Quyền của người làm chứng trong pháp luật hình sựViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị hại và người làm chứng trong luật nhân quyền quốc tế và luật hình sự việt nam (Trang 58 - 75)

2.1. Quyền của ngƣời bị hại và ngƣời làm chứng trong pháp luật

2.2.2. Quyền của người làm chứng trong pháp luật hình sựViệt Nam

Bộ luật TTHS 2003 thể hiện một điểm tiến bộ so với Bộ luật TTHS năm 1988 khi có những quy định về quyền nhân thân và quyền tài sản của người làm chứng. Trước đó, Bộ luật TTHS năm 1988 không có quy định về đảm bảo quyền của người làm chứng mà chỉ quy định nghĩa vụ của người làm chứng. Theo quy định của BLTTHS năm 1988, người làm chứng không được hưởng bất kỳ một quyền dân sự nào trong khi phần lớn những chủ thể tham gia tố tụng khác tùy theo mức độ đều được Bộ luật quy định quyền và những bảo đảm cho việc thực hiện quyền của họ trong tố tụng hình sự. Trong khi đó, Bộ luật TTHS 1988 quy định người làm chứng phải thực hiện một loạt các nghĩa vụ như: phải có mặt khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập và phải khai đúng sự thật, nếu khai báo gian dối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì có thể phải chịu chế tài hình sự và bị xử lý theo pháp luật. Sự “phân biệt đối xử” này trái với nguyên tắc “tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân” quy định tại điều 3 BLTTHS năm 1988.

Điểm tiến bộ cụ thể của Bộ luật TTHS năm 2003 là đã bổ sung một loạt quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự, điều mà không thể tìm thấy trong Bộ luật TTHS năm 1988 bao gồm các quyền: quyền được bảo vệ về nhân thân và tài sản; quyền được khiếu nại; quyền được thanh toán chi phí khi đi làm chứng. Việc bổ sung trong BLTTHS 2003 những quy định về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng trong tố tụng hình sự đã đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, người làm chứng tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, trước hết với tư cách là một con người, đồng thời là người tham gia đảm bảo công lý, nên họ xứng đáng được hưởng các quyền dân sự và được pháp luật hình sự bảo đảm các quyền con người, quyền công dân của họ được thực thi trên thực tế. Điều này cũng để đáp ứng những cam kết của Việt Nam khi gia nhập và phê chuẩn các công ước quốc tế, thể hiện sự tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam và các quy phạm pháp luật hình sự quốc tế về quyền con người.

- Thứ hai, tuy pháp luật quy định nhiều nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự nhưng theo ý nghĩa nguyên thủy của chứng cứ thì có hai loại chứng cứ quan trọng đó là vật chứng và người làm chứng (người làm chứng). Người làm chứng có vị trí, vai trò đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình chứng minh tội phạm, đôi khi lời khai của họ còn có tác dụng hơn cả vật chứng trong quá trình điều tra tội phạm. Do đó việc bảo đảm pháp luật các quyền tố tụng của người làm chứng sẽ góp phần giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật của vụ án hình sự một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ.

Khoản 3 Điều 55 BLTTHS 2003 quy định về các quyền của người làm chứng, bao gồm:

a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật [38, Điều 55].

Những quy định nêu trên trong Điều 55 Bộ luật TTHS 2003 cơ bản được kế thừa, chỉ có một vài sửa đổi nhỏ trong Bộ luật TTHS 2015. Cụ thể:

Theo Khoản 3 Điều 66 BLTTHS 2015, người làm chứng có quyền: a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bi ̣ đe do ̣a;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật [39].

Bên cạnh các quy định nêu trên, BLTTHS 2003 hiện hành cũng có quy định nêu rõ, người làm chứng cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật. Quy định về quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản của người làm chứng là một trong những quy định cốt lõi về quyền của người làm chứng nói riêng và quyền con người nói chung. Việc ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện góc nhìn tiến bộ của nhà làm luật cũng như thể hiện sự tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam với pháp luật hình sự tiến bộ trên thế giới cũng như các quy định về quyền con người trên thế giới.

