3.2. Các giải pháp thúc đẩy quyền của ngƣời bị hại và ngƣời làm
3.2.2. Các giải pháp thúc đẩy quyền của người làm chứng
Thứ nhất, BLTTHS hiện hành quy định người làm chứng có quyền: “yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng”. Bộ luật tố tụng hiện hành không có quy định cụ thể nào mà chỉ dừng lại ở việc ghi nhận những quyền liên quan đến sức khỏe tính mạng cơ bản
này, đến BLTTHS 2015, việc có một chương Chương XXXIV – Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác là bước đi lớn nhằm cụ thể hóa và góp phần thi hành quyền của người làm chứng trong thực tế. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ đó là cơ quan điều tra của công an nhân dân và quân đội nhân dân cùng cấp với đang giải quyết vụ án hình sự đó, những người này cũng là lực lượng tiến hành tố tụng trong vụ án đó, để đảm bảo việc công minh và khách quan cũng như đảm bảo tuyệt đối quyền của người làm chứng cần thiết phải bổ sung quy định về cơ quan hoặc tổ chức chuyên trách bảo vệ, trợ giúp người làm chứng.
Nhà nước cũng nên nghiên cứu thành lập hoặc giao cho một cơ quan chuyên trách bảo vệ người làm chứng (và có thể cả người bị hại và một số người tham gia tố tụng khác như người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này). Sự chuyên trách là một hình thức thực thi hiệu quả những cam kết bảo vệ, tôn trọng quyền con người của những nhóm đối tượng này trong tố tụng hình sự.
Thứ hai, Nhà nước cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng giữa người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự như người bị hại hay bị can, bị cáo bằng việc bổ sung thêm quyền trong quá trình tham gia tố tụng của người bị hại như quyền được đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; Quyền được cấp bản sao bản án; Quyền được kháng cáo….
Thứ ba, cũng cần sửa đổi bổ sung quy định về các trình tự tố tụng ưu tiên với người làm chứng chưa thành niên nhằm bảo vệ họ tránh phải đối mặt trực tiếp với tội phạm. Đồng thời cũng cần bổ sung quy định phân loại các độ tuổi của người làm chứng chưa thành niên, quy định xem xét đến điều kiện sinh sống giáo dục, khả năng nhận thức và tâm lý của người chưa thành niên ở các mốc tuổi khác nhau để có sự phân hoá phù hợp. Ngoài ra, cần có quy
định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng của người làm chứng là trẻ em, ví dụ: họ được quyền như người làm chứng cũng được thanh toán chi phí đi lại và các thu nhập khác trong thời gian giám hộ cho người thân khi tham gia hoạt động tố tụng.
Thứ tư, Nhà nước nên nghiên cứu xây dựng một cơ chế đặc biệt để cung cấp những dịch vụ hỗ trợ cho người làm chứng, như hỗ trợ về y tế, tâm lý hoặc xã hội trong trường hợp người làm chứng bị những ám ảnh, lo sợ sau khi chứng kiến hành vi phạm tội.
Thứ năm, Nhà nước nên đầu tư kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng các phương tiện ghi âm ghi hình hiện đại để phục vụ cho công tác lấy lời khai của người làm chứng trong các trường hợp đặc biệt hoặc người làm chứng là người chưa thành niên vừa góp phần bảo vệ người làm chứng vừa đạt hiệu quả trong công tác đấu tranh với tội phạm.
Thứ sáu, bên cạnh việc sửa đổi bổ sung những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của người làm chứng, Nhà nước cũng nên sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, cũng như các cơ quan bổ trợ tư pháp chính như hàng ngũ luật sư, giám định… Chỉ khi có cải cách đồng bộ và toàn diện như vậy thì mới có thể bảo đảm chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, vì chính họ là những người có nghĩa vụ thực thi các quyền của người tham gia tố tụng mà trong đó có người làm chứng.
Thứ bẩy, quyền miễn trừ làm chứng bao hàm quyền im lặng tức là không trình bày lời khai về bất kỳ tình tiết sự kiện nào của vụ án khi thấy lời khai của mình có thể được sử dụng để truy cứu TNHS đối với bản thân mình
hoặc đối với người thn của mình. Quyền miễn trừ làm chứng được thừa nhận không phải chỉ vì lợi ích của người làm chứng mà còn vì mục đích thực hiện tổng thể các quyền tự do dân chủ - một trong những tiền đề cần thiết và quan trọng bảo đảm một cách hiện thực vấn đề quyền con người trong TTHS. Quyền miễn trừ làm chứng đồng nghĩa là bảo đảm quyền về nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm đời tư của công dân trong lĩnh vực TTHS. Quy định về quyền miễn trừ làm chứng làm một quy định mang tính nhân văn sâu sắc được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966 của Liên hiệp quốc cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia tiến bộ trên thế giới. Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện hành đã không quy định hành vi không tố giác tội phạm của những người là ông bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng của kẻ phạm tội là hành vi tội phạm (trừ trường hợp không tố giác tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng). Quyền này đã từng được ghi nhận trong BLTTHS 1988 nhưng bị bỏ qua trong BLTTHS 2003. Do đó, Nhà nước nên tái ghi nhận quy định này trong tố tụng hình sự của nước ta. Nên quy định cụ thể các trường hợp nào người làm chứng được miễn trừ trách nhiệm hình sự khi từ chối khai báo.
Thứ tám, những lời khai của người làm chứng phản ánh sự thật khách quan, khi tham gia tố tụng người làm chứng là một chủ thể thứ ba khá công tâm và khách quan bên cạnh bị cáo và người bị hại, do đó, pháp luật tố tụng hình sự nên tăng thêm một số quyền cho họ như một cách trao quyền giám sát việc giải quyết vụ án có đúng với sự thật khách quan mà họ chứng kiến hay không. Các quyền đó là quyền được nhận bản kết luận điều tra, cáo trạng, bán ản và quyền khiếu nại các văn bản tố tụng này nếu thấy các văn bản này chưa đúng với sự thật khách quan, quyền được tham gia tranh tụng tại phiên tòa…