và ngƣời làm chứng trong vụ án hình sự ở nƣớc ta hiện nay
3.1.1. Thúc đẩy quyền của người bị hại và người làm chứng cần dựa trên phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trên phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người
Tại Việt Nam phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người là khái niệm quen thuộc đối với những người có quan tâm đến nhân quyền. Phương pháp này được sử dụng trong nhiều chương trình hành động của Liên hợp quốc cũng như các dự án quỹ hỗ trợ về phát triển và bảo vệ quyền đối với các đối tượng dễ bị tổn thương tại các nước đang phát triển. Tuy nhiên, khái niệm tiếp cận dựa trên quyền còn tương đối mới mẻ đối với mọi chủ thể ở nước ta, bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng. Cùng hướng tới đạt được những mục tiêu giống nhau nhưng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người khác biệt ở chỗ không chỉ quan tâm tới việc đạt được mục tiêu mà còn quan tâm thích đáng tới quy trình, cách thức được lựa chọn để đạt được những mục tiêu đó.
Quyền con người là một trụ cột chính của Liên Hợp Quốc cùng bất kể những gì mà tổ chức này lựa chọn để làm và mỗi giai đoạn trong quá trình hoạt động của Liên Hợp Quốc đều phải dựa trên những chuẩn mực và nguyên tắc về quyền con người. Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người ngày nay đã trở thành chuẩn mực để các quốc gia có những hành xử dựa trên cương lĩnh cơ bản về quyền con người này; do đó không có lý do gì để không phổ biến rộng rãi phương pháp tiếp cận dựa trên quyền đối với những
người thực thi pháp luật nói chung và những người tiến hành tố tụng trong các vụ án hình sự nói riêng để thay đổi tư duy, thói quen làm việc để đi đến hạn chế tối đa các hành vi vi phạm quyền con người của người bị hại, người làm chứng nói riêng, và tiến tới bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự một cách tối ưu nhất.
Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền cho phép xác định một cách chính xác, rõ ràng, cụ thể chủ thể của quyền (ai là người có quyền); nội dung quyền (những quyền gì quyền gì?); thủ tục quyền (trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện quyền); chủ thể của nghĩa vụ (ai có trách nhiệm/ nghĩa vụ thực thi quyền?); và cơ chế bảo đảm quyền. Đây là điều mà có thể giúp rà soát các khoảng trống trong khuôn khổ pháp luật hiện hành ở Việt Nam về quyền của hai nhóm nêu trên.
Về việc xác định chủ thể của quyền (rights holder), từ trước tới nay, trong Luật tố tụng Hình sự Việt Nam, theo cách thông thường, vấn đề quyền của người bị hại và người làm chứng vẫn chỉ nằm trong khuôn khổ định nghĩa mang tính khái quát, có giá trị phổ biến và mang tính nội dung trừu tượng. Nhưng với cách tiếp cận dựa trên quyền, phải trả lời được câu hỏi: người có quyền là ai? Người đó được công nhận như thế nào? Trình tự, thủ tục, cách thức xác định/ công nhận người họ? Ai có trách nhiệm/ nghĩa vụ/ quyền xác định cho những người có quyền? Cách tiếp cận dựa trên quyền chú trọng đến con người cá nhân cụ thể, chú trọng đến tính chi tiết, áp dụng từng trường hợp. Vậy nên việc đòi hỏi phải có cải cách sâu rộng trong bộ máy pháp luật của nước ta, từ tư duy luật pháp, tư duy áp dụng luật đến sửa đổi các bộ luật, luật hiện hành cho phù hợp với sự vận động và phát triển của pháp luật thế giới nói chung và luật nhân quyền nói riêng. Nói cách khác, phương pháp này giúp đảm bảo là người có quyền (người bị hại và người làm chứng) sẽ được hiểu biết về quyền, có khả năng đòi hỏi quyền, còn người có nghĩa vụ (cơ
quan và người thự thi tố tụng hình sự) phải ý thức về nghĩa vụ và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ liên quan.
