ thuộc vào người làm chứng hoặc người bị hại.

+ Bảo vệ người làm chứng, người bị hại + Hỗ trợ người bị hại, người làm chứng

+ Cơ quan chuyên trách thực thi chương trình bảo vệ người làm chứng, người bị hại trong các trường hợp đặc biệt.

+ Trung tâm bảo vệ và hỗ trợ người bị hại, người làm chứng. + Bồi thường (hỗ trợ) người bị hại từ nhà nước.

- Quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

+ Quy định phạm vi điều chỉnh đối với việc người làm chứng trong trường hợp yêu cầu được tham gia cơ quan bảo vệ người làm chứng; người làm chứng người bị hại được hưởng trợ giúp;

+ Đối tượng áp dụng: người làm chứng; người bị hại; người thân, người phụ thuộc của các hai nhóm người này.

Chƣơng 2. Các quyền và nghĩa vụ của ngƣời bị hại và ngƣời làm chứng trong tố tụng hình sự

Trong chương này là tập hợp hệ thống chi tiết các quyền và nghĩa vụ của người làm chứng và người bị hại để mọi người dân đều dễ dang tiếp cận và nắm rõ nội dung quyền. Việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ thúc đẩy quyền con người nói chung quyền của người bị hại và người làm chứng nói riêng và đóng góp tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới của đất nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó chương này cũng quy định các quyền liên quan đến việc được hưởng các thủ tục tố tụng của người bị hại và người làm chứng chưa thành niên. Quy định này cần thiết để bù đắp các thiếu sót trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam khi đưa ra các quy định khá chặt chẽ về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng lại xem nhẹ các thủ tục tố tụng đối với người bị hại và người làm chứng chưa thành niên. Cần phải có những quy định cụ thể chi tiết để người bị hại và người làm chứng chưa thành niên thực thi quyền của mình một cách đầy đủ nhất.

Chƣơng 3. Chƣơng trình bảo vệ ngƣời làm chứng và ngƣời bị hại trong tố tụng hình sự

- Các trường hợp người làm chứng người bị hại, người thân và người phụ thuộc của nhóm người này được đăng ký tham gia chương trình;

- Trình tự thủ tục để được chấp nhận vào chương trình; - Quyền và nghĩa vụ của người được tham gia chương trình; - Phạm vi và các hình thức bảo vệ;

- Chương trình bảo vệ được chấm dứt;

- Chương trình bảo vệ có thể gia hạn thời gian tham gia chương trình; - Cơ quan thực hiện chương trình; sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan;

- Bộ máy hoạt động của chương trình, cơ quan giám sát chương trình; - Kinh phí hoạt động của chương trình;

Chƣơng 4. Trung tâm trợ giúp nhà nƣớc

Hiện nay do chế định trung tâm trợ giúp pháp lý chỉ cho phép Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự mà không hề đề cập đến quyền được trợ giúp pháp lý của người làm chứng mặc dù trong một số trường hợp họ cũng cần đến sự trợ giúp của nhà nước mà các cơ quan tiến hành tố tụng vì một số lý do không thể cung cấp.

Kiến nghị cải cách lại trung tâm trợ giúp pháp lý để thêm chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ người bị hại và người làm chứng, người nghiên cứu sẽ đề xuất chi tiết tại mục kiến nghị riêng dưới đây.

Chƣơng 5. Trách nhiệm của nhà nƣớc và sự phối hợp của các cơ quan liên quan

Chương này quy định trách nhiệm rạch ròi những nhiệm vụ của từng cơ quan liên quan và sự phối hợp của các cơ quan này trong việc thực hien chương trình bảo vệ người làm chứng, người bị hại cũng như sự phối kết hợp của các cơ quan trong việc hỗ trợ người làm chứng.

Chƣơng 6. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp Chƣơng 7: Điều khoản thi hành.

3.2.3.2. Sửa đổi, bổ sung Luật trợ giúp pháp lý

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã được xây dựng thành một hệ thống trên cả nước, với mục đích cung cấp những dịch vụ pháp lý cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Hệ thống trung tâm này thể hiện tinh thần nhân văn và nhân đạo của Đảng và nhà nước ta trong tố tụng hình sự. Các trung tâm này hoạt động trong khuôn khổ của Luật trợ giúp pháp lý.