Quyền của người làm chứng còn được cụ thể hoá trong một số văn bản pháp quy của nước ta. Cụ thể như sau:

- Về quyền được bảo đảm về vật chất của người làm chứng: Pháp lệnh số 02/2012/UBTVQH13 về chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trọng tố tụng quy định: Chi phí cho người làm chứng là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người làm chứng, tính căn cứ vào pháp lệnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chi phí này được lấy từ kinh phí hoạt động hàng năm của cơ quan tiến hành tố tụng. Chi phí cho người làm chứng gồm: chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng; chi phí đi lại, chi phí lưu trú và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. Đây là mức tạm ứng chi phí cho người làm chứng.

- Về quyền đối xử nhân đạo với người làm chứng: Thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người làm chứng vì bị đe dọa và sợ bị trả thù nên vắng mặt tại buổi xét xử hoặc thay đổi lời khai, không giám tố giác tội phạm. Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã có những quy định về dẫn giải người làm chứng. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định, khi dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, công an không được khóa tay, xích chân người làm chứng. Khi đến nơi xét xử, đưa người làm chứng vào khu vực riêng và chỉ đưa người làm chứng ra trước Tòa án khi có yêu cầu của Hội đồng xét xử. Trường hợp người làm chứng ở xa nơi xét xử, thời gian dẫn giải phải qua đêm thì trước khi dẫn giải, đơn vị Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp phải trao đổi thống nhất với Tòa án về việc bố trí phương tiện dẫn giải, nơi ăn, nghỉ cho người làm chứng.

- Về quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, tinh thần: Theo pháp luật hiện hành, khi có yêu cầu của người làm chứng về việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, tinh thần, cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện và bảo đảm cho việc thực hiện quyền của người làm chứng không chỉ trong thời gian làm

chứng về một vụ án hình sự cụ thể mà trong cả cuộc sống của người làm chứng sau khi vụ án hình sự đó đã được giải quyết.

Thực trạng thực thi quyền của người làm chứng

Mặc dù pháp luật hình sự Việt Nam đã có những quy định bảo đảm quyền của người làm chứng, tuy nhiên việc áp dụng pháp luật hiện này vẫn còn bất cập, chưa thống nhất nên còn xảy ra nhiều trường hợp ảnh hưởng đến quyền của nhóm này. Thực trạng thực thi quyền của người làm chứng trong tố tụng hình sự nước ta còn yếu và còn thiếu. Đòi hỏi cần phải có những cải cách kịp thời của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự để phù hợp với những đóng góp của người làm chứng trong vụ án hình sự, để họ yên tâm góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới của đất nước.

Thứ nhất: Khuôn khổ pháp luật hiện hành về tố tụng hình sự của nước ta vẫn chưa thật sự đảm bảo cho người làm chứng quyền tranh tụng dân chủ trong tố tụng hình sự. Điều đó thể hiện ở có sự “phân biệt đối xử” trong việc quy định về quyền và bảo đảm quyền của người làm chứng so với những người tham gia tố tụng khác. Có thể liệt kê một số quyền mà người làm chứng không được hưởng (trong khi những người tiến hành tố tụng khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự đều có), như: (i) Quyền được đề nghị trưng cầu giám định để xác định mức độ hạn chế về tâm thần và thể chất của mình; (ii) Quyền được mời những người giúp đỡ đối với những người làm chứng có hạn chế về thể chất (như bị câm, điếc); (iii) Quyền được mời và thay đổi người giám hộ cho mình (đối với người làm chứng là người chưa thành niên); (iv) Quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; (v) Quyền được cấp bản sao bản án, được cấp các văn bản tố tụng như biên bản kết luận giám định; (vi) Quyền được xem biên bản phiên tòa; (vii) Quyền được nhận bản án (viii) Quyền kháng cáo...