3.1.2. Thúc đẩy quyền của người bị hại và người làm chứng cần dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan trên các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan
Như đã đề cập ở chương II, mặc dù không có điều ước quốc tế nào riêng về quyền của người bị hại và người làm chứng, song trong luật quốc tế đã hình thành những nguyên tắc, tiêu chuẩn khá cụ thể, rõ ràng về quyền của hai nhóm này. Các nguyên tắc, tiêu chuẩn đó hiện được các quốc gia trên thế giới tự nguyện tuân thủ, vì đó là những giá trị hợp lý, tiến bộ, được đúc rút từ thực tiễn bảo vệ nhân quyền trong tố tụng hình sự ở trên toàn thế giới.
Là một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam có nghĩa vụ thực thi, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, bao gồm cả các tiêu chuẩn nêu trên. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Nhà nước càng cần quan tâm đến việc tuân thủ và làm hài hoà pháp luật quốc gia với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền, trong đó có các tiêu chuẩn về quyền của người bị hại và người làm chứng trong tố tụng hình sự.
3.1.3. Cần hoàn thiện pháp luật về quyền của người bị hại và người làm chứng, bảo đảm tính toàn diện, thống nhất của hệ thống pháp luật làm chứng, bảo đảm tính toàn diện, thống nhất của hệ thống pháp luật
Mặc dù chủ yếu được đề cập trong BLTTHS, việc hoàn thiện pháp luật cho phù hợp với tinh thần bảo vệ và thúc đẩy quyền của hai nhóm người bị hại và làm chứng đòi hỏi Nhà nước phải tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan. Muốn đồng bộ trong việc cải cách thúc đẩy và không bỏ sót quyền của những nhóm này cần bắt đầu từ các quy định có tính nguyên tắc về quyền con người trong Hiến pháp 2013 – văn bản pháp luật tối cao của đất nước. Hiện tại, BLTTHS mới được sửa đổi, bổ sung nên vấn đề tiếp tục sửa đổi các quy định của văn bản này chưa thể đặt ra trong thời gian một số năm tới, tuy nhiên, hoàn toàn có thể rà soát các quy định và bổ sung các nghị
định, thông tư có liên quan để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về quyền của người bị hại và người làm chứng.
3.1.4. Cần xác định rõ bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng trước hết là trách nhiệm của Nhà nước chứng trước hết là trách nhiệm của Nhà nước
Như đã đề cập ở chương I, quyền của người bị hại, người làm chứng là một quyền tự nhiên, cơ bản của con người. Vì thế bảo đảm và bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng trước hết thuộc về trách nhiệm của nhà nước.
Quan điểm trên phù hợp với quan điểm của các văn kiện về quyền con người của Liên hiệp quốc. Các văn kiện quốc tế đều đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của nhà nước trong việc tôn trọng, ghi nhận và bảo đảm thực hiện quyền con người trên thực tế. Mặc dù các văn kiện hướng dẫn bảo vệ người bị hại, người làm chứng của Liên hiệp quốc không phải là văn kiện mang giá trị pháp lý ràng buộc nhưng những nguyên tắc, định hướng và các quyền cơ bản của người bị hại, người làm chứng đã được pháp luật Việt Nam nội luật hóa khá đầy đủ và chi tiết.
Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng thể hiện ở việc nhà nước ban hành các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người bị hại, người làm chứng. Nội luật hóa các quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng là yêu cầu đầu tiên, sau đó là thành lập, củng cố các thiết chế để thực thi các quyền đó trên thực tế.
3.1.5. Cần xác định rõ bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng không chỉ là vấn đề nhân quyền mà còn là vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng không chỉ là vấn đề nhân quyền mà còn là vấn đề cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền
Quyền của người bị hại, người làm chứng gắn liền với hoạt động tư pháp, với các nguyên tắc của pháp quyền. Vì thế, từ cách tiếp cận rộng, bảo
vệ quyền của người bị hại, người làm chứng cũng chính là góp phần bảo vệ sự phát triển lành mạnh của hệ thống tư pháp và các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Một quốc gia nếu không quan tâm đến người bị hại, người làm chứng thì không thể có một nền tư pháp công bằng và một nền pháp quyền công minh.Hiện nay, nhà nước ta đang nỗ lực thực hiện cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp xã hội chủ nghĩa, vì thế, bảo đảm quyền của người bị hại, người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện các mục tiêu lớn đó.