Thực tế cho thấy, trong các loại án được giải quyết hàng năm, án hình sự luôn chiếm một tỷ lệ lớn, và tác động của nó gây ra đối với đời sống xã hội là không nhỏ. Tuy nhiên, theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, các trợ giúp viên tham gia hoạt động tố tụng hình sự chỉ bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Luật trợ giúp pháp lý không quy định trợ giúp cho người làm chứng trong vụ án hình sự, - đối tượng mà tuy không có lợi ích gì trong vụ án hình sự nhưng lại phải mang nhiều nghĩa vụ, thậm chí phải chịu trừng phạt từ cơ quan nhà nước nếu không thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực, bên cạnh việc phải chịu sức ép từ những người có quyền lợi trái ngược trong vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh đất nước ta hiện nay, với bộ máy hành chính còn cồng kềnh, chồng chéo, có thể thấy rõ sự cần thiết phải có một cơ quan hay tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ, bảo vệ những người bị hại, người làm chứng trong vụ án hình sự (mặc dù không cần thiết phải thành lập một cơ quan riêng). Các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại các tỉnh và thành phố trên cả nước đã được đưa vào hoạt động gần chục năm nay sau khi ban hành Luật trợ giúp pháp lý và đang hoạt động khá hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước nên sửa đổi bổ sung Luật trợ giúp pháp lý nhằm xây dựng trung tâm này không chỉ là cơ quan trợ giúp pháp lý cho các đối tượng đặc biệt mà còn cung cấp những dịch vụ nhằm hỗ trợ các đối tượng khác như người bị hại và người làm chứng trong các vụ án hình sự. Cụ thể, nên:

- Đổi tên Luật trợ giúp pháp lý thành Luật trợ giúp nhà nước và bổ sung mở rộng phạm vi những người được hưởng trợ giúp từ nhà nước không những chỉ bao gồm người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số thường

trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà còn bao gồm cả người bị hại, người làm chứng trong các vụ án hình sự. Tương ứng, cần thay đổi tên gọi Trợ giúp viên pháp lý thành Trợ giúp viên nhà nước.

- Bổ sung những người tham gia trợ giúp nhà nước. Đội ngũ những người tham gia trợ giúp nhà nước nên bao gồm trợ giúp viên nhà nước và người tham gia trợ giúp nhà nước là các Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp nước; Luật sư; Tư vấn viên pháp luật, không chỉ trong lĩnh vực pháp lý mà còn là tâm lý, làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật, các cơ sở y tế.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về tham gia tố tụng của Trợ giúp viên nhà nước, luật sư không chỉ trợ giúp tham gia tố tụng

- Mở rộng các hình thức trợ giúp không chỉ bó hẹp trong việc tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, cung cấp nơi cư trú tạm thời, các dịch vụ tư vấn hỗ trợ về tâm lý và y tế đặc biệt cho phụ nữ, trẻ em trong các vụ án liên quan đến tình dục, hoặc cung cấp nơi cư trú tạm thời cho người làm chứng trong các vụ án hình sự để tránh khỏi sự làm phiền không đáng có khi họ chưa có đủ căn cứ để được chấp nhận tham gia vào chương trình bảo vệ người làm chứng.

KẾT LUẬN

Quyền của người bị hại, người làm chứng là những nhu cầu tự nhiên và vốn có của những chủ thể này khi tham gia quan hệ tố tụng hình sự. Các quyền này có tính phổ biến, tuy nhiên, nhận thức, bảo đảm, và thực hiện quyền của người bị hại, người làm chứng lại chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: năng lực của bộ máy cơ quan tư pháp, trình độ văn hóa, điều kiện môi trường sống, điều kiện văn hóa, chính trị của chính những đối tượng này.