Cơ sở lý luận và tiễn để bổ sung cho người làm chứng một số quyền nêu trên trong tố tụng hình sự như sau:

– Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng: Một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự là phải đảm bảo sự vô tư, khách quan của những người tiến hành tố tụng. Để bảo đảm nguyên tắc này, người làm chứng cũng cần được quy định quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng. Vì luật không quy định quyền của người làm chứng được mời luật sư tham gia trong hoạt động làm chứng, do đó chỉ người làm chứng mới biết được người tiến hành tố tụng có thật sự khách quan, vô tư trong khi lấy lời khai hay không. Những hành vi biểu hiện sự không vô tư khách quan thường xảy ra là: hỏi người làm chứng có tính chất gợi ý, người làm chứng biết nhiều thì không hỏi hoặc hỏi qua loa, người làm chứng không biết rõ và có thể đưa ra ý kiến phù hợp với hướng điều tra thì lại được hỏi nhiều. Như vậy, việc bổ sung quyền này cho người làm chứng đồng thời cũng là biện pháp đề cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Quyền được tham gia đối đáp trước toà: Theo quy định hiện hành thì chỉ những người sau được tham gia đối đáp trước toà: Bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày những ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình; Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến. Thực tiễn cho thấy, kể cả trong các phiên tòa hình sự đông người làm chứng cũng không có người làm chứng nào được tham gia đối đáp, trong khi họ có ý kiến khác nhau về vụ việc. Như vậy, việc thừa nhận quyền của người làm chứmg tham gia đối đáp sẽ góp phần làm sáng tỏ lời chứng nào là gần với sự thật khách quan nhất. Điều này rất quan trọng vì trong khoa học luật hình sự, lời khai của người làm chứng là chứng cứ mềm. Lời khai này có đặc điểm thường dễ bị lôi kéo, thay đổi và hiểu sai. Trong khi đó, trong các nguồn chứng cứ thì lời khai của người

làm chứng, đặc biệt là người làm chứng “sống” tại phiên tòa luôn được coi là một loại chứng cứ đáng kể nhất, vì những gì mà người làm chứng nói có thể làm tăng giá trị buộc tội hoặc gỡ tội hơn bất cứ loại chứng cứ nào. Nếu lời khai của người làm chứng mà sai thì dẫn tới sự kết tội cho bị cáo một cách bất công, vì vậy trong trường hợp có nhiều người làm chứng đưa ra các lời khai mâu thuẫn (người này đưa lời khai có tính chất “buộc tội”, trong khi người khác đưa lời khai có tính chất “gỡ tội”) thì việc cho những người làm chứng tham gia đối đáp là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án.

- Quyền đưa ra ý kiến để tranh luận: Theo quy định hiện hành, trong tranh tụng chỉ có những người sau đây được tham gia tranh tụng theo thứ tự: Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến. Thực tế cho thấy, để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong tố tụng hình sự, để cho các cuộc tranh tụng hình sự thực sự dân chủ, nên quy định quyền của người làm chứng đưa ra ý kiến khẳng định bảo vệ quan điểm về ý kiến của họ hoặc thay đổi lời trình bày của họ liên quan đến những gì họ biết về vụ án. Quy định này là cần thiết khi luật quy định quyền của mọi công dân đều có thể trở thành người làm chứng và sự tham gia tranh tụng cũng là một biện pháp để chứng minh họ đã khai báo trung thực với cơ quan tiến hành tố tụng mà không phải vì bất kỳ sự chi phối hay mưu cầu lợi ích cá nhân nào, bởi nếu không họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về việc cố tình khai báo gian dối theo quy định của Bộ luật hình sự.

BLTTHS 2015 có ghi nhận nhưng không rõ nét việc tham gia tranh luận trong phiên tòa của người làm chứng mà chỉ quy định chung bị cáo,

người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có t ội, chứ ng cứ xác đi ̣nh vô t ội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra đề nghị của mình [39, Điều 322].

- Quyền được đọc và yêu cầu sửa đổi bổ sung biên bản phiên tòa. Theo quy định hiện hành chỉ những người sau đây được đọc biên bản phiên toà: Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, ngơười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hoặc đại diện hợp pháp của những người đó được xem biên bản phiên toà, có yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận. Trong thực tế nhiều bản án đã trích dẫn sai ý kiến của người làm chứng. Điều này là bởi việc yêu cầu sửa đổi bổ sung chủ yếu do đề nghị của luật sư bào chữa cho bị cáo hay bảo vệ quyền lợi cho đương sự, còn chính bản thân người làm chứng lại không có quyền này. Để xóa bỏ tình trạng các biên bản phiên tòa bị thư ký ghi chép không chính xác, đôi khi trở thành bất lợi cho bị cáo, cần bổ sung cho người làm chứng được quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị hại và người làm chứng trong luật nhân quyền quốc tế và luật hình sự việt nam (Trang 58 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)