Quyền của người bị hại, người làm chứng là một trong những quyền con người thuộc nhóm quyền dân sự mà đã được được sự đồng thuận cao trong cộng đồng quốc tế. Bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền của người bị hại, người làm chứng trước hết là trách nhiệm của nhà nước. Song mọi tổ chức cá nhân trong xã hội đều phải có trách nhiệm bảo đảm và bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng. Trong số các chủ thể đó, các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hàng đầu.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin người làm chứng và người bị hại cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm và giải quyết đúng đắn, triệt để vụ án hình sự. Với nghĩa vụ công dân, những người làm chứng, người bị hại đã tích cực phối hợp với cơ quan tố tụng làm rõ tội phạm và người phạm tội, áp dụng các hình thức xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, trong nhiều vụ án hình sự, người làm chứng, người bị hại tỏ ra e ngại, bất hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền trong các khâu phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. Lý do của tình trạng trên không chỉ do chủ quan của người làm chứng, người bị hại, mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý hiện hành về bảo vệ quyền của người làm chứng, người bị hại nên họ có tâm lý e ngại cố tình lảng tránh.

Trong thời gian qua, pháp luật hình sự của nước ta đã thể hiện tinh thần tiến bộ là nâng cao quyền con người của người làm chứng và người bị hại trong các vụ án hình sự, tuy nhiên việc thực thi đầy đủ các quyền này còn nhiều trở ngại và khó khăn. Nguyên nhân chính là do chưa có sự đồng bộ trong việc quy định và thực thi quyền cũng như sự chủ quan của những người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự dẫn đến sự xem nhẹ việc thực hành quyền con người của người bị hại và người làm chứng.

Cùng với quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế, cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền, yêu cầu bảo đảm và bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng ngày càng cấp thiết ở nước ta. Mặc dù ở Việt Nam, quyền của người bị hại, người làm chứng không được hiến định cụ thể nhưng được luật định rõ ràng trong BLTTHS. Trên thực tế quyền của người bị hại, người làm chứng đã được bảo vệ bằng hệ thống các văn bản khác nhau cũng các thiết chế cả của nhà nước và xã hội. Thực tiễn công tác bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng ở Việt Nam thời gian qua đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên những bất cập, hạn chế trong vấn đề này còn nhiều. Những bất cập đó xuất phát từ việc chưa hoàn thiện của các quy định pháp luật, sự thiếu phối hợp, thiếu thống nhất trong hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cũng như sự hạn chế về nhận thức của người bị hại, người làm chứng chưa hiểu rỏ hết các quyền của mình.

Luận văn đã nêu ra một số quan điểm, giải pháp thúc các quyền của người bị hại, người làm chứng ở nước ta theo hướng khắc phục các hạn chế, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động công tác bảo đảm, bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng trên thực tiễn. Để công tác bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng phát huy hiệu quả tốt nhất cần phải phối hợp đồng bộ nhiều nhóm giải pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện pháp luật và xây dựng cơ chế bảo đảm thực thi.

Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa như hiện nay, để bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền của người bị hại, người làm chứng, Việt Nam cũng cần phải tiến hành hợp tác quốc tế với các cơ quan tổ chức nước ngoài nhằm chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng nâng cao nâng cao nghiệp vụ… có liên quan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Đinh Tuấn Anh (2008), “Một số vấn đề bảo vệ người làm chứng” Tạp chí kiểm sát, (7).

2. Bộ Công an (2004), Thông tư số 09/2004/TT-BCA(V19) ngày 16/6/2004 hướng dẫn áp dụng một số biện pháp bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án về ma túy, Hà Nội.

3. Bộ Công an (2006), Quyết định số 810/2006/QĐ-BCA-C11 ngày 04 tháng 7 năm 2006 ban hành quy trình bảo vệ phiên tòa, áp giải bị cáo, dẫn giải người làm chứng ra tòa và quy trình thi hành án tử hình, Hà Nội.

4. Bộ Công an (2008), Quyết định số 1502/2008/QĐ-BCA ngày 10 tháng 09 năm 2008 ban hành quy trình bắt, áp giải bị can, bị cáo, người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, Hà Nội.

5. Bộ Công an (2009), Hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội

6. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

7. Lê Cảm, Nguyễn Ngọc Chí, Trịnh Quốc Toản (đồng chủ trì) (2005), Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Lê Cảm (1990), "Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự - Một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị hại và người làm chứng trong luật nhân quyền quốc tế và luật hình sự việt nam (Trang 89 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)